Điện thoại hỗ trợ: 083.8462646

SÁCH PHẬT GIÁO

Hiển thị 109–120 của 128 kết quả

  • Thiền tịnh song tu

    17,000 

    Đa số những người nghiên cứu đạo Phật đều biết Thiền tông là cội gốc của đạo Phật. Các vị Tổ của ta từ nhiều đời trước đều là Thiền sư, thế nhưng tại sao đến đời đệ tử của các Ngài lại tu theo Tịnh Độ, đồng thời tạo nên sự chia rẽ trong nội bộ Phật giáo?

    Theo dòng lịch sử, với sự chuyển biến của thời cuộc, Tịnh Độ tông đã ra đời với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng tựu chung lại, người theo Tịnh Độ chỉ niệm Phật với ước nguyện vãng sinh cực lạc, và vì dễ tu nên nhiều người theo. Đồng thời, bên Thiền tông cũng có những Thiền sư đắc đạo lẫy lừng nên cũng thu hút khá nhiều đệ tử. Và như thế cả hai dòng cứ đi song song nhau như thế rất lâu. Tuy nhiên, đi song song nghĩa là có chia rẽ. Người tu Thiền cho là mình tu “trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật”; người tu Tịnh Độ thì quan niệm “niệm Phật nhất tâm, vãng sinh Cực Lạc quốc”. Hai khuynh hướng này nghe chẳng hề giống nhau, làm cho nhiều người phải phân vân tự hỏi “Đạo Phật là của ai?”. Câu hỏi đó cứ ngấm ngầm mà tạo nên mầm chia rẽ vô cùng trầm trọng.

    Các vị Tổ Sư đã ray rứt, không muốn đạo Phật bị chia cắt nên tìm cách dung hợp lại bằng cách khởi xướng, khuyến khích phương pháp THIỀN TỊNH SONG TU. Các vị xiển dương “Tu tịnh Độ nếu có thêm Thiền, hoặc tu Thiền có thêm Tịnh Độ thật chẳng khác chi Hổ Thêm Sừng”

    Kính mời quý Phật tử cùng đọc ấn phẩm THIỀN TỊNH SONG TU để tìm hiểu sâu hơn về hai Tông phái phổ biến của Phật giáo Việt Nam, từ đó thấy được sự quan trọng của cả hai trên bước đường tu tập của bản thân mình.

  • Bán hết

    Phía sau hạnh phúc

    40,000 

    [Sách song ngữ Việt- Anh]

    Cuộc sống của mỗi người chúng ta suy cho cùng chỉ là mải miết đi tìm hạnh phúc. Nếu cuộc sống của mỗi người không có mục đích hạnh phúc phía trước, đời người ta sẽ không còn hy vọng, không nỗ lực bước tới để vượt qua bao đắng cay, khổ cực.

    Tùy theo trí tuệ, đạo đức, đạo lý được học của mỗi người mà ta đi tìm hạnh phúc khác nhau. Riêng người đệ tử Phật phải biết phía sau của hạnh phúc mà mình mong cầu là gì, vì cái phía sau này mới ẩn chứa nhiều điều đáng sợ.

    Hạnh phúc và đau khổ là hai mặt trái nhau, đều là cảm giác nơi chính bản thân mình. Nguyên nhân của đau khổ là vị kỷ, nguyên nhân của hạnh phúc là vị tha.

    Chúng ta phải xác định hạnh phúc của đời mình là gì, để chọn hướng đi đúng vì có khi con đường chúng ta tưởng là dẫn tới hạnh phúc lại đi tới vực sâu hay địa ngục. Hay có những con đường đưa chúng ta tới an vui mà chúng ta lại không biết. Nếu ý muốn hạnh phúc của chúng ta đúng thì chúng ta bước đi trên con đường đúng để đi tới hạnh phúc; ngược lại, nếu ý muốn của chúng ta sai thì chúng ta sẽ bước đi trên con đường sai lầm và gặp nhiều đau khổ.

    Vậy đâu mới là hạnh phúc chân thật, và đằng sau những điều chúng ta tưởng là hạnh phúc kia thực sự là gì? Và đâu mới là hạnh phúc tột cùng?

  • Bán hết

    Đường đời đường đạo

    35,000 

    SỰ KHẮC NGHIỆT GIỮA HAI SỰ LỰA CHỌN: ĐƯỜNG ĐỜI – ĐƯỜNG ĐẠO
    Đi trên con ĐƯỜNG ĐỜI ta vì bị vô minh, bản ngã dẫn dắt nên luôn tạo nhiều nghiệp chướng và phải tái sinh ở kiếp khác để trả nghiệp. Sự xuất hiện của ta ở kiếp trước, sự tái sinh của ta ở kiếp sau được hình thành bởi hai yếu tố:
    – Một là do tâm ta còn ái luyến nên thúc đẩy ta phải tái sinh.
    – Hai là những nghiệp thiện ác mà ta đã gieo, những món nợ mà ta đã vay với chúng sinh đều phải trả lại sau khi tái sinh.
    Do vậy, con ĐƯỜNG ĐẠO dạy ta cũng hai điều:
    – Một là dạy ta làm chủ tâm hồn mình để đừng bị ái luyến, đắm nhiễm, vì đó là yếu tố đưa đến tái sinh.
    – Hai là dạy ta đừng gieo oan trái, tội lỗi, nợ nần với chúng sinh để không bị trì, bị kéo trở lại mà phải tái sinh luân hồi.
    Vậy chúng ta TU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CHẤM DỨT TÁI SINH? Phải thứ nhất là tu tâm, thứ hai là tu nghiệp đối với chúng sinh:
    – Tu tâm để đừng tái sinh, nghĩa là đừng để tâm mình bị ái luyến đắm nhiễm.
    – Tu nghiệp là đừng để biến thành nợ nần, oan trái, khúc mắc, hận thù với chúng sinh mà phải đầu thai để đền trả nợ nần.
    Trích sách “Đường Đời Đường Đạo”

  • Bán hết

    Lòng tôn kính Phật vô biên

    40,000 

    CÔNG ĐỨC TỪ LÒNG TÔN KÍNH PHẬT
    Chúng ta hãy lễ kính Phật với tất cả lòng biết ơn, tôn kính. Nếu được như vậy thì phước của ta sẽ tăng lên từng ngày, nghiệp xưa mỏng dần và tội lỗi cũng được bớt đi. Ở những kiếp xưa mình có thể đã gây nên nhiều tội, nay mình chuộc lại chỉ bằng lòng tôn kính Phật, bằng sự lễ kính mỗi ngày khiến nghiệp xưa mỗi lúc mỏng dần và phước đức sẽ ngày càng thêm phát triển.
    Và khi phước đã tăng thì đời sống sẽ trở nên dễ chịu, thoải mái, tốt đẹp hơn. Chúng ta nhanh chóng có thêm trí tuệ để biết được lỗi của mình, việc sai biết sai, việc đúng biết đúng. Mình làm việc gì cũng dễ đúng hơn, dung mạo đẹp dần, và uy đức sẽ ngày thêm lớn mạnh. Những lời mình nói sẽ được người quý trọng, phiền não trong tâm cũng dễ được kiểm soát, dù sinh cõi giới nào thì cũng là cõi Phật, dễ gặp Phật Pháp và thực hành theo Phật Pháp. Một khi trong lòng đã đầy ắp lòng tôn kính Phật, ma không dám nhập và quỷ thần cũng không dám tác động vào tâm. Công đức lễ kính Phật vì thế thật lớn lao, giúp ta an ổn một đời tu hành tinh tấn.
    Hãy nhớ rằng: điều rất căn bản trong sự tu hành chính là lòng tôn kính Phật. Chúng ta phải làm sao để hiểu được Phật sâu sắc và yêu kính Người vô hạn.
    Chỉ cần yêu kính Phật thôi, để dù sống hay chết chúng ta cũng không màng điều gì khác nữa.
    Chỉ cần yêu kính Phật thôi, chúng ta sẽ có được hết tất cả, từ tình thương yêu con người cho đến muôn loài, vạn vật…

    SỰ NGUY HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÙA CHÚ
    Ví dụ, khi chúng ta sắp phải đi một chuyến buôn xa, mình đến ông thầy xin lá bùa để chuyến đi thuận lợi. Ông thầy kêu âm binh về, viết xong lá bùa rồi đưa mình cầm theo. Đúng là trong chuyến đi mình thuyết phục người rất tốt, đối tác bỗng nhiên rất dễ dãi, họ bán cho mình giá rẻ nên khi về mình bán lại được giá cao. Chính lá bùa tác dụng đến những âm binh khiến họ tác động vào tâm mọi người nên sự mua bán mọi chuyện đều thuận lợi. Tác dụng đó chính là dùng thần lực, thần thông, phép lạ, để can thiệp vào đời sống thực tế nên kinh doanh trên phương án này thật sự rất lời.
    Mặc dù vậy, đó lại là điều vô cùng nguy hại, bởi vì sao?
    Thứ nhất, mình sẽ ỷ lại vào lá bùa và không còn thiết tha làm phước, không bao giờ quan tâm đến nhân quả, đến phước đức, đến sự trả vay. Đệ tử một ông thầy bùa thường hay dùng phép thuật can thiệp vào đời sống của con người. Họ là những người ít tin nhân quả, không chịu làm phước, không chịu trau dồi đạo đức vì luôn ỷ lại người thầy viết chú, vẽ bùa, thay đổi số phận từ tối thành sáng. Chính sự ỷ lại, chủ quan đó đã giết họ ngay trong kiếp này và vô lượng kiếp khác.
    Tai hại thứ hai là họ mắc nợ cả đàn âm binh theo phù hộ, những vong linh mang hình hài con mèo, con chó, con trâu, con cọp, hoặc mang cả hình người đi theo họ vì lá bùa ông thầy đã vẽ. Nguyên đám âm binh có khi lên đến cả bốn, năm trăm tên. Một kiếp nào đó tự nhiên mình mắc nợ những bốn, năm trăm mạng, chúng hạch sách mình đủ điều, làm khổ mình đủ chuyện mà mình không biết tại sao. Khi thỉnh bùa mình chỉ biết có ông thầy, rồi khi trả tiền, trả công thì cũng chỉ biết ông thầy mà không hề biết mình mắc nợ âm binh; mà đã là âm binh thì chúng không hiền và chẳng thể từ bi, một kiếp nào đó chúng sẽ phá và hại mình đến ngây dại.
    Tai hại thứ ba là mình mắc nợ người bán hàng giá rẻ. Họ bán giá rẻ vì âm binh tác động nên mình mắc nợ và mình phải trả, không trả kiếp này thì cũng phải trả ở những kiếp sau. Và cũng vì thế mà mình mắc nợ với cả người đã mua lại giá cao. Họ mua giá cao nên lời mình được hưởng, còn nợ thì mình phải trả, kiếp này không trả thì những kiếp sau phải trả.
    Cho nên, dùng thần thông hay phép lạ can thiệp vào đời sống chỉ gây tai họa, gây mất đạo đức và gây nợ về sau, dù trong cõi vô hình cũng như cõi hữu hình, chắc chắn một điều là mình sẽ cực kỳ đau khổ. Cái lợi mình hưởng không bao nhiêu so với bội lần cái nợ mình gây tạo, mà đã mang nợ thì chẳng khi nào sung sướng.
    Đức Phật vì thế không bao giờ vận dụng thần thông bừa bãi. Ngài chỉ dạy chúng ta làm những điều lành, gia hộ cho ta làm những điều tốt. Khi ta quá khổ, Người dùng thần thông che bớt cho ta nếu nhận thấy những phút vị lai ta vẫn biết gieo tạo phước lành. Vì thế, chúng ta cần ghi nhớ rõ điều này: chúng ta bắt buộc phải làm phước bù lại khi toại nguyện điều đã xin với Phật.
    Đức Phật ít khi muốn dùng thần thông mà chỉ muốn chúng ta đạt hạnh phúc bằng vốn phước của chính mình. Mình phải hiểu điều này thì mới thấy được sự vĩ đại của Phật. Có khi ta thấy Phật thật lạnh lùng, nhưng đó là vì Phật thật sự thương mình, vì thương mình nên không thể nào mỗi chuyện mỗi ban ân. Phật vì thương mình nên Phật muốn tôi luyện mình trong đau khổ, trong vất vả để mình cứng cáp và sẽ sống tốt hơn.Vì chỉ có sự cực nhọc và kham khổ mới giúp ta nên người. Đức Phật mong ta đi qua đau khổ để ta rèn luyện, ta trau dồi, ta tu tập. Nếu chúng ta luôn sống trong sự sung sướng thì rất khó lòng để trở nên tốt hơn. Những người từ nhỏ tới lớn chỉ sống trong nhung lụa, trong sự thương yêu, chiều chuộng đều rất khó trở thành người hữu ích. Những người đã từng trải qua đau khổ sẽ rất dễ có lòng thương cảm, thương yêu con người và biết chia sẻ với mọi người nhiều hơn.
    Trích sách “Lòng tôn kính Phật vô biên”

  • Bán hết

    Như đi trong sương

    22,000 

    LỢI ÍCH KHI ĐƯỢC GẦN GŨI BẬC THIỆN LÀNH
    Thật sự tâm chúng ta tuy vô hình, vô tướng nhưng luôn lan tỏa ra xung quanh. Do đó, khi ta gần một người có tâm lành, dù người ấy chưa nói gì, chưa làm gì, tâm ta vẫn bị ảnh hưởng. Còn khi ta ở gần một người xấu ác thì dù người đó cũng chưa làm gì, chưa nói gì, tự nhiên sự xấu ác trong lòng ta vẫn bị lây lan và lớn dậy.
    Như có trường hợp, cha mẹ rất sang trọng, rất trí thức, do thời gian bận rộn nên phải giao con cho vú em. Người vú em này ở quê, chưa có ý thức về đạo đức, về sự sang trọng trong xã hội. Đứa bé được nuôi nấng, ôm ấp bởi người vú em ấy thì khi lớn lên, tâm tính không giống cha mẹ mà giống người vú em: nói sẵng giọng, quê mùa, cục mịch, thô lỗ trong khi cha mẹ đứa bé rất sang trọng, lịch sự. Chỉ bởi vì từ nhỏ tâm của người vú em kia dần chuyển sang tâm của đứa bé.
    Cha mẹ đứa bé đến chùa than thở với chúng tôi: “Tụi con là những người có học thức, đối xử đàng hoàng mà sao con của chúng con lại thô lỗ?” Và được trả lời: “Vì người nuôi đứa bé là người như thế nên đứa bé bị ảnh hưởng theo”. Đứa trẻ có thể chưa hiểu người vú em nói gì nhưng từ tâm đi vào tâm, tâm ảnh hưởng đến tâm. Chính vì vậy, Tổ đã răn nhắc chúng ta phải gần gũi với bậc thiện lành để trở nên tốt hơn.
    Trích sách “Như đi trong sương” trang số 17, 18

  • PHÉP LẠ

    35,000 

    [Sách song ngữ Việt- Anh]

    Phép lạ là điều không có nguồn gốc vật lý hay sinh học, mà là biểu hiện một năng lực khác thường của con người, hay là một thông điệp của thần thánh gửi đến con người.

    Ví dụ như việc thần thánh hiện ra trên mây; có người có thể nói chuyện được với người âm hoặc đọc được tâm người khác; những vị thầy có khả năng khiến người khác hết bệnh mà không cần dùng thuốc… Rất nhiều những trường hợp như thế mà ta có thể gọi là phép lạ. Và hệ quả là phép lạ sẽ được mọi người thán phục, kính trọng, quy ngưỡng, hướng về nhằm cầu mong một sự thay đổi về số phận của mình. Tuy nhiên, phép lạ xuất hiện thì luật nhân quả lại dễ bị bỏ quên.

    Ta mãi đi tìm những phép lạ trên trời cao, trong hang sâu, trong miếu lạ, nhưng đâu biết rằng phép lạ có từng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Phép lạ là khi ai xin thì ta cho, ai cần thì ta giúp, đó là lòng ta khởi lên tâm yêu thương con người, ta có thể lấy ra một phần tài sản của mình để giúp đời, cứu người… Thế nên, người mà không bay được lên trời, không chui được xuống đất nhưng những điều người đó nói ra, những việc người đó làm luôn luôn đưa con người xích lại gần nhau, biết thương yêu, đoàn kết với nhau để chung tay xóa bỏ dần bóng đêm tội lỗi, những ích kỷ, hận thù, ganh ghét, hơn thua…đó mới chính là phép lạ.

    Muốn thực hiện được phép lạ thì ta phải cố gắng rất nhiều đến mức độ phi thường, cái phi thường giữa đời thường.

    Giữa những người ganh ghét ta sống không ganh ghét

    Giữa những người thù hận ta sống không thù hận

    Giữa những người ích kỷ ta sống không ích kỷ

    Giữa những người chỉ lo cho mình ta biết lo cho mọi người…

     

  • Bán hết

    Lúa và cỏ

    22,000 

    TẠI SAO TA LỰA CHỌN ĐI THEO CHÁNH PHÁP?
    Đi theo Chánh Pháp ta phải tu hành vất vả vì nó đi ngược lại bản năng ích kỷ tham sân si của con người. Ngược lại, tà pháp giống như cỏ, không trồng mà mọc dễ dàng vì nó vuốt ve bản ngã, chiều theo cái tham sân, ích kỷ của con người. Ta cứ nhìn vào đó để xác định chánh hay tà mà chọn đi theo hay chối bỏ, diệt trừ.
    Tại sao ta lựa chọn đi theo Chánh Pháp?
    Thứ nhất, đó là vì trách nhiệm với chính cuộc đời mình. Nếu chọn tà pháp có nghĩa là ta đã chọn đi trên một con đường xấu, trên đó ta chỉ làm điều xằng bậy và kết quả đang chờ đợi ta ở cuối con đường là các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Cho nên, vì trách nhiệm với chính mình, ta phải theo Chánh Pháp dù vất vả và cũng luôn tâm niệm rằng:
    “Dù có khổ, quyết không đối hướng
    Chỉ một đường cao thượng mà đi.”
    Thứ hai, đó là vì trách nhiệm đối với xã hội. Bởi lẽ cứ thêm một người tà, một người mê tín thì xã hội thêm một nỗi bất an, hỗn loạn, thêm nhiều điều ác lan tràn. Ngược lại, tăng thêm một người theo Chánh Pháp thì xã hội tiến lên một bước đến sự an vui, đạo đức. Nghĩa là nếu nhà trường, nhà chùa dạy tốt thì chính quyền, công an đỡ vất vả vô cùng, chỉ cần điều chỉnh chứ không cần phải cực khổ xử lý đối với các vi phạm, các loại tội phạm. Còn nếu nhà trường dạy không tốt, như chùa dạy giáo hóa không hiệu quả khiến tà ác tràn ngập thì những người trong chính quyền sẽ khổ. Chữ “khổ” này đồng nghĩa với cả việc tốn kém tiền bạc, ngân sách của Nhà nước. Xử lý một vụ việc vi phạm nào cũng đều có tốn kém và tiền đó cũng là tiền của người dân, của chúng ta đóng thuế. Vì thế, nếu ta đem lại sự bình an, ổn định tốt đẹp cho xã hội thì ta đã tiết kiệm được rất nhiều tiền của cho Nhà nước.
    Ví dụ như có một bà già neo đơn, gia cảnh khó khăn. Bà nghèo khổ, đau bệnh nên dù không đóng góp được một chút gì cho xã hội nhưng vì chính sách nhân đạo nên Nhà nước cũng chu cấp một khoản ngân sách và giao cho Mặt trận hay thôn xóm chăm sóc bà. Nhưng nếu trong xóm đó có vài gia đình biết đạo thì họ sẽ thay phiên nhau đến trông nom, chăm sóc bà cụ. Những gia đình đó không tốn kém thêm bao nhiêu mà Nhà nước không cần phải chi tiêu nữa, chỉ cần đến thăm hỏi. Như vậy rõ ràng đạo đức của từng người đã góp phần giảm bớt sự tiêu hao cho ngân sách quốc gia, và Nhà nước có thể tích lũy tiền đó để đầu tư vào những việc khác.
    Bởi vậy, nếu đi theo Chánh Pháp là ta đã đem đến đạo đức cho mình và mang lại bình yên cho xã hội. Thế nên, ta phải có trách nhiệm với chính mình và có trách nhiệm với xã hội trong việc quyết tâm đi tìm Chánh Pháp. Giống như việc trồng lúa, dẫu phải vất vả, cực khổ ta cũng phải cố gắng vượt qua mà làm cho bằng được.
    Trích sách “Lúa và Cỏ”

  • Bản năng và lý trí

    45,000 
    Sách song ngữ Việt- Anh
    BẢN NĂNG VÀ LÝ TRÍ
    🌿Trích sách “Bản năng và lý trí”🌿
    QUAN NIỆM THỜI THƯỢNG
    “…Trên báo chí, chúng tôi thấy có bà mẹ đã dạy con “hãy lắng nghe trái tim mình, rồi con sẽ ít có sai lầm”.
    Lắng nghe trái tim mình nghĩa là đi theo tình cảm, theo bản năng. Hễ mình thích cái gì, cứ làm cái đó. Và cái quan niệm sống theo trái tim, nghe theo trái tim được nhiều người cho là thời thượng. Họ đâu biết rằng lối sống đó sẽ đưa con người xuống hố sâu vực thẳm. Chỉ những ai tự thắng được lòng mình, khước từ được sự mách bảo của trái tim mà nghe theo lý trí, mới có thể vượt lên trở thành con người đạo đức hoàn hảo…”
  • Bán hết

    Phải đi trở lại

    22,000 
    Bản đọc đầy đủ đang có tại App Pháp Quang: https://apps.congtyphapquang.vn/bookpreview/cHFib29raWQ6Mjc5
    ————
    PHẢI ĐI TRỞ LẠI
    Ta thấy một người đạo mạo, hiền lành hôm nay vẫn có thể trở nên hư hỏng, đổ đốn hôm sau. Một người theo đạo nhiều năm vẫn có thể trở thành một người ác độc không thể ngờ được. Đó là điều rất dễ xảy ra.
    Vì sao vậy?
    Vì người này chưa chứng được Thánh quả Thiền, vẫn chưa hoàn toàn diệt ngã nên cái tham, cái si, cái sân hận vẫn còn tồn tại, dù chỉ là vi tế trong tâm. Hiểu được điều này, ta phải hết sức cảnh giác với chính mình. Nếu như ta đã có được bao nhiêu điều tốt, hiểu được bao nhiêu đạo lý hay, thậm chí làm được bao điều cao quý ta cũng đừng bao giờ cho rằng mình đã tốt. Vì bất ngờ một lúc nào, nghiệp khiến ta đổ đốn, sai lầm ập đến sẽ kéo ta tuột xuống vũng bùn trở lại.

    Nếu một kiếp nào đó vì tham lam nên ta lấy tiền của người để làm của cho riêng mình thì bây giờ ta sẽ phải đi trở lại, và phải đi bằng hạnh buông xả để dứt trừ bệnh tham lam của kiếp xưa. Có thể lúc ấy, ta đã là một địa chủ. Ta đã trả lương cho những người làm công không tương xứng nên bây giờ ta phải gặp lại, phải đối diện lại để ta phụng sự, phục vụ bằng sự thành tâm để trả lại những món nợ khi xưa đã nhận.
    Hoặc khi ta làm quan chức, ta chèn ép người làm người vì sợ nên tìm cách hối lộ. Một kiếp nào đó, ta phải trả lại số tiền đó và phải trả gấp rất nhiều lần. Để trả nghiệp tham lam ta phải đi trở lại để thực hành hạnh buông xả. Ta phải gặp lại những người ta đã đối xử không đúng để đối xử lại cho đúng.
    Hoặc vì ta có tính nóng nảy nên đã nói những lời thô lỗ, xúc phạm nặng nề với một ai thì nhân quả buộc ta phải trở lại gặp người đó để mở miệng nói lời yêu thương, nhã nhặn, hiền lành để trả lại nghiệp xưa. Đó là sự công bằng. Vì không thể nào một kiếp xưa ta đã mắng người mà kiếp này ta chỉ sám hối với Phật là mọi chuyện sẽ hết, ta và người sẽ không gặp lại
    𝐇𝐚̃𝐲 𝐧𝐡𝐨̛́ 𝐫𝐚̆̀𝐧𝐠, ta càng sám hối Phật nhiều thì Phật càng sớm cho ta cơ hội gặp lại người để trả nợ cho nhanh, để ta học lại bài học của sự hiền lành, sự nhã nhặn, lịch sự để bù lại xưa kia mình đã nặng lời.
    𝐓𝐚 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 đ𝐢 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐥𝐚̣𝐢 𝐡𝐞̂́𝐭 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐮𝐨̣̂𝐜 đ𝐨̛̀𝐢 𝐦𝐚̀ 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 đ𝐚̃ đ𝐢 𝐪𝐮𝐚 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐬𝐚𝐢 𝐥𝐚̂̀𝐦.
    Và ta phải nhớ trong vô lượng kiếp, vô số lần mình đã tham lam, ích kỷ; vô số lần mình đã nóng nảy, hơn thua nên ta cũng 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 đ𝐢 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐥𝐚̣𝐢 𝐯𝐨̂ 𝐥𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐤𝐢𝐞̂́𝐩 đ𝐞̂̉ 𝐭𝐫𝐚̉ 𝐥𝐚̣𝐢 𝐯𝐨̂ 𝐬𝐨̂́ 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 đ𝐚̃ 𝐠𝐢𝐞𝐨.
    𝐓𝐚 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐭𝐫𝐨̂́𝐧 𝐤𝐡𝐨̉𝐢 𝐜𝐮𝐨̣̂𝐜 đ𝐨̛̀𝐢, 𝐫𝐚 𝐤𝐡𝐨̉𝐢 𝐜𝐮𝐨̣̂𝐜 đ𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐞̂́𝐮 𝐜𝐡𝐮̛𝐚 𝐭𝐫𝐚̉ 𝐡𝐞̂́𝐭 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐠𝐢̀ 𝐭𝐚 đ𝐚̃ 𝐦𝐮̛𝐨̛̣𝐧.

    -Trích sách-

  • Ý NGHĨA ÁNH TRĂNG

    20,000 
    Bản đọc đầy đủ trên App Pháp Quang: https://apps.congtyphapquang.vn/bookpreview/cHFib29raWQ6Mjg2
    𝐕𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 là một nhân vật thời cổ đại, ông có cái nhìn đối với ánh trăng hơi đặc biệt. Ông thuộc con nhà dòng dõi vì khi xưa, cha ông đỗ Trạng Nguyên. Ông học rất giỏi từ khi còn nhỏ. Một hôm, ông đứng hầu trà cho cha ngồi nói chuyện với khách. Ngày xưa, những thi nhân mặc khách trong đêm trường, gió lộng, ngồi đàm đạo với nhau thường có cảm hứng làm thơ. Hai ông bạn già đã đề nghị mỗi người cùng làm một bài thơ về Trăng (Chúng ta phải hiểu rằng, hai người bạn chơi thân với nhau mà trong đó có một người đỗ Trạng nguyên, thì họ không phải là những người dở).
    Trong khi hai con người xuất sắc kia đang tìm tứ thơ, chưa kịp đặt bút thì đứa bé𝐕𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 đứng cạnh bên đã đọc lên bài thơ của mình. Đại ý bài thơ như thế này: “Chúng ta đứng đây chúng ta nhìn, chúng ta thấy ánh trăng nhỏ hơn quả núi. Nhưng sự thật không phải vậy, chỉ vì trăng xa nhưng núi gần mà thôi. Nếu con người có con mắt lớn bằng trời, sẽ thấy ánh trăng thật là lớn mà ngọn núi kia không thể nào so sánh được”. Thật là một con người đặc biệt, chỉ mới mười mấy tuổi mà đã có cái nhìn của trí tuệ. Người xưa có câu “Nhược nhân hữu nhãn đại như thiên”, nếu người nào có con mắt lớn bằng trời thì sẽ thấy Trăng to mà núi không thể sánh bằng được. 𝐕𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 là một con người như vậy.
    Trường hợp của ông 𝐕𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 đã cho chúng ta một quan điểm về cách nhìn nhận mọi sự việc, sự vật trên cuộc đời khá độc đáo. Cái nhìn của ông 𝐕𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 cũng giống như cái nhìn của nhà bác học Einstein. Ông Einstein đã đưa ra không biết bao nhiêu vấn đề của vật lí vũ trụ mà không hề dùng tới công cụ đặc biệt nào về kĩ thuật. Chỉ với cây viết, tờ giấy và trí tuệ tưởng tượng, ông đã tính ra hết công thức này lại đến công thức khác, mở ra cả một kỉ nguyên mới về khoa học vật lí cho nhân loại. Vì vậy, đến ngày hôm nay, người ta vẫn phải ca ngợi Einstein là nhà bác học vĩ đại nhất của thế kỉ. Trường hợp này rất giống với 𝐕𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡. Vào thời cổ đại, con người chưa có kính viễn vọng, chỉ bằng suy luận của trí tuệ mà ông 𝐕𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 đã kết luận rằng: “Vì trăng ở xa nên nhìn thấy trăm nhỏ, còn người có con mắt lớn bằng trời thì sẽ thấy trăn là lớn, núi cũng không sánh được”.
    Cái nhìn trí tuệ của 𝐕𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 là một cái nhìn vượt bậc đáng để chúng ta nể trọng. Nên về sau, ông đã trở thành một triết gia lớn của Trung Quốc. Ông đã cải cách để khiến đạo Nho đến gần hơn với đạo Phật. Và bằng trí tuệ của mình, ông đã làm cho đạo Nho lẫn đạo Phật trở thành một đạo hết sức thực tế, giúp con người sống mạnh mẽ hơn, bình an hơn và làm được nhiều điều ích lợi hơn cho loài người. Như việc ông cải cách đã làm cho đạo Nho tăng thêm phần yếu tố tâm linh, giải thoát như đạo Phật. Nhưng yếu tố tâm linh đó vẫn phải hữu dụng cho cuộc sống này, con người hiểu đạo, biết đạo thì phải biết dấn thân, biết xông xáo vì những điều ích lợi cho mọi người. Đó chính là con đường mà 𝐕𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 đã vạch ra.

    NGHỊCH CẢNH 

    Trong cuộc sống giăng đầy những nghịch cảnh, nếu chúng ta có lòng thương yêu con người, thương yêu chúng sinh thì tự nhiên tinh thần ta sẽ luôn mạnh mẽ, có thể vượt qua mọi khó khăn, dấn thân trong mọi nghịch cảnh để tiếp tục làm những việc đạo có ích cho con người, có lợi cho cuộc đời.

    Nếu chúng ta không thương ai, không bao dung, độ lượng với ai, tâm ta sẽ rất yếu mềm khi đối đầu cùng nghịch cảnh. Lúc đó, chúng ta chỉ biết chạy trốn để tìm ra một nơi bình an, nương náu cho riêng mình. Nhưng dù ta có trốn ở góc nào, có chạy đến phương trời nào thì nghịch cảnh vẫn sẽ tìm tới vì đó là nghiệp, ta đã vay nên phải trả. Tức là, những cái khiến chúng ta sợ hãi, chúng ta tránh né sẽ theo ta tới chân trời, góc bể. Nếu chúng ta chấp nhận đối diện, chấp nhận dấn thân thì những điều đó ta sẽ vượt qua được…”

    -Trích sách-

     

     

     

     

X