Điện thoại hỗ trợ: 083.8462646

SÁCH PHẬT GIÁO

Hiển thị 97–108 của 128 kết quả

  • Bán hết

    Chân lý chỉ là một

    22,000 

    Bản đọc đầy đủ đã có trên App Pháp Quang: https://apps.congtyphapquang.vn/bookpreview/cHFib29raWQ6Mjgw

    NẾU KHÔNG CÓ THƯƠNG YÊU, SỰ SỐNG SẼ TẮT
    Ai cũng vậy, trong suốt đời sống của mình, chúng ta vẫn luôn sống nhờ vào tình thương yêu của người khác. Khi mới chào đời ta được che chở, dưỡng nuôi trong tình yêu thương của cha mẹ. Khi cắp sách đến trường ta học tập, hoàn thiện nhân cách trong tình thương của thầy cô, của bè bạn. Khi trưởng thành ta lại sống trong tình thương của gia đình, của người bạn đời cùng ta xây dựng tổ ấm, gây tạo cái nôi giữ gìn sự sống cho thế hệ mai sau.
    Vì thế nên ban đầu chúng ta chỉ thấy vật chất là quan trọng, nhưng thật sự tinh thần mới đóng vai trò chính yếu và cực kỳ quan trọng. Những thứ như không khí, cơm, nước, quần áo, nhà cửa đều là các nhân tố cần có nhưng chưa đủ. Nếu không có yếu tố của tình thương yêu, sự sống sẽ tắt liền ngay tức khắc.
    Và nếu thế giới này bỗng nhiên bị người ngoài hành tinh tấn công bằng một loại vũ khí nào đó khiến cho con người trở nên vô cảm, không còn ai thương yêu ai thì qua ba ngày con người trên thế giới sẽ chết dần trong sự cô đơn.
    Nhưng thật may mắn là người ngoài hành tinh cũng như những kẻ khủng bố chưa chế được vũ khí đó nên con người vẫn còn thương yêu nhau, và sự sống trên trái đất vẫn có thể tiếp tục.
    Một khi chúng ta hiểu được nguyên lý của tình thương này thì chúng ta phải luôn thương yêu nhau để sống cho đúng đạo lý. Trong chùa cũng vậy, quý Thầy phải thương yêu nhau, quý Cô phải thương yêu nhau và Phật tử cũng phải thương yêu nhau thì sự sống mới có thể tiếp tục tồn tại, đạo pháp mới có thể tiếp tục phát triển.
    Trích sách “Chân lý chỉ là một”

  • NHƯ THẾ VẪN CHƯA ĐỦ

    35,000 

    🍂Sách song ngữ Việt- Anh: NHƯ THẾ VẪN CHƯA ĐỦ🍂
    Thông thường, khi có một vài thành công ban đầu, đạt được một vài hiểu biết, làm được một vài điều tốt, ta hay tự mãn và cho là đủ. Khi tâm tự mãn xuất hiện thì lập tức ta bị tổn phước, bị trì trệ, rồi bị suy thoái lui lại luôn. Đó là hệ quả mà bất cứ ai cũng mắc phải, chỉ có bậc Thánh đã chứng đạo mới có thể thoát khỏi những ý niệm tự mãn để tiếp tục tiến tu đạt đến quả vị tối thượng.

    Trong thực tế, có những người khi hiểu được một số giáo lý thường nghĩ mình tu như vậy là tốt rồi, lập tức sẽ mắc một lỗi rất lớn là tự mãn. Ta biết rằng, chỉ khi nào chứng tới quả vị A La Hán mới dứt được lỗi tự mãn này.

    “Đạo là biển cả mênh mông
    Con là giọt nước giữa lòng biển khơi.
    Có đi hết cả cuộc đời,
    Vẫn chưa đủ để thấy trời bao la.
    Đường đi dù sẽ rất xa
    Nhưng lòng kiên nhẫn còn xa hơn đường”

  • MUỐN GÌ ĐƯỢC NẤY- Tái bản lần thứ 3 – năm 2023

    45,000 

    ĐÁNH BÀI LÀ GIEO NHÂN NGHÈO KHỔ
    Với một người có ước muốn làm giàu từ cờ bạc, hễ cầm bộ bài là họ luôn muốn người khác thua, còn mình thắng. Muốn người thua, tức là muốn tiền của người vơi, còn tiền của mình đầy. Theo lẽ công bằng, nhân quả sẽ khiến tiền của người còn và tiền của mình mất. Đó cũng chính là nguyên nhân mà hễ đánh bài là tiền mình mất sạch.
    Có ai ngồi trong sòng bài mà muốn người khác ăn tiền của mình không? Chắc chắn là không! Đó là lý do nhiều nhà đầu tư họ thích đầu tư sòng bài là vậy. Họ mở những sòng bài, những casino để mọi người thua tiền vào đó, bởi họ biết nhân quả rất rõ, không một ai đánh bài mà giàu lên được.

    TÂM Ý “LUÔN MUỐN NGƯỜI KHÁC PHỤC TÙNG MÌNH” ĐƯA ĐẾN QUẢ BÁO GÌ?
    Có nhiều người khi sống luôn muốn mình phải hơn người khác. Người ta phải nể phục mình, phục tùng mình và phục vụ cho mình. Ngay cả những vấn đề thiết yếu nhất như ăn cơm, uống nước cũng muốn người phải lo lắng, phục dịch cho mình.
    Nếu những tâm ý này luôn tồn tại trong tâm chúng ta, thì hãy tin một điều chắc chắn rằng: chính chúng ta sẽ trở thành osin phục vụ người khác.

    Trích sách: “Muốn gì được nấy”

  • AI SẮP ĐẶT SỐ PHẬN CHO CHÚNG TA- Tái bản lần thứ 3 – năm 2023

    45,000 

    [Sách song ngữ Việt- Anh]

    Ta thường hay nghe mọi người rủ nhau đi xem bói để biết được chuyện tương lai sẽ ra sao. Nhưng tại sao tương lai là chuyện chưa tới mà người thầy bói lại biết để mà xem? Phải chăng tương lai, hay số phận của một người đều đã được định đoạt trước nên thầy bói chỉ cần nhìn là biết? Nếu vậy thì Ai đã sắp đặt số phận cho chúng ta? Và tại sao cuộc đời của ta lại như thế này mà không như thế khác?
    Chúng ta có thể trả lời là Thần Thánh trên cao sắp đặt cũng được, mà luật Nhân Quả chi phối cũng không sai. Tất cả đều đúng. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn chính là con người, là bản thân chúng ta, chính ta quyết định phải sống như thế nào. Ý chí của chúng ta đã sắp đặt số phận của ta trước nhất, nên nói rằng con người có một số phận được sắp đặt nhưng điều đó không hoàn toàn cứng nhắc mà mềm mại và linh hoạt, có thể thay đổi được.
    Vậy ta phải làm thế nào để thay đổi được số phận của mình, thậm chí của cả người khác, theo một chiều hướng tích cực hơn?

  • Bán hết

    Chỉ là một ý niệm

    22,000 

    Bản đọc đầy đủ đã có trên App Pháp Quang: https://apps.congtyphapquang.vn/bookpreview/cHFib29raWQ6Mjgy

     

    CHỈ LÀ MỘT Ý NIỆM
    – Chỉ cần mình có ý niệm TỰ CAO thì mọi công đức sẽ TAN VỠ hết
    – Chỉ cần mình có ý niệm KHIÊM TỐN thì MAY MẮN tự nhiên sẽ đến
    – Chỉ cần mình có ý niệm TỪ BI thì sẽ làm nên những CHUYỆN ĐẠI SỰ
    – Chỉ cần mình có ý niệm BIẾT ƠN thì mọi chuyện sẽ TỐT LÀNH, BỀN VỮNG
    -Trích dẫn-
  • Bán hết

    Thú, Người và Thánh

    35,000 

    [Sách song ngữ Việt- Anh]

    THÚ NGƯỜI VÀ THÁNH

    Xét trên nhân quả và phẩm hạnh, có ba hạng chúng sinh: Thú, Người và Thánh.

    “Thú” là tầng cấp thấp hơn chúng ta, “Người” là chúng ta, và “Thánh” là những bậc cao cả đáng tôn kính. Chúng ta so sánh ba thứ hạng này để biết mình phải làm gì để không phải đi về con đường của thú mà sẽ đi về con đường của Thánh.

    Loài Thú hành động hoàn toàn theo bản năng, Người thì hành động theo sự chi phối của yếu tố bẩm sinh và yếu tố giáo dục từ môi trường, riêng Thánh thì vị đó đã có trí tuệ kiểm soát được tâm hồn mình chứ không bị bản năng tự nhiên chi phối, biết đúng biết sai rõ ràng.

    Thánh ở trên cao, thú ở dưới thấp, con người chúng ta thì ở trung gian. Vị trí trung gian này rớt xuống thì nhanh mà lên cao lại rất khó. Khó vì đi đến con đường làm Thánh tức là ta phải chiến đấu với cái xấu trong lòng mình, từ bỏ mọi dục lạc, ích kỷ, tham lam, thù ghét, nóng giận…, lúc nào ta cũng cố gắng thương người, giúp người. Để làm một con người thuần thiện luôn rất khó khăn, trong khi ham muốn sa đọa, hưởng thụ, ăn chơi thì rất dễ. Vì vậy con người sống trên đời này phần lớn rớt xuống làm thú, chỉ rất ít người được lên làm Thánh.

    Để được làm Thánh thì trước hết ta phải bắt chước những đặc tính của các vị Thánh. Vậy những đặc tính của Thánh là gì?

    Mời quý Phật tử cùng đón đọc ấn phẩm THÚ NGƯỜI VÀ THÁNH để tìm ra hướng đi đúng đắn cho bản thân mình.

  • Chúng sinh cang cường

    22,000 

    LUÂN HỒI TÁI SINH ĐẮNG CAY VÀ MỎI MỆT
    Chúng sinh do vô minh, si mê, chấp ngã, nghiệp lực quay cuồng nên bị trôi lăn trong luân hồi, sinh tử. Ta sinh ra ở kiếp này, chết đi một thời gian lại đầu thai và sống tiếp một kiếp khác, đó là sự luân hồi, tái sinh.
    Quá trình này là một chuỗi kéo dài vô tận không có ngày chấm dứt. Khi ta sống ở kiếp này thì chỉ biết chuyện ở kiếp này, bao nhiêu mệt mỏi, khó nhọc của kiếp xưa, ta đều quên hết. Nên ta tự nhủ: “Thôi, cố gắng sống bao nhiêu năm rồi cuối cùng cũng chết.”
    Nhưng nếu nhớ lại những chuyện của kiếp xưa, hết kiếp này rồi lại tới kiếp khác, ta cũng được sinh ra, lúc còn nhỏ thì phải gắng học, khi lớn lên phải tất bật làm ăn, tuổi già đến lại phải chống chọi với bệnh tật, suy yếu, rồi chết; vẫn là những chặng đường đầy khó khăn, mệt mỏi, vẫn là những hành trình sinh ra và tiến dần về cái chết. Thật đáng sợ vô cùng!
    Đức Phật từng nói: “Cái khổ của con lạc đà chở nặng băng qua sa mạc chưa gọi là khổ; cái khổ của người gánh hành lý đi trong đêm dài chưa gọi là khổ; cái khổ của luân hồi tái sinh, cứ sống rồi lại chết, chết rồi lại đầu thai, mỗi lần sinh lên là phải đấu tranh, cực khổ với cuộc sống này, bị chi phối bởi vô minh, tăm tối, trôi lăn, đó mới gọi là khổ”.
    Nghe như vậy, ta mới thấy lời Phật dạy thật hay và thật đáng quý. Chấm dứt luân hồi tái sinh để giải thoát là một ý nghĩa lớn, một lý tưởng lớn, một mục tiêu lớn và rất cao đẹp, nhưng ta không nghe, không tin lời Phật dạy, không nghiền ngẫm, không suy nghĩ, không nhận thấy sự mệt mỏi chán chường của luân hồi tái sinh, nên không hề biết sợ và chẳng muốn quan tâm.
    Hoặc khi nghe “trong ngôi chùa kia có thờ Phật, đó là thái tử của nước Ấn Độ, sau này ông xuất gia đi tu và đắc quả vị Phật “, ta chỉ nghe sơ sơ rồi bỏ qua không để ý đến. Nếu là người có trí tuệ, có thiện căn, khi nghe qua điều vi diệu về những bậc Thánh, về tâm hồn của các Ngài, thì phải suy nghĩ, phải quan tâm, thắc mắc: “Sao lại có người dám bỏ ngai vàng để đi tu như vậy? Đắc đạo là trạng thái gì mà biết bao nhiêu người phải xưng tụng như thế? “, “Đắc đạo sẽ có thần thông, trí tuệ, có thể thuyết pháp thao thao bất tuyệt, muốn chết lúc nào là chết lúc đó, là như thế nào, trạng thái tâm hồn người đó ra sao? …”
    Với những điều vĩ đại như thế, những người thuộc loại chúng sinh cang cường sẽ không bao giờ quan tâm đến. Tức là, họ chỉ cần bước một bước từ trí thức qua trí tuệ, nhưng họ không chịu bước.
    Trích sách “Chúng sinh cang cường”

X