Điện thoại hỗ trợ: 083.8462646

SÁCH PHẬT GIÁO

Hiển thị 85–96 của 128 kết quả

  • Bán hết

    Trí tuệ phân biệt thiện ác

    40,000 

    Sách song ngữ Việt-Anh

    TRÍ TUỆ PHÂN BIỆT THIỆN ÁC

    Có người nói” Tôi tu chỉ cần tâm thanh tịnh, không thiện, không ác”. Hiểu như thế rất sai. Vì sao vậy? Vì tâm thanh tịnh là kết quả của một nội tâm thuần thiện. Người có được tâm thuần thiện rồi mới có được thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh rồi, dĩ nhiên ta không nghĩ thiện, không nghĩ ác, nhưng cái gốc của nó vốn là điều thiện.
    Nên chúng ta cần nhớ: CÓ THIỆN MỚI CÓ TÂM THANH TỊNH.
    Tuy nhiên, dù làm được rất nhiều điều thiện nhưng đừng chủ quan, bởi kiết sử vẫn chưa hề hết, những ích kỉ, hơn thua, tham lam, sân hận cực kỳ vi tế vẫn còn tiềm ẩn trong tâm. Chỉ cần ta chủ quan thì thất bại, đổ vỡ đã trực chờ ngay trước mặt. Ví dụ: ta làm việc từ thiện rất nhiều, giúp người, giúp đời, bố thí người này, giúp đỡ người kia… thì đừng vội nghĩ rằng: “Do tôi làm điều thiện nhiều quá, nên tôi không còn là người xấu nữa”. Mà chúng ta phải hiểu rằng: ngày nào mình chưa thành Phật thì những mầm mống của ích kỉ xấu xa chưa hết. Mặc dù có thể nó rất yếu, nhưng nó vẫn còn tồn tại, và chỉ cần ta sơ hở, chủ quan, tự mãn một chút thôi là những kiết sử đó sẵn sàng nổi lên chi phối tâm hồn ta, sai khiến ta làm những điều sai trái, làm ta xấu xa trở lại liền.

    ĐIỀU THIỆN VĨ ĐẠI KHÔNG GÌ BẰNG LÀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO CON NGƯỜI
    Người tu sĩ tu hành chân chính là đem cả cuộc đời mình ươm mầm đạo đức, nên ta hiểu vì sao các vị nhận được sự quý kính từ mọi người. Nếu nhìn một tu sĩ mà ta thấy vị đó tuy hiền lành, thâm trầm, lặng lẽ, nhưng khi cần, dù chỉ một, hai lời cũng có thể dạy cho ta đạo lý thì ta vẫn phải cúi đầu đảnh lễ. Bởi vì chư Tăng Ni chuyên tâm vào điều thiện rất lớn là dạy đạo đức cho con người.
    Nhưng đáng tiếc nếu như hiểu không tới, nếu tu sĩ chỉ chuyên tâm làm việc từ thiện như cứu trợ xóm nghèo này, cứu trợ xóm nghèo kia rồi đăng báo, lên mạng… mà quên tu, quên mất nhiệm vụ chính của mình là dạy đạo đức cho con người thì đó là điều thiện cạn. Cứu trợ từ thiện là một việc rất tốt, nhưng phải nhớ rằng nhiệm vụ chính của người tu sĩ là chịu trách nhiệm về đạo đức và tâm linh cho xã hội. Đó mới là điều thiện tạo ra phước rất lớn.
    Trong Kinh có câu chuyện: Một người ngoại đạo hỏi Đức Phật: “Nếu chúng tôi không tu theo đạo Phật, thì khi chết, chúng tôi có được sinh lên cõi Trời không?” Đức Phật trả lời: “Trong chín mươi mốt kiếp qua, từ hồi tạo thiên lập địa tới bây giờ, ta không thấy một người ngoại đạo nào được sinh lên cõi Trời, trừ một hạng người – đó là người thường hay tuyên giảng về Nhân Quả Nghiệp Báo”.
    Ý của Phật trong câu chuyện này là người nào hay nhắc nhở người khác về luật Nhân Quả Nghiệp Báo, người đó sẽ được phước rất lớn. Vì vậy, từ đây ta phải luôn luôn nhắc nhở người khác về nhân quả. Nếu ta không nói được thì nhờ người khác nói, hoặc tặng sách, tặng băng đĩa về nhân quả. Như vậy, cũng có nghĩa là ta đã giáo hóa được người khác. Đó là một điều thiện lớn.

    -trích từ sách TRÍ TUỆ PHÂN BIỆT THIỆN ÁC-

  • Bán hết

    Đi giữa bấp bênh

    35,000 

    Trước giờ ta cứ tưởng có một cái gì đó ổn định để ta dựa vào mà sống. Nhưng khi càng sống thì ta mới càng hiểu ra một điều: Thế giới này không có một điểm nào thật sự chắc chắn để ta nương tựa. Cuộc đời này luôn có sự bấp bênh, mong manh trong mọi điều. Vì vậy nếu ta tưởng rằng có một điểm tựa nào bền vững dài lâu rồi ỷ lại vào đó thì không bao lâu sau ta sẽ mất nó. Bất cứ điều gì khiến ta ỷ lại đều làm phát sinh một tâm lý bất thiện là kiêu mạn, chính sự kiêu mạn này làm chúng ta đổ vỡ tất cả.

    Vậy đâu mới là chỗ dựa thật sự để ta đi qua sự bấp bênh? Nhân quả tội phúc chính là chỗ dựa của ta. Nghĩa là, chính ta gieo được những nhân lành thì ta mới hưởng được sự an vui, hạnh phúc, thành công. Tuy nhiên, nếu ta tưởng rằng cái phước đó sẽ bền vững mãi với mình một cách tự nhiên mà ta không cần tạo thêm nữa, thì phước đó cũng mất và sẽ biến thành họa. Rõ ràng là ta không được chủ quan với bất cứ điều gì.

    Sống trên đời là đi giữa sự bấp bênh, cứ hiểu vậy mà đi, mà sống, không ỷ lại, luôn luôn cố gắng hoàn thiện đạo đức của bản thân, để từng ngày trôi qua ta luôn cố gắng bồi tạo công đức lành, để từng ngày trôi qua ta luôn cố gắng bắt chân ngồi thiền, buông xả hết tất cả, buông hết những phiền động, buông hết những suy nghĩ của mình, buông hết tất cả mọi sự chấp trước. Và, đừng bao giờ ta để bị một cảm giác an ổn đánh lừa, ru ngủ ta.

  • Bán hết

    Nhìn vào vũ trụ

    50,000 
    5.00 out of 5

    Bản đọc đầy đủ có tại App Pháp Quang: https://apps.congtyphapquang.vn/bookpreview/cHFib29raWQ6MzEw

    NHÌN VÀO VŨ TRỤ

    Vũ trụ có đơn thuần là vật chất, là năng lượng, là không gian mênh mông, là thời gian vô tận hay không – hay còn những yếu tố bí ẩn nào khác nữa?
    Và cuối cùng, vũ trụ bắt đầu từ đâu?
    Con người chưa bao giờ thôi khát khao truy tìm nguồn gốc của muôn loài vạn vật. Tuy nhiên, từ niềm tin về một Thượng đế sáng tạo ra trời đất cho đến niềm tin về một vụ nổ ban đầu khiến vũ trụ hình thành (thuyết BigBang)… tất cả đều chỉ luẩn quẩn trong những gì “mắt-thấy”. Mà “CHÂN LÝ THÌ KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỀU MẮT TA NHÌN THẤY, MÀ LÀ ĐIỀU TRÍ TUỆ TA PHÁT HIỆN RA”.
    Vào năm 1963 một nhà thiên văn đã phát hiện ra một đám mây khí hydro khổng lồ đang tăng tốc và có thể sẽ va chạm với dải Ngân hà. Đám mây hydro tên “Đám mây của Smith” (Smith’s Cloud) có thể tạo ra cả một cảnh tượng pháo hoa ngoạn mục khi va đập với dải Thiên hà trong vòng 20 – 40 triệu năm tới. Nó có thể “sinh ra hàng triệu ngôi sao như mặt trời, khởi đầu cho sự bùng nổ những ngôi sao mới trong dải Ngân hà…”.
    (Theo BBC News)
    Những đám mây khí hydro xa xôi đó thật sự đã đóng góp như thế nào vào sự hình thành vũ trụ? Câu trả lời sẽ có trong cuốn “NHÌN VỀ VŨ TRỤ”. Cuốn sách còn hé mở cái nhìn độc đáo về các định luật, những bí ẩn muôn đời: lực hấp dẫn, sóng hấp dẫn là gì, các thiên thể, những hố đen được hình thành ra sao, làm sao để phá trọng lực… Tất cả đều sẽ khiến bạn ngạc nhiên về sự uyên thâm đặc biệt của một nhà tu hành.
    Tuy nhiên, cuốn “Nhìn về vũ trụ” này không dành cho những ai mê đắm trong niềm tin Thần quyền, rằng có một Thượng Đế đã tạo ra tất cả. Cuốn sách này cũng không dành cho những ai khư khư với “chủ nghĩa hẹp hòi”, tức là chỉ chấp nhận những gì mắt thấy tai nghe hoặc những gì khoa học đã chứng minh được, còn lại phủ nhận tất cả.
    Cuốn “Nhìn về vũ trụ” dành cho những ai có khao khát đi tìm chân lý, có dũng cảm dám rũ bỏ những niềm tin cố hữu của mình.
    Cuối cùng, xin kết lại bằng trích đoạn sau trong cuốn sách:
    “Nếu so với kích thước của vũ trụ thì chúng ta chưa là một hạt bụi. Nhưng có một điều đáng quý là chúng ta có thể đạt được sự giác ngộ. Nếu chúng ta tinh tấn tu hành thì sẽ giác ngộ để trở thành cả vũ trụ. Như vậy, từ cái không đáng là một hạt bụi, nhưng nếu có sự giác ngộ thì giá trị nhỏ bé đó sẽ trở thành tuyệt đối. Nếu không có giá trị của sự giác ngộ trong tâm hồn, mà tâm ta chỉ toàn những hơn thua – tham – sân si, thì sự thật chúng ta chưa đáng là một hạt bụi. Chúng ta phải hiểu điều này. Sự tồn tại và xuất hiện của mình thực sự không ảnh hưởng tới vũ trụ vì vũ trụ lớn quá ngoài sức tưởng tượng của con người”…
  • Đạo Phật và Xã Hội (bộ gồm 3 cuốn)

    335,000 

    THIỆN ÁC Ở KIẾP TRƯỚC ĐÃ QUY ĐỊNH CHO ĐỜI SỐNG KHỔ VUI Ở KIẾP NÀY.
    Thật vậy, trong cuộc đời mỗi người, sự êm xuôi thành công hay lận đận thất bại mà họ phải nếm trải đều có nguyên nhân sâu xa từ nghiệp quá khứ. Nghiệp nhân thiện ác kiếp trước đã quy định cho đời sống khổ vui ở kiếp hiện tại. Tuy nhiên, “định mệnh” đó vẫn có thể được xoay chuyển phần nào trong chính kiếp sống này.
    Ví dụ, một người đời trước chỉ tạo đủ phước để đời này được làm thư ký trong một công ty nhỏ. Không ngờ kiếp này lúc khoảng 7-8 tuổi người này có duyên gặp được Phật Pháp và được dạy dỗ về nhân quả. Thế là đứa bé dù mới 8 tuổi nhưng đã biết kính trọng người lớn, siêng năng làm từng việc phước nhỏ, hiếu kính ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô, tử tế với bạn bè…Cứ như vậy, đến mười mấy năm sau, đứa trẻ lúc này là một người trưởng thành đã tích lũy được nguồn phước tương đối. Đến lúc phải đi làm, tuy vẫn ở vị trí thư ký nhưng không dừng ngang ở đó, nghề nghiệp tự nhiên được phát triển hơn, thăng tiến hơn, cơ hội thành công tốt hơn.

    CÀNG CỰC KHỔ GÁNH VÁC NHIỀU TRÁCH NHIỆM THÌ CUỘC ĐỜI TA CÀNG TRÀN ĐẦY HẠNH PHÚC
    Ví dụ, có một người sống sung sướng, trong một đời họ đi làm lo cho gia đình chỉ có năm năm. Những năm còn lại tự nhiên phước tới không phải đi làm nữa. Họ sống nhàn tới già luôn. Nếu người đó không biết đạo, họ sẽ nghĩ cuộc đời họ may mắn. Nhưng một ngày nào đó, năm sáu mươi lăm tuổi họ biết đạo, họ chống gậy đến chùa nghe giảng, rồi từ từ hiểu nhân quả, hiểu được lòng từ bi, hiểu được đạo lý cao siêu trong Phật Pháp. Bắt đầu họ thấy được cuộc đời họ không có ý nghĩa lắm. Họ buồn vì đã không đóng góp được nhiều mà chỉ có hưởng thụ.
    Còn có người vất vả cả đời. Ví dụ, một người đến sáu mươi tuổi về hưu, mà người này bảy mươi tuổi vẫn còn làm được nhiều việc có lợi cho cuộc đời, cho gia đình, cho xã hội, cho xóm giềng, cho Phật Pháp. Người này sẽ vui vì cảm thấy cuộc sống mình có ý nghĩa. Đó là niềm vui tinh thần, chứ chúng ta chưa nói đến phước báu là về già được an vui sung sướng.
    Nghĩa là khi chúng ta cực khổ, tận tụy lo cho người khác nhiều chừng nào, thì ta có cái tâm lý yên vui, mãn nguyện lúc chúng ta lớn tuổi nhiều chừng nấy. Còn nếu lúc trẻ chỉ hưởng thụ, không làm được gì nhiều cho cuộc đời, lúc già sẽ cảm thấy trống trải vô nghĩa, hụt hẫng, hoang mang, không có hướng đi… Đây là một tâm lý có thật.
    Cho nên, chúng ta hãy sống xứng đáng trong giai đoạn phải gánh vác trách nhiệm với cuộc đời, gia đình, đất nước và cả đạo pháp, thì lúc già niềm vui tràn ngập. Nếu chúng ta để thời gian gánh vác qua đi mà không làm được gì nhiều thì sau này sẽ thấy hối tiếc.
    Nếu nhìn vào mặt người già và thấy họ mờ mịt không hướng đi, hụt hẫng, chán chường vì cảm thấy đời trống rỗng vô vị, ta có thể phần nào đoán được rằng người đó lúc trẻ đã thụ hưởng quá nhiều.
    Vì thế từ bây giờ chúng ta hãy chấp nhận cực nhọc mà sống xứng đáng trong giai đoạn mình đang cưu mang nhiều trách nhiệm. Hãy gánh vác nhiều hơn điều mà cuộc đời đòi hỏi. Gia đình, xã hội, đất nước, đạo pháp chỉ yêu cầu một, nhưng hãy cố gắng tận tâm, tận lực để đóng góp gấp đôi. Được như vậy, mấy chục năm sau, niềm hỷ lạc sẽ ngập tràn tâm hồn và cuộc sống mỗi người.

    DẠY CON LÀM PHƯỚC TỪ THỜI NIÊN THIẾU
    Phước ảnh hưởng thời niên thiếu rất nhiều. Nên thời niên thiếu là thời gian chuẩn bị công đức cho thời trưởng thành.
    Ví dụ, một người đã qua thời niên thiếu, lớn lên phải đi làm nuôi bản thân, nuôi gia đình và đóng góp công sức xây dựng xã hội. Nếu người có phước thì thành đạt, không phước thì vất vả. Đó là nhân quả công bằng.
    Vì lý do này mà chúng tôi thường xuyên khuyên các bậc cha mẹ phải biết tạo điều kiện cho con làm điều phúc thiện. Đừng để con hưởng thụ mọi điều sung sướng, bởi sự hưởng thụ luôn đốt dần cái phước của chúng. Khi phước hết, đến lúc phải bước ra bươn chải với đời, chúng sẽ không có nhiều cơ hội may mắn. Cha mẹ thương con phải thương trong đạo lý mới là khôn ngoan.
    Nhiều bậc cha mẹ đã cho con mình hưởng thụ quá sớm. Khi đứa trẻ đòi hỏi có được chiếc xe gắn máy phân khối lớn hoặc chiếc áo hàng hiệu mắc tiền, họ sẵn sàng chi tiền ra sắm sửa cho con. Họ không biết rằng qua nhiều lần như vậy, chính mình đang đẩy con vào chỗ hết phước.
    Chúng tôi gặp một người như vậy. Gặp lúc anh đang sửa xe đạp, anh kể chuyện quá khứ. Năm mười chín tuổi, anh đã có xe hơi, nhà anh rất giàu, anh đã từng sống rất sung sướng. Còn hiện giờ làm thợ sửa xe. Từ bé đến lớn, anh đã được cung phụng quá nhiều mà không hề gây tạo thêm phước.
    Nếu cha mẹ anh biết được nhân quả, thay vì để con thụ hưởng, họ sẽ hướng dẫn con sống đời vị tha và siêng năng phụng sự. Các bậc cha mẹ hãy suy nghĩ rằng nếu mình thất cơ lỡ vận rồi không còn tiền để chu cấp cho con, hoặc ta không may mất sớm, những đứa con cũng đã hưởng cạn cái phước của chúng thì cuộc đời chúng sẽ đi về đâu? Vì thế, việc tìm mọi cơ hội để cho con làm phước là trí tuệ của những bậc cha mẹ.
    Cơ hội để làm phước là gì? Ví dụ trước khi cho con số tiền quà sáng trong tháng, một người cha nói với đứa con: “Cha thấy báo chí có đăng những bài viết về các trường hợp neo đơn, mồ côi cần được giúp đỡ, hoặc trường hợp những chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc nhưng gia đình các chú rất khó khăn. Tháng này cha sẽ cho con 300 nghìn đồng, con nghĩ có nên trích bớt tiền để giúp đỡ họ hay không?” Anh gợi ý để con mình tự phát tâm làm phước bằng số tiền của nó. Suy nghĩ một lát, đứa trẻ đồng ý trích bớt 50 nghìn. Tiếp theo, anh khuyến khích trẻ tự bỏ tiền vào bao thư gửi đến tòa soạn nhờ chuyển tiền đi. Như vậy, cha mẹ sẽ phải vất vả một chút khi giải thích, thuyết phục, bản thân trẻ cũng phải hy sinh nhịn đi chút ít quà vặt, nhưng tâm hồn chúng sẽ được xây cho thuần lương hơn.
    Sự vị tha này phải được huân tập dần dần. Ban đầu, ta tập cho trẻ nhường cho người anh em mẩu bánh mì, tiếp đến trích bớt 50 nghìn đồng tiền quà sáng dành tặng người nghèo khó neo đơn… thì khi lớn lên chúng mới dám ngắt ra năm, bảy mươi triệu để làm phước.
    Khi trẻ đã có thói quen san sẻ quyền lợi của mình cho những người khó khăn, ta có thể yên tâm rằng tâm hồn và cả cuộc sống của chúng cũng sẽ tốt lên dần dần, không chỉ kiếp này mà còn kéo dài qua đến những kiếp sau. Đó là cách dạy con của bậc cha mẹ khôn ngoan. Có lúc họ nghiêm khắc dùng đòn roi, có khi kiên nhẫn gợi ý, thuyết phục để trẻ tự phát tâm hành thiện.

    SỰ BẬN TÂM VÔ ÍCH LÀM CHÚNG TA HAO TỔN THỜI GIAN, SỨC LỰC VÀ PHƯỚC LÀNH
    Thay vì phụng dưỡng cha mẹ, họ lao vào những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng. Những nỗi lo “sai địa chỉ” như thế làm chính họ bị động tâm vô ích, sau đó tổn phước rồi mất dần giá trị.
    Hoặc có người quanh năm dành dụm tích góp tiền bạc, hễ được một khoản kha khá, họ sẽ chi vào những chuyến du lịch. Khuynh hướng này xuất phát từ phương Tây. Thật ra việc thay đổi môi trường sống, thăm thú cảnh đẹp cũng là nhu cầu chính đáng của con người. Tuy nhiên, ta sẽ tổn phước nếu đổ tiền của vào đó một cách quá độ. Người Phật tử không nên làm điều gì chỉ vì thỏa mãn sở thích cá nhân. Trong cuộc đời mình, hãy dành tiền bạc, thời gian, sức lực cho những chuyến đi cần thiết và mang lại lợi lạc cho con người.
    Báo Tuổi Trẻ từng đăng một bài viết của tác giả Nguyễn Cung Vệ Binh nói về những nghịch lý của thời đại. Ông cho rằng chúng ta giành giật nhiều hơn nhưng lại có ít hơn; có những tòa nhà đồ sộ hơn nhưng gia đình lại bé nhỏ hơn; sở hữu nhiều hơn nhưng mất mát hơn về nhân cách. Hoặc con người có nhiều phương tiện giải trí hơn, nhưng niềm vui thật sự thì ít hơn. Những nghịch lý trên đều rất thấm thía.
    Hãy đừng dại dột lao vào những cuộc vui vô bổ, rồi cuộc đời mình mất giá trị và kém phước. Những người đàn ông thời trẻ đã ăn chơi quá nhiều, mấy chục năm sau sẽ rơi vào một tuổi già hoang mang, hụt hẫng mất hướng đi. Họ thấy cuộc đời sao trống rỗng và vô vị kỳ lạ. Bản thân họ cũng không còn giá trị, những đứa con, cháu nhìn vào tự nhiên thấy không thể tôn trọng. Không còn được ai nể trọng là dấu hiệu của người đã hết phước, bởi bao nhiêu năm sống trên đời họ đã đổ quá nhiều tâm, sức vào những điều phù phiếm vô nghĩa.
    Trích sách “Đạo Phật và xã hội”


    Công ty phát hành: Cty TNHH Văn Hóa Pháp Quang
    Tác giả: TT. TS Thích Chân Quang
    Giá bìa: 350.000 đồng

    Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP HCM
    Kích thước: 14,5 x 20,5 cm
    Loại bìa: Bìa cứng
    Số trang: Tập 1: 413, Tập 2: 430, Tập 3: 446

  • Nhân Quả Công Bằng

    80,000 

    Luật Nhân Quả là giáo lý căn bản nhất, quan trọng nhất của đạo Phật. Toàn bộ giáo lý của đạo Phật từ thấp đến cao, từ đạo làm người cho đến đạo làm Thánh đều đặt trên nền tảng của luật Nhân Quả.

    Luật Nhân Quả là một nguyên lý tự nhiên của vũ trụ, không do ai sáng tạo ra. Đức Phật là bậc Thánh vĩ đại nhất của mọi thời đại. Với cái nhìn xuyên suốt, với trí tuệ siêu việt của mình, Ngài đã tự khám phá và thấu rõ đường đi của luật Nhân Quả. Toàn bộ hệ thống giáo lý sâu sắc, tuyệt vời của đạo Phật đều đặt trên nền tảng của luật Nhân Quả Nghiệp Báo.

    Luật Nhân Quả là một quy luật khách quan, công bằng tuyệt đối của vũ trụ. Tất cả mọi việc xảy ra trong vũ trụ, trong thế giới, hoặc trong kiếp sống của mỗi con người đều có nguyên nhân, không hề là chuyện ngẫu nhiên xuất hiện. Những việc chúng ta làm ở hiện tại sẽ phát sinh kết quả ở thời gian sau, trong kiếp này hay kiếp khác. Nếu không nắm vững được luật Nhân Quả, chắc chắn chúng ta sẽ hiểu sai đạo Phật, dễ rơi vào mê tín và không ứng dụng được đạo lý tốt đẹp đó cho cuộc sống của mình.

    Vì lẽ đó, chúng ta cần hiểu rõ về luật Nhân Quả để biết cách giữ gìn, kiểm soát từng hành động, từng lời nói và ngay cả từng suy nghĩ của mình trong cuộc sống hàng ngày, để mỗi chúng sinh đều biết cách gieo nhân lành cho những kiếp mai sau.

    Nguyện tất cả chúng sinh đều hiểu rõ luật Nhân Quả để sống và thực hành theo định luật tự nhiên của vũ trụ, để cùng nhau đi trọn trên con đường của Phật đạo.


    TẠI SAO HIỀN LÀNH MÀ VẪN KHỐN KHỔ

    Ở một khía cạnh khác, ta đặt câu hỏi tại sao có những người hiền lành mà khốn khổ, người hung dữ sao lại giàu sang?
    Hiền lành có nhiều loại, đừng thấy ai hiền lành ta cũng đều cho là tốt. Có người hiền nhưng thụ động thờ ơ, không hại ai cũng chẳng bao giờ giúp ai thì người đó nghèo là đúng. Bị người ta chửi tạt vào mặt cũng chẳng thèm trả lời và không giận, thì đúng là hiền.
    Nhưng thấy người ta nằm giãy giụa sắp chết mà cứ đứng nhìn không giúp gì cả thì cũng là hiền, mà hiền như vậy sẽ phải gặp nhiều khốn đốn.
    Vậy thì, ta phải hiền như thế nào? Hiền nhưng phải tốt, phải giúp người. Nếu hiền mà thấy ta khổ không giúp, thờ ơ thụ động thì phải gặp nghèo khổ là đúng. Người hiền lành mà khi thấy người ta gặp hoạn nạn lại làm ngơ thì quả báo còn khủng khiếp hơn nữa. (Trích sách)
  • Phóng lao

    35,000 

    Thành ngữ Việt Nam có câu: “Lỡ phóng lao sẽ theo lao”.

    Mũi lao xé gió lao vun vút. Khi đã phóng lao, con người chấp nhận khởi động cuộc hành trình.

    Có những cây lao chúng ta đã phóng đi là phải theo nó mãi mãi, nhưng cũng có những cây lao mà chúng ta phải tiếc nuối từ bỏ, dù đã mất rất nhiều công sức.

    Nhưng, quyết định nên dừng lại hay tiếp tục theo lao là một điều không hề dễ dàng…

    Từ hình ảnh cây lao, chúng ta sẽ phân tích câu thành ngữ trên dưới cái nhìn của Phật pháp, để từ đó rút ra được những bài học đạo lý ứng dụng trong cuộc sống.

    Sách được trình bày đẹp, nội dung song ngữ Việt – Anh hấp dẫn và lôi cuốn, là món quà đạo lý tuyệt vời dành tặng tất cả mọi người.

  • Bán hết

    Đừng đi một mình

    40,000 

    Trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI đến nay, thế giới đã chứng kiến sự phát triển thần kỳ của khoa học – kỹ thuật (KH – KT), cũng như sự phát triển mạnh mẽ, sự lan rộng với quy mô toàn cầu của các phong trào tôn giáo, đặc biệt là đạo Phật.

    Điều gì đã làm cho hai mảng thoạt nhìn dường như không thể liên quan đến nhau, thậm chí có lúc còn đối lập nhau như thế lại cùng song song tồn tại và ngày càng phát triển ở một xã hội được coi là rất văn minh này?

    Trong bao nhiêu năm qua, mặc dù sự phát triển vượt bậc của KH – KT đã đem lại rất nhiều thuận lợi cho cuộc sống con người nhưng lại không thể mang lại sự an lạc chân thật và cứu cánh cho nhân loại. Vì sao? Vì “Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng, tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng.” (Albert Einstein).

    Vào thế kỷ XVII – XVIII, nền kỹ thuật vượt lên, người ta bắt đầu chế tạo ra được nhiều máy móc hiện đại thay thế sức lao động của con người như: tàu thủy hơi nước, súng thần công, những chiếc xe bánh răng…Các tiến bộ vượt lên từng ngày và thế giới từng bước thay đổi. Các nước Âu Châu đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp – kỹ thuật này và chính điều đó giúp họ đủ sức mạnh để đánh chiếm những quốc gia chưa có ưu thế về KH – KT làm thuộc địa.

    Choáng ngợp trước sức mạnh của KH- KT, nhiều người tin rằng thế giới này hễ có KH – KT là có tất cả, tâm linh không còn quan trọng nữa, bởi thế giới sẽ tiến bộ nhờ KH – KT chứ không phải nhờ tâm linh. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Đến thế kỷ này, các phong trào tôn giáo nổi lên mạnh mẽ. Trong đó Phật giáo cũng hòa vào trào lưu này mà hồi phục và phát triển. Tại Việt Nam, Phật giáo cũng đã đến lúc thức tỉnh, vươn mình đứng dậy.

    Vậy giá trị của đạo Phật là gì mà làm cho cả thế giới thán phục và nhiều người Việt Nam một lòng đi theo? Điều gì của đạo Phật đã khiến cho nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein phải nhận định “Phật giáo bao hàm cả khoa học, cũng như vượt cả khoa học” ?

    Kính mời quý Phật tử đón đọc ấn phẩm ĐỪNG ĐI MỘT MÌNH để cùng khám phá những điều thú vị ẩn trong cuốn sách nhé.

  • Bán hết

    Nếu biết rằng

    22,000 
    Bản đọc đầy đủ đã có tại App Pháp Quang: https://apps.congtyphapquang.vn/bookpreview/cHFib29raWQ6MjYw
    ĐIỀU GÌ KHIẾN TA KHÔNG NHÌN THẤY ƯU ĐIỂM CỦA NGƯỜI KHÁC?
    𝐍𝐞̂́𝐮 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 𝐫𝐚̆̀𝐧𝐠 lời khen làm tâm hồn ta lớn lên, bản ngã nhỏ lại và phước tăng trưởng thì ta sẽ không bao giờ hà tiện lời khen.
    Lời khen làm cho chúng ta sau này dần dần sẽ giống như người mình khen. Vì biết như vậy, khi thấy ai có gì hay ta hãy cố gắng khen ngợi người đó.
    Sẽ có người hỏi: “Con không thấy họ có gì hay để khen hết”? Nhưng tại sao chúng ta không thấy điểm gì hay của người để khen? Tại vì chúng ta là ai cũng có một điểm nào đó hay, chứ không phải hoàn toàn không có. Dù người tệ mạt, cùng đường nhất vẫn có một điểm nào đó thật hay. Nhưng vì cái hay của họ quá ít và bị cái dở che mờ nên ta không nói. Thật sự, trong cuộc sống bình thường, người nào cũng có ưu điểm để ta nhìn nhận và hoan hỉ. Tất cả chỉ vì ta không chịu nhìn nhận mà thôi.
    Vậy, điều gì đã che đôi mắt chúng ta lại? Chính là sự ích kỷ, hẹp hòi, ác độc đã che mờ đôi mắt của ta. Nên cho dù người kia có điểm tốt mà ta vẫn không chịu nhìn, cứ mãi “bới lông tìm vết”, chỉ nhìn những điểm xấu của người để dè bỉu, chê bai. Việc không nhìn thấy ưu điểm của người khác là một cái ác trong tâm hồn mình. Nếu chúng ta sống gần huynh đệ với nhau mà không thấy ưu điểm của người kia thì biết rằng trong tâm ta điều ác độc đang ngự trị.
    Ngược lại, nếu chúng ta sống gần huynh đệ với nhau mà mình dễ dàng nhìn thấy ưu điểm của người thì biết rằng tâm mình rất tốt, rất thánh thiện. Người hiền lành, thánh thiện sẽ dễ nhìn thấy cái tốt của người khác nhưng lại luôn nhận thấy cái xấu, cái dở của mình. Khác hẳn với người ác, không chịu nhìn cái tốt của người, chỉ mãi xoi mói điều xấu và luôn cho mình là hay ho, là thánh thiện.
    Trích sách “Nếu biết rằng”
  • Bán hết

    Điều sóng thần muốn nói

    22,000 

    Bản đọc đầy đủ đang có tại App Pháp Quang: https://apps.congtyphapquang.vn/bookpreview/cHFib29raWQ6MjYx

  • Người với người

    22,000 

    Bản đọc đầy đủ đang có tại App Pháp Quang: https://apps.congtyphapquang.vn/bookpreview/cHFib29raWQ6MjYz

X