[Sách thuần Việt]
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ TỪ TRUYỆN TÍCH PHÁP CÚ TẬP 5
“Tâm của Phật vô hình nhưng kỳ tuyệt
Các tầng trời đều tha thiết cúi đầu
Các tinh cầu đều xoay chuyển theo nhau
Quanh một đấng nhiệm màu Vô Thượng Giác
Tâm của Phật là cả trời an lạc
Ngoài khổ đau, ngoài đen bạc đổi thay
Khỏi luân hồi, xa oan trái trả vay
Niềm giải thoát tung bay cùng vũ trụ.”
Đón chào Đại lễ Phật Thành Đạo(PL. 2565 – DL. 2022), Cty TNHH Văn Hóa Pháp Quang đã phát hành “Những điều thú vị từ truyện tích Pháp Cú 5”. Nối tiếp chặng đường giáo hóa của Đức Phật với những bài kệ giản đơn, gần gũi đan xen những truyện tích hấp dẫn, ly kỳ, tập 5 của bộ sách gồm 6 bài: Hoa Sen Mọc Lên Từ Lửa, Chính Ta Còn Không Có, Ngu Mà Biết Mình Ngu, Kẻ Thù Đáng Sợ Nhất, Gánh Hoa Lài; ứng với 17 bài kệ cùng các truyện tích liên quan.
NGƯỢC GIÓ HƯƠNG BAY nói về một loại mùi hương không thuộc về vật chất, không lệ thuộc vào chiều gió, dù người đứng ở đâu cũng luôn cảm nhận được rõ ràng. Đó là giới hương, đức hương, định hương, tuệ hương, hương thơm của đức hạnh.
HOA SEN MỌC LÊN TỪ LỬA: Chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh Đức Phật bước trên hầm lửa rừng rực và hoa sen tinh khôi mọc lên đỡ lấy chân Người. Một hình ảnh rực rỡ phi thường. Để rồi ngay đó ta hiểu rằng thế gian này là vô thường, dù có tiền muôn bạc vạn cũng là vô nghĩa.
CHÍNH TA CÒN KHÔNG CÓ và NGU MÀ BIẾT MÌNH NGU đề cập đến khái niệm “Kẻ ngu” trong đạo Phật. “Kẻ ngu” mà Phật nói tới là người không biết lỗi mình. Bài Pháp Cú này cũng nhắc nhở chúng ta phải biết lễ kính Phật, sám hối, tạo nhiều công đức, phải thấy được những lỗi rất vi tế trong tâm, và quan trọng nhất là phải tu tập thiền định. Bởi chỉ có thiền định mới giúp ta đập vỡ mầm mống tội lỗi nằm sâu trong tâm mình. Ai chưa bao giờ nhiếp tâm trong thiền mà nghĩ mình đã rất tốt thì đó là người rất đáng thương, là người ngu mà không biết mình ngu, không biết rằng tham sân si vẫn còn nguyên, ngày nào đó sẽ đưa mình vào lầm lỗi rất nguy hiểm.
KẺ THÙ ĐÁNG SỢ NHẤT và GÁNH HOA LÀI nhắc nhở chúng ta phải biết tích lũy thật nhiều thiện nghiệp trong đời sống. Tuy nhiên không phải cứ làm điều tốt là sẽ được quả báo lành, mà nó còn phụ thuộc vào thái độ, tấm lòng phía sau mỗi hành động. Và thiện nghiệp lớn nhất trong cuộc đời mà chúng ta cần huấn tập, tích lũy cho sâu dày chính là lòng tôn kính Phật vô biên. Bởi công đức và lòng tôn kính Phật là đôi cánh để chúng ta bay cao, bay xa vào bầu trời giải thoát. Mong rằng quý độc giả sẽ tìm được cho mình nhiều bài học giá trị, hữu ích cho đời sống cũng như sự tu hành qua những bài đạo lý trong quyển sách này.
➖➖➖
Trích sách:
[Sách thuần Việt]
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ TỪ TRUYỆN TÍCH PHÁP CÚ TẬP 4
“Người đã đến ươm mầm Giác Ngộ
Gieo tình thương tế độ muôn nơi
Từ bi trí giác tuyệt vời
Dung nghi, đức hạnh đất trời ngưỡng trông.”
Nhân dịp chào mừng Đại lễ Phật Đản PL. 2565 – DL. 2021, Cty TNHH Văn Hóa Pháp Quang vừa phát hành tập 4 của bộ sách NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ TỪ TRUYỆN TÍCH PHÁP CÚ bao gồm 5 bài: Bảy lần xuất gia, Nghiệp của thân, Mảnh đất tâm, Người nhớ tiền kiếp, Hương và sắc. Lời Phật dạy qua từng trang sách như những giọt mưa xuân giúp gột rửa tâm hồn mình, để rồi từng ngày trôi qua chúng ta sẽ làm cho cuộc đời này một tốt hơn, làm cho niềm vui của mọi người chung quanh mình được sáng lên trên cuộc đời này. Mong rằng mỗi bài kệ Pháp cú sẽ vẽ nên một bức tranh sống động về Đức Phật và Tăng đoàn, để nhìn vào đó chúng ta có thể dễ dàng hình dung về cuộc đời và những công hạnh vĩ đại của Đức Phật cùng các vị đệ tử phi thường và tìm được cho mình nhiều bài học đạo lý sâu sắc, hữu ích cho đời sống cũng như sự tu hành.
HỎI: CON NGHE NÓI LÒNG TỪ BI SẼ CẢM HÓA ĐƯỢC QUỶ THẦN. VẬY CON PHẢI THỰC HÀNH TỪ BI NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CẢM HÓA ĐƯỢC NHỮNG NGƯỜI KHUẤT MẶT TRONG NHÀ TU THEO PHẬT PHÁP, THƯA THẦY?
ĐÁP:
Một lợi ích của việc cúng thí thực là khi các vong linh được cúng cho ăn uống đầy đủ, họ sẽ bí mật ủng hộ chúng ta. Nhiều người bỗng buôn may bán đắt, hoặc tự nhiên phát giác được tên trộm lẻn vào nhà,… mà không ngờ rằng đó là do người cõi âm đã âm thầm trợ giúp.
Tuy nhiên, khi cúng thí thực, ta chỉ cầu nguyện cho họ được ấm no đầy đủ, quy y Tam Bảo, tránh xa điều ác, làm các việc lành, để sớm được sanh về cõi giới an lạc, chứ đừng nhờ họ “trông nhà giùm mình”, hay “dắt khách mua hàng giùm mình”,…
Hiểu điều này, chúng ta nên đối xử tử tế với người âm, đừng bao giờ mời thầy pháp đến trấn ếm dán bùa đuổi ma. Vì sao vậy? Vì các thầy pháp hằng ngày đều cúng cho vong linh ăn, rồi đến khi nhà ai có việc cần nhờ vả trấn ếm thì họ sẽ đem một số vong linh đến để đuổi những vong linh ở nhà kia đi.
Như vậy ai lỗ? Nhà người đó lỗ chứ không phải ai khác. Vì người ta lỡ đuổi mấy vong linh này để rước hàng chục vong linh khác về, mà ngày nào không cho ăn thì quậy phá còn dữ dằn hơn trước, rồi lại còn phải tốn thêm tiền cho thầy pháp.
Nên mỗi người chúng ta hằng ngày cứ nhẹ nhàng cúng thí thực và tụng kinh cho người âm. Nhờ vậy mà từ từ họ biết đạo lý, trở nên dễ thương hơn, rồi họ tự nguyện âm thầm bảo vệ gia đình ta, và đời sống của mình sẽ ngày một an ổn hơn.
Ta nên nhớ: Phật không bao giờ dùng áp lực với chúng sinh dù đó là vong linh vất vưởng trong cõi siêu hình. Người chỉ muốn ta dùng tâm từ bi để thương yêu những người khuất mặt, đó mới là đạo lý.
Cũng như khi có người tới chửi mắng ta, Phật cũng không bao giờ muốn ta đánh họ cả. Nên đừng bao giờ chạy đến bàn thờ quỳ xin: “Lạy Phật xin cho thiên lôi đánh chết tên đó giúp con”. Phật không bao giờ làm thế. Điều Phật muốn là ta hãy nhẫn nhục và tha thứ. Đối với ma cũng vậy, hãy cứ thương yêu, tôn trọng và giúp đỡ họ thì mọi việc sẽ tốt đẹp.
Trích phần vấn đáp số 51 trong sách “Những Điều Thú Vị Từ Truyện Tích Pháp Cú 04”
Sách song ngữ Việt- Anh
Pháp Hoa diễn giải- PHẨM PHỔ MÔN
Trong kinh Phổ Môn nói rằng: ” Trong quân trận nếu cảm thấy sợ, hãy một lòng niệm danh hiệu Quan Âm thì oán giặc đều tiêu tan”.
Phẩm Phổ Môn là phần thuyết giảng của đức Phật nói về công hạnh đặc biệt của Bồ tát Quán Thế Âm. Người là vị Bồ tát quen thuộc, rất gần gũi với tất cả Phật tử chúng ta. Trong đời người, chúng ta ít nhất cũng có một lần cảm nhận được sự vi diệu linh thiêng mầu nhiệm của Bồ tát Quán Thế Âm lúc chúng ta gặp phải khó khăn hoạn nạn. Từ xa xưa cho đến ngày nay, sự vi diệu này không thể tưởng tượng được. Những mầu nhiệm phi thường về Bồ tát Quán Thế Âm muôn đời không thể kể hết.
Ngoài việc bàn luận phân tích phẩm Phổ Môn, quyển sách này còn tập hợp những câu chuyện có thật, những mầu nhiệm phi thường về Bồ tát Quán Thế Âm.
Kính mời quý Phật tử gần xa cùng thỉnh đọc quyển “Pháp Hoa diễn giải- PHẨM PHỔ MÔN” để hiểu đúng về phẩm Phổ Môn giúp thấu triệt nhiều vấn đề trong việc tu tập và cùng hướng tâm thành hết lòng kính ngưỡng và tri ân công hạnh vĩ đại của Bồ tát Quán Thế Âm ạ.
[Sách song ngữ Việt-Anh]
HUYẾT ÁP
Bệnh cao huyết áp là một loại bệnh rất phổ biến khi người ta lớn tuổi dần, được xem là bệnh mãn tính, nhưng đôi khi giết người rất bất ngờ.
Khái niệm căn bản là HUYẾT ÁP, tức là lực ép lên động mạch khi tim co bóp để bơm máu đi khắp nơi nuôi cơ thể. Máu mang nhiều chất đi cung cấp cho các cơ quan tạng phủ và từng tế bào, và lấy về những chất thải để có cách xử lý. Quan trọng hơn, máu đem oxy đi và nhận cacbonic về. Não mà thiếu oxy vài phút thì hỏng ngay. Lực ép của máu lên động mạch từ hoạt động cơ bóp của tim gọi là huyết áp, nằm trong khoảng 100 – 120mmHg đối với huyết áp tối đa, và 70 – 80mmHg đối với huyết áp tối thiểu. Hai khái niệm huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu lại cần nhiều giải thích khác nữa. Nếu huyết áp tối đa cao hơn 120mmHg thì ta bắt đầu đi vào bệnh CAO HUYẾT ÁP dần dần.
Bệnh này còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng do các triệu chứng âm thầm, nếu không kiểm soát tốt nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim để lại những di chứng rất nặng nề, có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh.
Trong nội dung của quyển sách này chúng ta sẽ bàn về bệnh cao huyết áp, huyết áp thấp nguyên nhân và phương pháp điều trị, tập luyện để phòng chống loại bệnh nguy hiểm này và đặc biệt có chuyên mục hỏi đáp ở cuối sách để giúp mọi người có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình đảm bảo chất lượng học tập, làm việc, phụng sự và tu tập được tốt hơn.
Sách thuần Việt
BÁT NHÃ TÂM KINH Xa xôi & Gần gũi
Trọn bộ 2 tập
“NẾU TA ĐỌC KỸ bản gốc kinh Đại Bát Nhã sẽ thấy Phật dạy các Bồ tát phải tạo vô số công đức mà đừng chấp công. Trong kinh diễn tả các loại công đức cao siêu mà đầu óc con người không hình dung ra nổi. Nhưng tất cả phải quy đồng ở chỗ KHÔNG CHẤP CÔNG.
Nếu ta đọc bản kinh Bát Nhã rút gọn, ta dễ hiểu lầm là Phật dạy không làm gì cả. Không làm gì cả thì rất dễ “thực hành”, nhưng quả báo là thảm khốc. Người “thực hành” không làm gì sẽ bị quả báo cô độc, nghèo khổ, bất tài, và kéo theo toàn bộ Phật giáo suy yếu theo.
Ai có trí tuệ phải thực hành đúng tinh thần của bộ kinh Đại Bát Nhã, làm vô số công đức lành mà khéo léo KHÔNG CHẤP CÔNG.”
➖➖➖
🌿Trích dẫn sách🌿
TÂM THƯƠNG YÊU, KHÔNG MUỐN NGƯỜI KHÁC LẦM LỖI GIÚP TA ĐƯỢC CÔNG ĐỨC VÔ LƯỢNG
Hollywood có một bộ phim nói về một người giám đốc trại tù. Trước khi tiếp quản vị trí đó, ông đã giả dạng làm tù nhân vào sống mấy ngày trong trại để biết rõ nội tình. Và ông phát hiện ra là tù nhân ở đây bị đối xử như súc vật, các cai tù, giám thị hành hạ bóc lột, ngược đãi tù nhân, coi họ không ra gì nhưng không ai dám đứng lên phản ứng. Vì tù nhân không có tiếng nói, cộng đồng loài người thì ghê sợ xa lánh, quan chức không ai bênh vực, nên họ phải sống vô cùng khổ sở, đúng nghĩa địa ngục trần gian. Sau mấy ngày sống trong tù, ông mới trình ra tờ giấy chứng minh mình chính là giám đốc trại tù mới. Từ đó ông bắt đầu cải cách lại, nâng cao đời sống và thương yêu tù nhân.
Nhưng việc làm của ông đã đụng chạm tới quyền lợi của những người cai tù trước kia vốn đã quen với việc bóc lột tù nhân. Ông đụng chạm tới giới đấu thầu cung cấp thức ăn cho nhà tù và ông cũng đụng chạm tới những quyền lợi khác của các quan chức bên ngoài, thậm chí ảnh hưởng tới thống đốc của bang đó.
Ông tuyên bố là ông sẽ ăn cơm chung với tù nhân, tới bữa ăn, ông cũng đi xuống nhà bếp mà tù nhân ăn và cũng lấy một phần y như vậy để buộc nhà bếp không được cắt xén bớt khẩu phần ăn của tù nhân. Ông đã thực hiện cải cách dữ dội và kết quả cuối cùng là các quan chức trên cao thông đồng đuổi ông đi, không cho làm giám đốc nữa.
Các tù nhân rất thương ông, họ xúc động vì những việc làm của ông. Nhờ những dấu ấn và tư tưởng của ông để lại, hai năm sau, các tù nhân đã mạnh mẽ đấu tranh để đạt được một sự cải cách lớn. Chuyện phim cũng dài dòng nhưng nội dung tổng quát là như vậy.
Trong phim có một cảnh ông tranh cãi với những viên chức cấp cao, những người này cho rằng kẻ phạm tội giết người, trộm cắp, cướp bóc,… không đáng được đối xử tốt, còn ông nói: “Nhưng họ vẫn là con người”. Qua đây, chúng ta nhận ra một tâm lý chung là “chúng ta hay khinh thường những người lầm lỗi”. Chỉ có tâm của Bồ tát mới có thể không ghét người lầm lỗi và tìm cách để cảm hóa, giúp đỡ họ mà thôi.
Cho nên khi tụng bài kinh Bát Nhã, chúng ta phải hiểu ẩn ý thâm sâu của Bồ tát muốn gửi gắm trong bài kinh không đơn giản chỉ là không phân biệt dơ sạch, sang hèn mà cao cả hơn nữa là lòng từ bi của Bồ tát thương yêu cả những chúng sinh lầm lỗi. Đây mới là giá trị vĩ đại, cao quý của bốn chữ “bất cấu bất tịnh”.
Và như vậy chúng ta cũng phải bắt chước Bồ tát, từ đây về sau đối với những người lầm lỗi, hãy khởi lên lòng thương họ và lúc nào cũng mong muốn cho họ đừng lầm lỗi nữa. Chính cái tâm thương yêu, không muốn người khác lầm lỗi nữa là cái tâm của Thánh, sẽ giúp cho chúng ta đạt được công đức vô lượng. Mỗi khi nghe thấy lầm lỗi của ai, hãy cố gắng khởi lên trong lòng mình tâm nguyện: “Con nguyện thương yêu người này và mong cho người này đừng lầm lỗi nữa”.
Sách thuần Việt
BÁT NHÃ TÂM KINH Xa xôi & Gần gũi
Trọn bộ 2 tập
“NẾU TA ĐỌC KỸ bản gốc kinh Đại Bát Nhã sẽ thấy Phật dạy các Bồ tát phải tạo vô số công đức mà đừng chấp công. Trong kinh diễn tả các loại công đức cao siêu mà đầu óc con người không hình dung ra nổi. Nhưng tất cả phải quy đồng ở chỗ KHÔNG CHẤP CÔNG.
Nếu ta đọc bản kinh Bát Nhã rút gọn, ta dễ hiểu lầm là Phật dạy không làm gì cả. Không làm gì cả thì rất dễ “thực hành”, nhưng quả báo là thảm khốc. Người “thực hành” không làm gì sẽ bị quả báo cô độc, nghèo khổ, bất tài, và kéo theo toàn bộ Phật giáo suy yếu theo.
Ai có trí tuệ phải thực hành đúng tinh thần của bộ kinh Đại Bát Nhã, làm vô số công đức lành mà khéo léo KHÔNG CHẤP CÔNG.”
Bát Nhã Tâm Kinh là bài kinh rất quen thuộc với tất cả những người đến với đạo Phật. Những ai đã từng đến chùa tụng kinh, chắc chắn đều đã từng tụng qua bài kinh này, vì đây là một bài kinh không bao giờ bị bỏ quên trong các thời khóa tụng của các tự viện.
Trong nhiều bộ phim, tuồng, cải lương có yếu tố đạo Phật, người ta cũng thường nhắc đi nhắc lại một câu trong bài Bát Nhã Tâm Kinh dù có thể họ không hiểu hết ý nghĩa, đó là câu: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Ở một số phim Hồng Kông phim kiếm hiệp hay truyện của Kim Dung, thỉnh thoảng cũng có những nhà sư dùng câu “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” như một triết lý sống, một bí kíp võ công. Nếu ai nắm được tinh thần trong câu này thì người đó sẽ luyện thành một võ công siêu đẳng, có thể làm đệ nhất cao thủ trong chốn giang hồ…Vì thế nên nhiều người dù không biết đến bài Bát Nhã Tâm Kinh, cũng chưa hề tìm hiểu về đạo Phật nhưng cũng đã quen thuộc với câu kinh này từ nhỏ.
Có thể nói, “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” là câu kinh rất nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn, giống như một biểu tượng của đạo Phật vậy. Hầu hết các chùa thuộc Phật giáo Bắc tông cũng rất quý trọng bài Bát Nhã Tâm Kinh và xem đây là bài kinh tối cao trong đạo Phật, và họ cho rằng người nào chưa biết đến Bát Nhã Tâm Kinh thì coi như chưa hiểu, chưa nắm bắt được tư tưởng của Phật giáo Đại Thừa.
Chúng ta hãy cùng nhau phân tích ý nghĩa từng câu kinh để nắm được tinh thần của toàn bộ bài Bát Nhã và triết lý sống cao siêu được gửi gắm trong bài kinh quan trọng này. Từ đó chúng ta sẽ biết cách điều chỉnh quan điểm tu hành của bản thân, đồng thời giúp đỡ mọi người hiểu đúng về nghĩa KHÔNG trong kinh Bát Nhã.
➖➖➖
🌿Trích dẫn sách🌿
🔴LÒNG TÔN KÍNH PHẬT TUYỆT ĐỐI
Chúng ta sinh vào thời không có Phật xuất hiện nên ta thường ít tôn kính ai, hoặc ta cũng có lòng tôn kính Phật nhưng không đầy đủ. Người thời nay khó tu hơn thời xưa là vì vậy. Để bù đắp lại sự thiếu may mắn này, chúng ta cần không ngừng nuôi dưỡng lòng tôn kính Phật tuyệt đối trong tâm mình. Tức là, dù ta không có nhân duyên được gặp Phật giữa cuộc đời, nhưng lúc nào trong tâm mình cũng khởi lên lòng tôn kính Phật tuyệt đối.
Bằng cách nào?
Mỗi ngày hãy dành thời gian lễ Phật ít nhất mười lễ với tất cả tấm lòng thiết tha của mình. Ai có thời gian lễ được nhiều hơn thì càng tốt. Làm được như vậy thì lòng tôn kính Phật sẽ thấm dần, thấm dần trong tâm ta, cho đến ngày mà mỗi lần lạy xuống, ta đều nghĩ: “Nếu phải chết vì Phật, ta sẵn sàng chết ngay, không hề sợ hãi”. Đó cũng chính là lúc ta bước được vào cửa Phật và làm một đệ tử chân chính của Người.
Dĩ nhiên là Phật sẽ không bắt ta chết, Phật cũng không ràng buộc ta điều gì, mà sâu thẳm trong ta tự nhiên xuất hiện ý niệm ấy. Ta chỉ muốn dâng hết cả thân tâm này, cuộc đời này lên Đức Phật; ta muốn đặt cuộc sống của mình vào bàn tay của Đức Phật, để từ nay trở đi ta sẽ sống vì Phật và sẵn sàng chết vì Phật.
Vậy điều Đức Phật muốn ở chúng ta là gì? Là chúng ta hãy mở lòng ra để thương yêu chúng sinh. Cho nên, vì ta tôn kính Phật, vì đã dâng trọn cuộc đời mình cho Phật, nên chúng ta nguyện sẽ thương yêu nhau và thương yêu tất cả chúng sinh.
🔴CƯ XỬ VỚI CÁI THÂN VÔ THƯỜNG NÀY SAO CHO ĐÚNG?
Cư xử như thế nào mới là đúng? Là không se sua mà cũng không bỏ bê. Sở dĩ chúng ta se sua là vì mình còn chấp thân, còn coi cái thân này là quan trọng và ta sẽ không tiến tu, không giải thoát được, nên đừng se sua, đừng chạy theo thời trang, đừng mua sắm nhiều quá. Nhưng chúng ta cũng đừng bỏ bê thân, đừng coi thường cái thân này, đó cũng là một thái độ sai. Vì tuy cái thân này là cục nợ, là ngục tù, là bản án tử hình, là vô thường, nhưng thân cũng là công cụ để chúng ta sống, tu hành và tạo nhiều công đức.
Nếu không có thân, làm sao chúng ta thương yêu con người, làm sao chúng ta đem hạnh phúc đến cho người? Nên chúng ta phải đối xử với cái thân cho đúng mức. Ta cần giữ cho thân này khỏe mạnh, đừng phí phạm sức khỏe, đừng đày đọa thân, cũng đừng bắt thân khổ hạnh… Hãy ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, đừng ăn dư nhưng cũng đừng để thiếu chất, để thân được khỏe mạnh mà làm công cụ phụng sự con người, phụng sự quê hương, phụng sự Đạo Pháp. Người trau chuốt se sua, chưng diện là xa rời với Thánh hạnh, nhưng người lôi thôi, lếch thếch cũng xa rời Thánh hạnh.
Người đi đúng đường của Thánh là người biết chừng mực, không thiên lệch bên nào. Nên nếu ta thấy ai ăn mặc lôi thôi lếch thếch rồi khi được nhắc nhở thì nói: “”Ôi, chấp chi ba cái chuyện ăn mặc ấy, tôi sống tự tại vậy đó”” thì phải hiểu rằng người đó ẩu và lạm nhận. Bồ tát không phải như vậy, Thánh hạnh không phải như vậy.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh chừng mực, trong luyện tập cơ thể thì nên tập khí công, vì khí công liên quan đến thiền định rất chặt chẽ. Không thành tựu khí công thì không dễ thành tựu thiền định, nhớ như vậy. Khí công có đặc điểm là nếu chúng ta đạt được sức mạnh của khí công rồi thì dù có chết đi, sức mạnh đó vẫn tồn tại.
Rất lạ!
—
[Sách song ngữ Việt- Anh]
TRIẾT LÝ VỀ ÂM DƯƠNG
Âm Dương là một triết lý lâu đời của Đông phương đã được rất nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam ứng dụng trong cuộc sống.
Từ triết lý âm dương này, người Trung Hoa đã mở ra vô số những khoa thuật khác mà quan trọng nhất là y học. Chúng ta biết rằng nền y học vĩ đại của Trung Hoa vô cùng đầy đủ, chặt chẽ và có hiệu quả, trong đó những nguyên tắc cốt yếu đều bắt nguồn từ triết lý âm dương. Nhưng cho đến tận ngày nay bên Tây phương mới chỉ học theo để áp dụng chứ chưa thể hiểu để lý giải rõ ràng được. Không dừng lại ở đây, nguyên lý âm dương này còn được phát triển lên thành các khoa thuật khác như xem tướng, coi bói, tử vi, địa lý, phong thủy….
Tuy nhiên, trong nội dung của quyển sách này chúng ta sẽ không đi sâu vào các khoa thuật đó, mà chỉ nghiên cứu về âm dương để rút ra triết lý tổng quát là gì, rồi từ đó áp dụng vào trong đạo đức, trong cư xử, trong sự tu hành và nhất là trong thiền định. Khi hiểu rõ về âm dương và ứng dụng được trong tu hành, chúng ta sẽ phát hiện ra tầm quan trọng của nguyên lý này với thiền định như thế nào. Ta cũng sẽ hiểu được lý do tại sao có những người tu không thành công. Và những điều tai hại, nguy hiểm, đổ vỡ từ đâu mà đến.
Âm – Dương là một đạo lý cổ, rất tinh tế, sâu sắc, nhưng cũng chính bởi sự tinh tế và cổ xưa ấy nên nhiều khi đã bị hiểu nhầm rất nhiều. Do đó, Cty TNHH Văn Hóa Pháp Quang đã phát hành quyển sách này mong muốn chia sẻ về đề tài Triết lý về Âm Dương để minh định lại về ý nghĩa của triết lý Âm Dương, đồng thời đối chiếu với những quan điểm giáo lý trong Phật giáo để tìm ra mối liên quan giữa hai đạo lý. Khi đã hiểu về triết lý âm dương, chúng ta có thể điều chỉnh cuộc sống của mình trở nên khôn ngoan hơn, sâu sắc hơn và có thể tiên đoán trước được nhiều điều mà không bị rơi vào mê tín.
[Sách thuần Việt]
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ TỪ TRUYỆN TÍCH PHÁP CÚ 3
Trong Đại tạng kinh điển của Phật giáo, nhất là trong kinh Nguyên Thủy, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều bài kinh dài ngắn khác nhau. Có những bài kinh rất dài, nghĩa lý khó hiểu, đòi hỏi người đọc phải có hiểu biết vững chắc về đạo lý và văn phạm tiếng Pali, tiếng Hán hoặc phải có người giải thích thì mới hiểu đúng nghĩa được. Vì lẽ đó nên người có trí tuệ thì thích thú, đam mê, nhưng người chưa đủ trí tuệ thì rất ngại tìm hiểu. Và đa phần mọi người không đủ khả năng, không đủ kiên nhẫn để nghiên cứu toàn bộ nghĩa lý trong kinh điển đạo Phật. Nhưng riêng với kinh Pháp Cú thì có điểm lạ là ai đọc qua cũng hiểu. Bởi kinh Pháp Cú là những bài thi kệ chừng 4 – 6 câu, mỗi đoạn nói lên một đạo lý nào đó rất cô đọng, lời lẽ trong các bài kệ đơn sơ, gần gũi, chứa đựng một nội dung rất phong phú và sâu xa.
Để đáp lại sự đón nhận nồng nhiệt của Quý Phật tử qua 2 tập truyện Pháp cú đầu tiên, Cty TNHH Văn Hóa Pháp Quang tiếp tục xuất bản tập 3 của bộ sách Những điều thú vị từ truyện tích Pháp Cú bao gồm 5 bài: Tuấn mã, Thiên chủ Đế thích, Vui thích không phóng dật, Người đọc được tâm, Tâm rong ruổi. Mỗi bài kệ Pháp Cú vẽ nên một bức tranh sống động về Đức Phật và Tăng đoàn, để nhìn vào đó chúng ta có thể dễ dàng hình dung về cuộc đời và những công hạnh vĩ đại của Đức Phật cùng các vị Thánh đệ tử phi thường. Bộ sách được tập hợp nội dung của hơn tám mươi bài giảng của TT. Thích Chân Quang tại chùa Từ Tân, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Hy vọng, bộ sách này sẽ đem đến cho Quý Phật tử những bài học đạo lý sâu sắc, ý vị cũng như những giây phút thư giãn nhẹ nhàng, bổ ích trong cuộc sống đầy bộn bề, lo toan này.
Trích sách:
Có người Phật tử than thở rằng tuy đã quy y nhưng không giữ được giới không uống rượu vì còn phải làm ăn, nếu không nhậu sẽ không ký được hợp đồng. Chúng tôi trả lời là cái văn hóa này thật kỳ lạ , hình như chỉ có Việt Nam chứ không xuất hiện ở các nước khác.
Tại sao phải nhậu mới thân nhau, không nhậu thì không ký được hợp đồng? Rất vô lý! Chúng tôi đã khuyên người Phật tử phải can đảm thoát ra. Hãy trình bày với đối tác những lợi ích đôi bên cùng có được sau khi ký hợp đồng, họ sẽ thấy rằng mình có lợi vì thực hiện hợp đồng chứ không phải vì chầu nhậu.
Bằng chứng là có những nữ giám đốc không nhậu mà vẫn kỷ được hợp đồng một cách đàng hoàng. Việc nhậu nhẹt chỉ là do các ông bày ra để chơi bời, trốn vợ con làm chuyện bậy bạ mà thôi. Nên đừng đổ thừa là không nhậu thì không thể ký được hợp đồng.
Người đệ tử Phật phải thuyết phục mọi người bằng sự khôn ngoan và tử tế của mình chứ không phải vì chầu nhậu. Đôi khi mình không nhậu lại thể hiện sự đàng hoàng, đứng đắn của bản thân và khiến họ tin tưởng, nể phục hơn. Chúng ta hãy thử thực hiện như vậy. Đó cũng được coi là một sự can đảm, gan dạ là thế, không sợ cô độc khi phải đi con đường khác với thế gian.
[Sách thuần Việt]
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ TỪ TRUYỆN TÍCH PHÁP CÚ 2
KHÔNG CÓ ÁNH SÁNG CỦA ĐẠO LÝ, TA SỐNG MÀ NHƯ ĐÃ CHẾT
Điều Đức Phật nói rất đơn giản, ngắn gọn và chúng ta nghe qua đều hiểu, chỉ có điều ta chưa phân tích sâu được mà thôi. Quả thật sống mà không biết đạo lý, không tu hành, không biết làm điều thiện, chỉ sống ích kỷ ham vui, tham lam, giành giật, thù hận, đố kỵ… thì ta chỉ làm khổ mình, khổ người. Tâm mình đầy bất an mà người chung quanh cũng lo lắng, phiền não theo. Như thế ta sống mà không đáng sống, sống mà như đã chết.
Con mãi đi trong những lầm mê
Lang thang nào biết chỗ quay về
Tâm hồn ngây dại mờ sương khói
Nghiệp chướng trong đời sao chán chê…
Nhiều Phật tử cũng từng có tâm trạng như thế. Họ sống trên đời qua vài mươi năm, cho đến ngày gặp được Phật Pháp rồi chợt bừng tỉnh mới thấy rằng cả quãng đời qua đúng là mình sống mà như đã chết. Kể từ đó họ quyết tâm thay đổi. Nếu trước đây họ từng đổ tiền vào những cuộc vui thì bây giờ đã biết chắt chiu từng đồng để dành cho việc phước thiện. Trước đây ai nói gì họ cũng cãi, tranh hơn thua trong từng câu nói, bây giờ bắt đầu ôn hòa, nhẫn nhục hơn. Hoặc trong quá khứ họ ương bướng, chỉ thích làm theo ý mình, mặc kệ người chung quanh có đau khổ hay không, bây giờ mỗi khi làm điều gì họ đều cân nhắc xem liệu việc này có làm ai buồn chăng. Từng chút, từng chút họ đều cố gắng thay đổi mình. Và họ nhận ra rằng sau một tháng, hai tháng, sáu tháng, một năm… người chung quanh đã được hưởng hạnh phúc từ cuộc sống tràn đầy đạo lý của họ.
Khi ấy họ mới chợt tỉnh ra rằng: “Kể từ một năm qua mình mới thật sự là con người biết sống, còn trước kia mình sống mà như không hề sống, sống mà như đã chết”. Rất nhiều người có cùng tâm trạng như thế. Bao nhiêu năm tháng họ sống trong mịt mờ loạn động, chính mình khổ, người chung quanh cũng khổ lây mà không biết. Chỉ đến khi được ánh sáng Phật Pháp soi rọi, họ mới thấy lỗi mình, biết kiềm chế bản thân, giữ tâm mình trong an vui, thanh tịnh, thương yêu và người chung quanh cũng được vui lây. Lúc đó họ mới biết thế nào là sống, thế nào là không sống mà như đã chết.
➖➖➖
✨Trích sách:
ĐIỀU ĐÁNG QUÝ NHẤT
Nhìn một người có nhà cao cửa rộng, tiền bạc xênh xang, ta thấy thích và thắc mắc tại sao họ có phước như vậy. Nhưng cũng đừng ham vì biết rằng sau khi hưởng hết phước, đời sau họ vẫn có thể rơi xuống làm người nghèo khó trở lại, đó là chuyện rất bình thường.
Những giá trị của thế gian này đều tạm bợ, không đáng quý lắm. Đáng quý nhất là trong lòng có đạo lý, có tình thương yêu và sống một đời hy sinh, phụng sự. Quan trọng là gieo nhân cho đúng, được như vậy thì cái phúc báo về sau mới thật là vững bền.
Đó là lý do vì sao người không biết tu, không biết đạo lý thường mê tài sản, danh vọng, còn người biết đạo lý thì yêu quý nơi tâm hồn một con người. Một người có thể giàu hay nghèo, điều đó không quan trọng, miễn là tâm hồn họ cao thượng, đạo đức thì đó chắc chắn là con người đáng quý, đáng trân trọng trên thế gian này.
➖➖➖
Đạo đức là nền tảng cho sự tồn tại của cộng đồng xã hội. Con người có đạo đức sẽ tạo nên sự liên kết vững bền với nhau. Có đạo đức, con người có niềm tin với nhau. Có niềm tin với nhau, con người sẽ yên tâm sống, làm việc, học tập, phấn đấu, ước mơ, tu dưỡng. Có niềm tin với nhau, con người có thể hợp tác với nhau để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thiếu đạo đức, con người chỉ chực chờ làm khổ nhau. Thiếu đạo đức, con người không dám hợp tác với nhau để cùng sống cùng xây dựng. Xã hội vì thế sẽ lụi tàn hủy diệt.
Trong con người luôn tồn tại hai khuynh hướng trái ngược là Thiện và Ác. Thiện là lòng thương người thương vật, muốn cho mọi loài được an vui hạnh phúc. Ác thì ngược lại, chỉ muốn được phần mình mà bất chấp nỗi đau của kẻ khác.
Khi sinh ra, mỗi người đã có sẵn một số khuynh hướng Thiện và Ác đem theo từ đâu tận kiếp trước. Trong kiếp này, tùy theo điều kiện về môi trường, giáo dục, mà các khuynh hướng Thiện hay Ác đó sẽ thay đổi ra sao. Có người được điều kiện thuận lợi để khuynh hướng Thiện phát triển, đạo đức tăng trưởng. Có người không may, lọt vào môi trường xấu, khuynh hướng Ác nẩy nở, trở thành người mất đạo đức và bị xã hội luật pháp kết tội.
Mỗi người chúng ta đều có bổn phận (bắt buộc đấy) phải hoàn thiện đạo đức của mình dần dần, để cho sự có mặt của mình là niềm vui, sự yên tâm, sự an toàn của cộng đồng chung quanh. Nếu ta không tự hoàn thiện đạo đức của mình, ta sẽ trở thành gánh nặng, nỗi lo lắng, sự đe dọa, sự nguy hiểm cho cộng đồng chung quanh.
Đừng nói việc tu dưỡng đạo đức là việc tự giác của mỗi người. Không, việc tu dưỡng đạo đức thật sự là trách nhiệm bắt buộc của mỗi người để sự tồn tại của người đó không trở thành sự nguy hiểm cho người khác.
Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện xoay quanh đời sống thường ngày gia đình, công sở, trường lớp…phản ánh thực trạng của xã hội và cuối mỗi câu chuyện đều được cô đọng lại bằng những bài học đạo lý sâu sắc, đầy tính nhân văn.
Đạo đức là nền tảng cho sự tồn tại của cộng đồng xã hội. Con người có đạo đức sẽ tạo nên sự liên kết vững bền với nhau. Có đạo đức, con người có niềm tin với nhau. Có niềm tin với nhau, con người sẽ yên tâm sống, làm việc, học tập, phấn đấu, ước mơ, tu dưỡng. Có niềm tin với nhau, con người có thể hợp tác với nhau để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thiếu đạo đức, con người chỉ chực chờ làm khổ nhau. Thiếu đạo đức, con người không dám hợp tác với nhau để cùng sống cùng xây dựng. Xã hội vì thế sẽ lụi tàn hủy diệt.
Trong con người luôn tồn tại hai khuynh hướng trái ngược là Thiện và Ác. Thiện là lòng thương người thương vật, muốn cho mọi loài được an vui hạnh phúc. Ác thì ngược lại, chỉ muốn được phần mình mà bất chấp nỗi đau của kẻ khác.
Khi sinh ra, mỗi người đã có sẵn một số khuynh hướng Thiện và Ác đem theo từ đâu tận kiếp trước. Trong kiếp này, tùy theo điều kiện về môi trường, giáo dục, mà các khuynh hướng Thiện hay Ác đó sẽ thay đổi ra sao. Có người được điều kiện thuận lợi để khuynh hướng Thiện phát triển, đạo đức tăng trưởng. Có người không may, lọt vào môi trường xấu, khuynh hướng Ác nẩy nở, trở thành người mất đạo đức và bị xã hội luật pháp kết tội.
Mỗi người chúng ta đều có bổn phận (bắt buộc đấy) phải hoàn thiện đạo đức của mình dần dần, để cho sự có mặt của mình là niềm vui, sự yên tâm, sự an toàn của cộng đồng chung quanh. Nếu ta không tự hoàn thiện đạo đức của mình, ta sẽ trở thành gánh nặng, nỗi lo lắng, sự đe dọa, sự nguy hiểm cho cộng đồng chung quanh.
Đừng nói việc tu dưỡng đạo đức là việc tự giác của mỗi người. Không, việc tu dưỡng đạo đức thật sự là trách nhiệm bắt buộc của mỗi người để sự tồn tại của người đó không trở thành sự nguy hiểm cho người khác.
Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện xoay quanh đời sống thường ngày gia đình, công sở, trường lớp…phản ánh thực trạng của xã hội và cuối mỗi câu chuyện đều được cô đọng lại bằng những bài học đạo lý sâu sắc, đầy tính nhân văn.
Đạo đức là nền tảng cho sự tồn tại của cộng đồng xã hội. Con người có đạo đức sẽ tạo nên sự liên kết vững bền với nhau. Có đạo đức, con người có niềm tin với nhau. Có niềm tin với nhau, con người sẽ yên tâm sống, làm việc, học tập, phấn đấu, ước mơ, tu dưỡng. Có niềm tin với nhau, con người có thể hợp tác với nhau để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thiếu đạo đức, con người chỉ chực chờ làm khổ nhau. Thiếu đạo đức, con người không dám hợp tác với nhau để cùng sống cùng xây dựng. Xã hội vì thế sẽ lụi tàn hủy diệt.
Trong con người luôn tồn tại hai khuynh hướng trái ngược là Thiện và Ác. Thiện là lòng thương người thương vật, muốn cho mọi loài được an vui hạnh phúc. Ác thì ngược lại, chỉ muốn được phần mình mà bất chấp nỗi đau của kẻ khác.
Khi sinh ra, mỗi người đã có sẵn một số khuynh hướng Thiện và Ác đem theo từ đâu tận kiếp trước. Trong kiếp này, tùy theo điều kiện về môi trường, giáo dục, mà các khuynh hướng Thiện hay Ác đó sẽ thay đổi ra sao. Có người được điều kiện thuận lợi để khuynh hướng Thiện phát triển, đạo đức tăng trưởng. Có người không may, lọt vào môi trường xấu, khuynh hướng Ác nẩy nở, trở thành người mất đạo đức và bị xã hội luật pháp kết tội.
Mỗi người chúng ta đều có bổn phận (bắt buộc đấy) phải hoàn thiện đạo đức của mình dần dần, để cho sự có mặt của mình là niềm vui, sự yên tâm, sự an toàn của cộng đồng chung quanh. Nếu ta không tự hoàn thiện đạo đức của mình, ta sẽ trở thành gánh nặng, nỗi lo lắng, sự đe dọa, sự nguy hiểm cho cộng đồng chung quanh.
Đừng nói việc tu dưỡng đạo đức là việc tự giác của mỗi người. Không, việc tu dưỡng đạo đức thật sự là trách nhiệm bắt buộc của mỗi người để sự tồn tại của người đó không trở thành sự nguy hiểm cho người khác.
Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện xoay quanh đời sống thường ngày gia đình, công sở, trường lớp…phản ánh thực trạng của xã hội và cuối mỗi câu chuyện đều được cô đọng lại bằng những bài học đạo lý sâu sắc, đầy tính nhân văn.
Đạo đức là nền tảng cho sự tồn tại của cộng đồng xã hội. Con người có đạo đức sẽ tạo nên sự liên kết vững bền với nhau. Có đạo đức, con người có niềm tin với nhau. Có niềm tin với nhau, con người sẽ yên tâm sống, làm việc, học tập, phấn đấu, ước mơ, tu dưỡng. Có niềm tin với nhau, con người có thể hợp tác với nhau để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thiếu đạo đức, con người chỉ chực chờ làm khổ nhau. Thiếu đạo đức, con người không dám hợp tác với nhau để cùng sống cùng xây dựng. Xã hội vì thế sẽ lụi tàn hủy diệt.
Trong con người luôn tồn tại hai khuynh hướng trái ngược là Thiện và Ác. Thiện là lòng thương người thương vật, muốn cho mọi loài được an vui hạnh phúc. Ác thì ngược lại, chỉ muốn được phần mình mà bất chấp nỗi đau của kẻ khác.
Khi sinh ra, mỗi người đã có sẵn một số khuynh hướng Thiện và Ác đem theo từ đâu tận kiếp trước. Trong kiếp này, tùy theo điều kiện về môi trường, giáo dục, mà các khuynh hướng Thiện hay Ác đó sẽ thay đổi ra sao. Có người được điều kiện thuận lợi để khuynh hướng Thiện phát triển, đạo đức tăng trưởng. Có người không may, lọt vào môi trường xấu, khuynh hướng Ác nẩy nở, trở thành người mất đạo đức và bị xã hội luật pháp kết tội.
Mỗi người chúng ta đều có bổn phận (bắt buộc đấy) phải hoàn thiện đạo đức của mình dần dần, để cho sự có mặt của mình là niềm vui, sự yên tâm, sự an toàn của cộng đồng chung quanh. Nếu ta không tự hoàn thiện đạo đức của mình, ta sẽ trở thành gánh nặng, nỗi lo lắng, sự đe dọa, sự nguy hiểm cho cộng đồng chung quanh.
Đừng nói việc tu dưỡng đạo đức là việc tự giác của mỗi người. Không, việc tu dưỡng đạo đức thật sự là trách nhiệm bắt buộc của mỗi người để sự tồn tại của người đó không trở thành sự nguy hiểm cho người khác.
Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện xoay quanh đời sống thường ngày gia đình, công sở, trường lớp…phản ánh thực trạng của xã hội và cuối mỗi câu chuyện đều được cô đọng lại bằng những bài học đạo lý sâu sắc, đầy tính nhân văn.
Đạo đức là nền tảng cho sự tồn tại của cộng đồng xã hội. Con người có đạo đức sẽ tạo nên sự liên kết vững bền với nhau. Có đạo đức, con người có niềm tin với nhau. Có niềm tin với nhau, con người sẽ yên tâm sống, làm việc, học tập, phấn đấu, ước mơ, tu dưỡng. Có niềm tin với nhau, con người có thể hợp tác với nhau để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thiếu đạo đức, con người chỉ chực chờ làm khổ nhau. Thiếu đạo đức, con người không dám hợp tác với nhau để cùng sống cùng xây dựng. Xã hội vì thế sẽ lụi tàn hủy diệt.
Trong con người luôn tồn tại hai khuynh hướng trái ngược là Thiện và Ác. Thiện là lòng thương người thương vật, muốn cho mọi loài được an vui hạnh phúc. Ác thì ngược lại, chỉ muốn được phần mình mà bất chấp nỗi đau của kẻ khác.
Khi sinh ra, mỗi người đã có sẵn một số khuynh hướng Thiện và Ác đem theo từ đâu tận kiếp trước. Trong kiếp này, tùy theo điều kiện về môi trường, giáo dục, mà các khuynh hướng Thiện hay Ác đó sẽ thay đổi ra sao. Có người được điều kiện thuận lợi để khuynh hướng Thiện phát triển, đạo đức tăng trưởng. Có người không may, lọt vào môi trường xấu, khuynh hướng Ác nẩy nở, trở thành người mất đạo đức và bị xã hội luật pháp kết tội.
Mỗi người chúng ta đều có bổn phận (bắt buộc đấy) phải hoàn thiện đạo đức của mình dần dần, để cho sự có mặt của mình là niềm vui, sự yên tâm, sự an toàn của cộng đồng chung quanh. Nếu ta không tự hoàn thiện đạo đức của mình, ta sẽ trở thành gánh nặng, nỗi lo lắng, sự đe dọa, sự nguy hiểm cho cộng đồng chung quanh.
Đừng nói việc tu dưỡng đạo đức là việc tự giác của mỗi người. Không, việc tu dưỡng đạo đức thật sự là trách nhiệm bắt buộc của mỗi người để sự tồn tại của người đó không trở thành sự nguy hiểm cho người khác.
Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện xoay quanh đời sống thường ngày gia đình, công sở, trường lớp…phản ánh thực trạng của xã hội và cuối mỗi câu chuyện đều được cô đọng lại bằng những bài học đạo lý sâu sắc, đầy tính nhân văn.
[Sách song ngữ Việt- Anh]
Cuốn sách “Hiền Như Cỏ” là tổng hợp gồm ba bài giảng của TT. thượng Chân hạ Quang.
Bài “Sợ nợ cũng là đạo đức” nói về ân nghĩa qua lại giữa chúng sinh tạo thành món nợ ràng buộc lẫn nhau, để rồi những kiếp tái sinh sau họ sẽ gặp lại, trả nợ cho nhau, kết thêm thuận duyên hoặc nghịch duyên mới… Sức mạnh khủng khiếp của nghiệp cuốn chúng sinh vào trong luân hồi bất tận. Mỗi một hạt cơm, giọt nước, mỗi tình cảm mà chúng ta thọ nhận đều là một món nợ khiến chúng ta nặng lòng. Cho nên người có đạo đức là người biết sợ nợ. Đối với người đệ tử Phật thì chúng ta lại càng không cho phép bản thân quên đi bất cứ ân nghĩa nào mà mình đã thọ nhận trong đời, và luôn buộc mình phải sống làm sao, tu làm sao để đền đáp xứng đáng và vượt hơn những ân nghĩa ấy. Đó cũng là cách duy nhất để chúng ta hóa giải những nghiệp duyên luẩn quẩn của thế gian, rồi mở ra mối tương duyên tốt đẹp trong đạo và kết duyên lành để giáo hóa chúng sinh.
Chủ đề “Hiền như cỏ” xuất phát từ câu “hiền như cỏ, nhỏ như trái sung, anh hùng như chiến tướng”, biểu trưng cho ba tính chất có vẻ ngược nhau nhưng làm thành một nội tâm viên mãn: đó là hiền lành như hư vô, khiêm cung như đất nhưng trung kiên, dũng cảm tựa ngọn núi cao sừng sững dưới mặt trời. Việc phân tích về ba tính chất này sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về giáo lý đạo Phật để chúng ta có được cách cư xử đúng đạo lý nhất, tránh thiên lệch, sai lầm.
Bài “Em nhìn thấy gì” nhấn mạnh bản chất tâm hồn con người hiện lên qua suy nghĩ của chính mình. Đối trước một sự vật, sự việc giống nhau nhưng mỗi người lại liên tưởng đến những ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào nội tâm người đó là thiện hay ác, tầm thường hay cao cả, loạn động hay yên lắng. Đặc biệt, khi tu đúng rồi thì con mắt trí tuệ mở ra, cho phép chúng ta nhìn thấy đạo lý ngập tràn trong từng điều giản đơn, gần gũi nhất.
Thông qua ba bài giảng trong tập sách này, hy vọng quý Phật tử, đạo hữu gần xa có thể tìm thấy cho mình nhiều bài học quý giá, một vài niềm vui tinh thần nho nhỏ trên con đường học Phật, tu Phật đầy gian khổ nhưng vô cùng ý nghĩa này.
—
-Trích sách-
Kinh Pháp Cú là một tập hợp những câu dạy ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa của Đức Phật trong ba trăm trường hợp giáo hóa khác nhau.
Những bài kệ trong Kinh Pháp Cú luôn được gắn với một sự kiện xảy ra thời Đức Phật, liên quan đến sinh hoạt, sự tu tập hay giáo hóa của Đức Phật và chư Tăng. Nhân sự kiện đó Đức Phật mới kể một truyện tích vào kiếp xưa để giải thích rõ về nhân quả cho mọi người cùng hiểu, rồi Phật mới rút lại thành vài câu ngắn gọn, súc tích nhưng vô cùng đanh thép để người nghe ấn tượng và dễ ghi nhớ hơn. Vì thế, khi học Pháp Cú, chúng ta sẽ hiểu nhiều hơn về bối cảnh xã hội, tổ chức Tăng đoàn thời Đức Phật cũng như cuộc đời giáo hóa đầy vinh quang nhưng cũng không ít chướng ngại của Người. Mỗi bài kệ Pháp Cú sẽ vẽ nên một bức tranh sống động về Đức Phật và Tăng đoàn, để nhìn vào đó chúng ta có thể dễ dàng hình dung về cuộc đời và những công hạnh vĩ đại của Phật và các vị Thánh đệ tử phi thường.
Bộ sách Những Điều Thú Vị Từ Truyện Tích Pháp Cú là tập hợp nội dung của hơn tám mươi bài giảng của TT. thượng Chân hạ Quang tại chùa Từ Tân, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian rất dài. Tập 1 của bộ sách này bao gồm 5 bài đầu tiên trong loạt bài giảng, như: Tâm làm chủ, Hiềm hận, Tranh cãi, Quán bất tịnh, Tường là đúng ứng với 12 bài kệ Pháp Cú cùng các truyện tích liên quan.
Trong đó, bài Tâm làm chủ nói về cấu tạo của tâm thức, nguyên nhân hình thành và những điều kiện ảnh hưởng đến cái muốn của ta. Tâm dẫn đầu tất cả, có tâm mới có hành vi tạo nghiệp. Nhưng sự thật khi phân tích kỹ ra thì chúng ta thấy tâm gồm rất nhiều phần, trong đó có phần chính là ý muốn, có ý muốn rồi ta mới nói hay hành động. Và để có được cái muốn tốt thì còn cần rất nhiều điều kiện khác, nhiều sự tu dưỡng, nhiều sự chuẩn bị lâu dài phía sau.
Bài Hiềm hận, Tranh cãi, Tưởng là đúng lại đề cập đến những truyện tích nổi tiếng trong cuộc đời giáo hóa của Đức Phật, qua đó chúng ta cũng hiểu thêm về đặc điểm tâm lý của con người và cách hóa giải những tâm lý bất thiện ấy trong tâm, để từng bước hoàn thiện đạo đức của bản thân và đem đến cuộc sống an vui, hạnh phúc cho mọi người chung quanh.
Cuối cùng, bài Quán bất tịnh sẽ cho ta hiểu thêm về cơ chế sinh lý, tâm lý bí mật sâu thẳm trong con người, những hệ lụy từ cuộc sống buông lung, không kiềm chế và những phương pháp để vượt qua sự cám dỗ, mời gọi của bản năng.
Công phu tu tập chính là giá trị cốt lõi, vững bền và quan trọng nhất của đạo Phật đối với thế giới. Vì thế những người đệ tử phật phải không ngừng nỗ lực tu hành, gây tạo công đức để không chỉ thăng tiến tâm linh cho bản thân mà cũng để giữ gìn niềm tin, sự hy vọng của mọi người dành cho đạo Phật.
Mong rằng quý Phật tử sẽ tìm được cho mình nhiều bài học giá tri, hữu ích cho đời sống cũng như sự tu hành qua những bài đạo lý trong đây.
➖➖➖
Trích sách:
BÌNH THẢN TRƯỚC LỜI KHEN LÀ MỘT THƯỚC ĐO ĐẠO LỰC
Khi phước của chúng ta đã tăng thì lời khen cũng đến nhiều hơn, và bài học cũng bắt đầu khó dẫn. Chẳng hạn, một người làm việc quá tốt, uy tín cao, được đề bạt lên chức… tức là phước tăng, thì lời khen cũng tăng.
Ngày trước đồng nghiệp chỉ nói: “Anh làm việc giỏi lắm” nhưng sau này vì người đó đã hoàn thành những nhiệm vụ cực kỳ xuất sắc, mang lại lợi ích lớn cho tập thể nên đã được viết nguyên bài báo ca ngợi. “Kể từ khi có ông ấy về đây, mọi chuyện đã thay đổi. Các nhân viên nhìn nhau với ánh mắt thiện cảm hơn, chia sẻ được với nhau niềm vui nỗi buồn, tình đoàn kết trong công ty gắn bó hơn. Công ty đã vượt qua những khó khăn, đi từ thành tựu này đến thành tựu kia….
Nếu mình là người được nói đến trong bài báo, đọc xong ta sẽ cảm thấy muốn “rụng rời tay chân”. Một cảm xúc mạnh mẽ chiếm trọn tâm hồn làm ta không thể điều khiển được cơ thể mình, đầu óc không làm chủ được tay chân mình, buông thõng xuống gọi là “rụng rời tay chân”. Chỉ bởi vì trước niềm vui hay nỗi buồn quá lớn hoặc cơn sợ hãi quá mạnh, chúng ta sẽ bị choáng, bị sốc.
Lúc cái phước đã tăng thì đương nhiên lời khen cũng sẽ nhiều hơn, và đó là bài học cũng khó dần dẫn cho người Phật tử. Người không tu theo đạo Phật thì họ sẽ vui và được quyền vui vì đã cống hiến và xứng đáng với lời khen tặng đó. Nhưng vì chúng ta là đệ tử Phật, chúng ta phải thực hành theo lời dạy của Người:
𝐂𝐮̃𝐧𝐠 𝐯𝐚̣̂𝐲, 𝐠𝐢𝐮̛̃𝐚 𝐤𝐡𝐞𝐧 𝐜𝐡𝐞̂
𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐭𝐫𝐢́ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐛𝐚̣̂𝐧 𝐥𝐨̀𝐧𝐠.
Được tặng nguyên một bài báo ca ngợi, dù rất biết ơn người viết nhưng lòng ta bình thản 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐦𝐚̣̆𝐭 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐡𝐨̂̀ 𝐭𝐡𝐮 𝐩𝐡𝐚̆̉𝐧𝐠 𝐥𝐚̣̆𝐧𝐠. Chúng ta phải tu cho được như vậy mình mới có thể đi đến giác ngộ giải thoát được.
Sách thuần Việt
TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT
Trong cuộc sống, chúng ta thường lúng túng khi phải lựa chọn, đưa ra quyết định về những phương diện, khía cạnh đối lập nhau như: tinh thần và vật chất, lý trí và tình cảm, đúng hay sai, nhân hay quả…
Liệu cách ứng xử nào là hợp lý?
Chọn 1 trong 2 phương diện hay cân bằng?
Làm thế nào để 2 yếu tố cùng tồn tại song song?
Có phải tất cả chỉ là tương đối? Hay có một điều gì khác là tuyệt đối trong cuộc đời?
Bộ sách TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT đề cập đến những phạm trù, phương diện, quan điểm tưởng như đối lập và riêng biệt trong cuộc sống, nhưng với cái nhìn sâu sắc, tinh tế, khoa học, Thượng Toạ đã phân tích và chỉ ra đó lại là những cặp yếu tố không thể tách rời, nằm lẫn trong nhau, yếu tố này là nguồn gốc, phương tiện của yếu tố còn lại, phát triển song hành và hỗ tương nhau.
Với những vấn đề quen thuộc cả trong khía cạnh cuộc sống và trong đạo pháp mà bất cứ ai trong chúng ta cũng từng đối mặt như: tinh thần và vật chất, tình cảm và lý trí, đúng và sai, nhân và quả, tương đối và tuyệt đối… bộ sách là kim chỉ nam để mỗi người có thể nhận thức và điều chỉnh hành vi, đạo đức trên từng khía cạnh, phương diện và hướng đến những giá trị tinh thần, tâm linh cao cả.
Bộ sách là hành trang để làm nên chất liệu cuộc sống, giúp mỗi người có quan điểm sống đúng đắn và biết cân bằng những yếu tố đối lập để hướng đến sự hoàn thiện về đạo đức, tâm hồn.
➖➖➖
🌿Trích dẫn sách🌿
Nhiều tín ngưỡng, nhiều giáo phái mới xuất hiện thường nói theo kiểu: “Nếu ai tu theo đạo này sẽ được thần linh che chở, còn những ai không tin theo thì sẽ xuống địa ngục” hoặc “ngày tận thế sắp đến, nếu các con không theo ta thì ngày đó các con sẽ bị tiêu diệt, còn nếu theo ta thì các con sẽ bị tiêu diệt, còn nếu theo ta thì các con sẽ được thần linh bảo vệ, sẽ sống vinh quang sau ngày tận thế”…Những lời khẳng định nghe rất quyết liệt như vậy sẽ khiến người yếu bóng vía tin và theo ngay. Mà có điều lạ là bằng lý luận này người ta đã thu hút được khá nhiều tín đồ trong đó có cả người trí thức, nhà khoa học. Nhưng sự thật là những giáo lý này rất tai hại, bởi nó khiến người đi theo phát sinh tâm lý không tôn trọng con người. Như vậy giáo lý này sai. Còn nếu chúng ta đến với một đạo lý mà nghe nói: “nếu con theo ta thì con phải làm đất, làm bụi cho mọi người bước lên mà đi, nếu chấp nhận được thì theo, không thì đành chịu” thì coi chừng vị thầy này đúng. Vì không biết những điều tốt đẹp gì sẽ chờ đợi ở phía sau nhưng trước hết nếu tu như thế thì chắc chắn ta sẽ khiêm tốn hơn, biết cúi đầu, biết tôn trọng mọi người. Giáo lý này đúng so với tiêu chuẩn đạo đức căn bản là khiêm hạ.
Nếu có ai hỏi: “Cái gì là rộng lớn nhất; sức mạnh nào là khủng khiếp nhất; và điều gì là khó khăn nhất?” chúng ta sẽ trả lời họ rằng: “Rộng lớn nhất là dòng đời của một chúng sinh chưa hiểu đạo lý; mạnh mẽ nhất là sức mạnh của sinh tử luân hồi, cuốn chúng ta đi trong dòng đời; và cực khổ nhất là đi ngược lại dòng chảy ấy”. Mà tu hành cũng chính là đi ngược lại dòng đời đó.
➖➖➖
Ai sống trên đời mà không gặp được một đạo lý cao thượng để dẫn dắt tâm linh; không có một mục tiêu chân chính để theo đuổi, hướng về; không có một bậc thầy vĩ đại để nương tựa, học hỏi và dâng trọn niềm tôn kính, thì người đó vẫn là người bất hạnh. Vì họ chưa thể định hướng cuộc đời mình sẽ đi về đâu, chưa đủ trí tuệ để phân biệt thiện-ác, đúng-sai và chưa đủ sức mạnh để vượt qua những cám dỗ, thử thách của cuộc đời. Một lúc nào đó, trên dòng đời hối hả bon chen này, họ sẽ bị cuốn theo những thú vui tầm thường, sẽ mắc phải những lỗi lầm đáng tiếc. Để rồi khi kết thúc một kiếp người, điều họ mang theo chỉ là sai lầm, tội lỗi và sự trôi lăn trong vô số kiếp về sau.
TU LÀ ĐI NGƯỢC DÒNG ĐỜI sách song ngữ Việt- Anh tập hợp những câu chuyện phân tích về sự tu hành, cùng nhau trả lời câu hỏi tu là gì, tu làm sao cho đúng, để hiểu rõ hơn về con đường mà mình sẽ đi.
♦️Mục lục:
Lời mở đầu
Chương 1: Tu là gì
Chương 2: Tu cho ai
Chương 3: Tu thế nào cho đúng
Chương 4: Sao khó tu đến thế
Chương 5: Tu là đi ngược dòng đời
Chương 6: Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng
Lời kết
[Sách song ngữ Việt- Anh]
ĐAU KHỔ DO ÍCH KỶ, HẠNH PHÚC DO VỊ THA
Có một gia đình trí thức giàu có, người cha bị bệnh lao phổi phải nhập viện điều trị. Những người con thay phiên nhau vào chăm sóc cha. Người nào đến phiên vào viện cũng đeo khẩu trang vì sợ lây bệnh. Ở trong phòng cũng có một ông già đang điều trị bệnh lao. Anh con trai ở quê lên nuôi cha một mình, và không bao giờ đeo khẩu trang.
Khi anh ra hành lang, người con của gia đình trí thức hỏi: “Sao anh | không đeo khẩu trang?” Anh kia nói:
Đeo cũng được, nhưng thấy tội nghiệp ông già. Sợ ông nghĩ mình gớm rồi ông tủi thân, mặc cảm, tội nghiệp ổng. Nuôi mình từ nhỏ đến lớn ông không sợ bẩn, bây giờ ông bệnh một chút thì mình lại sợ. Kệ. Đời sống chết có số”.
Nghe rồi người con trí thức suy nghĩ lại: “Anh này là nông dân có vẻ ít học nhưng những điều anh suy nghĩ, những điều anh làm lại rất cao cả, sâu sắc. Còn mình thì trí thức biết đủ thứ mà điều mình làm thật cạn cợt. Mình nghĩ tới bản thân nhiều hơn nên mình lo sợ, khó chịu, khổ sở. Anh ấy biết nghĩ cho người khác nên anh sâu sắc hơn, thanh thản hơn, không còn cái lo sợ nữa”.
Cùng là nuôi người cha già bị bệnh nhưng một người thì khó chịu, khổ sở vì sợ lây bệnh. Còn chàng hai lúa kia thanh thản, không lo sợ, không khổ vì anh chỉ nghĩ tới cha mình.
Như vậy ta thấy nguyên nhân thật sự của đau khổ hay hạnh phúc nằm ở trong tâm. Ta đau khổ do vị kỷ, ta hạnh phúc bởi vị tha. Và như thế, trí thức chưa chắc đem lại đạo đức, vị tha; mà muốn có đạo đức chúng ta phải tu luyện, huấn tập, tư duy, chiêm nghiệm về nó.
Trích sách “Đứng nhìn hạnh phúc”