Điện thoại hỗ trợ: 083.8462646

SÁCH PHẬT GIÁO

Hiển thị 1–12 của 128 kết quả

  • NHÌN LÊN NHÌN XUỐNG

    80,000 

    Tập sách song ngữ này được tổng hợp từ 3 bài giảng: Đừng cạn nghĩ, Đi vòng một khắc, đi tắt một ngày Nhìn lên nhìn xuống

    Bài Đừng cạn nghĩ cho ta thái độ đúng đắn với những ý nghĩ của mình. Ta cũng biết rằng: Cạn nghĩ là không thấy nguyên nhân, chẳng lưỡng hậu quả; cạn nghĩ là vội tin vào lời hứa hẹn; và cạn nghĩ là vô tình bỏ qua cảnh khổ giăng ra trước mắt mình. Vì thế chúng ta phải nhìn rất xa và phải phụng sự rất nhiều thì mới mong có được thành quả tốt đẹp.

    Hai bài Đi vòng một khắc đi tắt một ngày và Nhìn lên nhìn xuống phân tích về hai câu tục ngữ rất quen thuộc đối với tất cả chúng ta. Ở đây, chúng ta sẽ đứng trên quan điểm của đạo Phật để nhìn lại, đánh giá lại về hai câu tục ngữ này để rút ra cho mình một thái độ sống đúng đắn và hợp đạo lý nhất.

    Chúng tôi hy vọng rằng: Quyển sách nhỏ mà chúng ta đang cầm trên tay sẽ đem lại cho mình những góc nhìn mới về những điều bình dị trong cuộc sống, qua đó củng có thêm hiểu biết về nhân quả, về lòng từ bi và lý tưởng sống phụng sự của người đệ tử Phật.

    Nguyện trên mười phương chư Phật từ bi gia hộ cho tất cả những người con Phật đều cẩn thận, sáng suốt và có trí tuệ nhìn thấu mọi suy nghĩ nhỏ nhất trong tâm và có thể nhìn suốt được những nhân quả sâu xa. Để dù chưa đắc Thánh quả nhưng ta biết mình đang đứng ở đâu, mỗi bước trên con đường tu tập ta sẽ phải đi qua như thế nào, để có thể đặt từng bước chân rất ổn định, rất vững chắc, không ảo tưởng, không kiêu ngạo.

  • Những điều thú vị từ truyện tích Pháp cú – Tập 11

    100,000 

    Bộ Pháp Cú đằng sau những câu kệ tưởng chừng như đơn giản là những câu chuyện thời Đức Phật rất hấp dẫn thú vị được tường thuật lại một cách sống động qua lời kể của TT.TS. Thích Chân Quang. Theo sau đó là sự giải thích tường tận câu chuyện và đạo lý rút ra vô cùng sâu sắc.

    Tập 11 của bộ sách Những điều thú vị từ truyện tích Pháp Cú bao gồm 6 bài:

    1. Lấy thiện thắng bất thiện
    2. Tổn phước vì suy nghĩ sai
    3. Hãy tự làm hòn đảo
    4. Giới hạnh thanh tịnh
    5. Sự khác nhau của Thánh và Phàm
    6. Chư Thiên vỗ tay
  • TRÍ TUỆ PHÂN BIỆT THIỆN ÁC – Tái bản lần thứ 2 năm 2023

    55,000 

    Sách song ngữ Việt-Anh

    TRÍ TUỆ PHÂN BIỆT THIỆN ÁC

    Có người nói” Tôi tu chỉ cần tâm thanh tịnh, không thiện, không ác”. Hiểu như thế rất sai. Vì sao vậy? Vì tâm thanh tịnh là kết quả của một nội tâm thuần thiện. Người có được tâm thuần thiện rồi mới có được thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh rồi, dĩ nhiên ta không nghĩ thiện, không nghĩ ác, nhưng cái gốc của nó vốn là điều thiện.
    Nên chúng ta cần nhớ: CÓ THIỆN MỚI CÓ TÂM THANH TỊNH.
    Tuy nhiên, dù làm được rất nhiều điều thiện nhưng đừng chủ quan, bởi kiết sử vẫn chưa hề hết, những ích kỉ, hơn thua, tham lam, sân hận cực kỳ vi tế vẫn còn tiềm ẩn trong tâm. Chỉ cần ta chủ quan thì thất bại, đổ vỡ đã trực chờ ngay trước mặt. Ví dụ: ta làm việc từ thiện rất nhiều, giúp người, giúp đời, bố thí người này, giúp đỡ người kia… thì đừng vội nghĩ rằng: “Do tôi làm điều thiện nhiều quá, nên tôi không còn là người xấu nữa”. Mà chúng ta phải hiểu rằng: ngày nào mình chưa thành Phật thì những mầm mống của ích kỉ xấu xa chưa hết. Mặc dù có thể nó rất yếu, nhưng nó vẫn còn tồn tại, và chỉ cần ta sơ hở, chủ quan, tự mãn một chút thôi là những kiết sử đó sẵn sàng nổi lên chi phối tâm hồn ta, sai khiến ta làm những điều sai trái, làm ta xấu xa trở lại liền.

    ĐIỀU THIỆN VĨ ĐẠI KHÔNG GÌ BẰNG LÀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO CON NGƯỜI
    Người tu sĩ tu hành chân chính là đem cả cuộc đời mình ươm mầm đạo đức, nên ta hiểu vì sao các vị nhận được sự quý kính từ mọi người. Nếu nhìn một tu sĩ mà ta thấy vị đó tuy hiền lành, thâm trầm, lặng lẽ, nhưng khi cần, dù chỉ một, hai lời cũng có thể dạy cho ta đạo lý thì ta vẫn phải cúi đầu đảnh lễ. Bởi vì chư Tăng Ni chuyên tâm vào điều thiện rất lớn là dạy đạo đức cho con người.
    Nhưng đáng tiếc nếu như hiểu không tới, nếu tu sĩ chỉ chuyên tâm làm việc từ thiện như cứu trợ xóm nghèo này, cứu trợ xóm nghèo kia rồi đăng báo, lên mạng… mà quên tu, quên mất nhiệm vụ chính của mình là dạy đạo đức cho con người thì đó là điều thiện cạn. Cứu trợ từ thiện là một việc rất tốt, nhưng phải nhớ rằng nhiệm vụ chính của người tu sĩ là chịu trách nhiệm về đạo đức và tâm linh cho xã hội. Đó mới là điều thiện tạo ra phước rất lớn.
    Trong Kinh có câu chuyện: Một người ngoại đạo hỏi Đức Phật: “Nếu chúng tôi không tu theo đạo Phật, thì khi chết, chúng tôi có được sinh lên cõi Trời không?” Đức Phật trả lời: “Trong chín mươi mốt kiếp qua, từ hồi tạo thiên lập địa tới bây giờ, ta không thấy một người ngoại đạo nào được sinh lên cõi Trời, trừ một hạng người – đó là người thường hay tuyên giảng về Nhân Quả Nghiệp Báo”.
    Ý của Phật trong câu chuyện này là người nào hay nhắc nhở người khác về luật Nhân Quả Nghiệp Báo, người đó sẽ được phước rất lớn. Vì vậy, từ đây ta phải luôn luôn nhắc nhở người khác về nhân quả. Nếu ta không nói được thì nhờ người khác nói, hoặc tặng sách, tặng băng đĩa về nhân quả. Như vậy, cũng có nghĩa là ta đã giáo hóa được người khác. Đó là một điều thiện lớn.

    -trích từ sách TRÍ TUỆ PHÂN BIỆT THIỆN ÁC-

  • NGHIỆP VÀ KẾT QUẢ – Tái bản lần thứ 9 năm 2023

    120,000 

    Năm Nhâm Thân 1992, tại một thiền am nhỏ, TT. TS. Thích Chân Quang đã hoàn thành những dòng cuối cùng của cuốn sách “NGHIỆP VÀ KẾT QUẢ”. Cuốn sách được xuất bản lần đầu từ những năm cuối thế kỷ XX cho tới nay đã được gần 18.000 bản.

    Đã hơn 20 năm từ lúc được ra mắt, thế nhưng cuốn sách vẫn luôn là một trong 2 cuốn cực kỳ có giá trị đối với những ai muốn tìm hiểu thật sâu về Luật Nhân Quả. (Cuốn còn lại là Luận Về Nhân Quả)

    Bạn sẽ không thể bỏ qua một cuốn sách giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về Luật Nhân Quả được tác giả giải thích theo hướng khoa học một cách cặn kẽ ngọn ngành, chuyên sâu nhưng dễ hiểu.

    Trở lại sau một thời gian vắng bóng, với diện mạo vô cùng mới mẻ. Hi vọng lần tái bản thứ 9 này, một lần nữa sẽ đem lại cơ hội cho những ai chưa có cơ hội đọc và lưu trữ cuốn sách vô cùng quý giá: “Chỉ có sự tin hiểu Nghiệp Báo mới gây được một nền tảng đạo đức vững bền. Nhờ nền tảng đạo đức này, mọi người xung quanh ta sẽ được an lạc từ đời này sang đời khác.”

  • TRIẾT LÝ VỀ TIỀN BẠC

    55,000 
    BỆNH CỦA NGƯỜI ÍT TIỀN
    “…Bệnh thứ ba là nịnh người giàu.
    Vì nếu chúng ta coi trọng đồng tiền quá thì khi thấy người giàu, ta dễ ân cần, nịnh bợ, để hy vọng được chia sẻ một ít nào đó. Nịnh tức là ta làm ra vẻ kính trọng một người không phải vì tâm hồn, nhân cách của họ cao thượng, đáng quý, mà ta ra vẻ kính trọng chỉ bởi vì người kia có nhiều tiền. Đây cũng được coi là một loại bệnh, và chừng nào ta có đạo lý thì mới hết được. Bởi lẽ khi có đạo lý, ta chỉ kính trọng người nào có đạo đức, có đạo lý sống chứ không vì họ có tiền hay không. Khi ấy mới hết cái bệnh nịnh.
    Thông thường, người Phật tử không bị bệnh này, bởi vì ta có đạo lý. Thấy ai có đạo lý, sống có đạo đức, tâm hôn hướng thượng thì ta mới kính trọng. Còn người giàu ta cũng quý nhưng còn phải đợi xem họ có biết tu hay không thì mình mới nể phục. Còn họ giàu mà lại không biết tu hành, không biết đạo lý thì ta cũng không cần. Mình chỉ trọng vì người đó có đạo đức, ngược lại, nếu biết họ có tiền mà không có đạo đức nhưng mình vẫn nịnh thì mình sẽ mất đạo đức. Đơn giản là vì mình đã không coi trọng đạo đức nên sẽ mất đạo đức, hãy nhớ nhân quả công bằng là như vậy…”
    ➖➖➖
    TIỀN BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU?
    Bây giờ hỏi tiền ở đâu mà có? Có phải là do Nhà nước in ra, hay do ông chủ trả tiền hoặc do người mua hàng đưa cho mình? Điều đó đúng nhưng chưa sâu. Bởi vì còn có một nguyên nhân khác ở đằng sau, khiến cho ông chủ phải trả tiền cho mình, khiến người khách hàng phải đưa tiền để mua món hàng mình bán. Đó là cái 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛́𝐜 của quá khứ.
    Chúng ta có tiền, bởi vì trong quá khứ ta có phước. Đây là công thức, là nguyên tắc bất di bất dịch, hễ có phước thì có tiền, không phước thì không tiền, ít phước thì ít tiền mà nhiều phước thì đương nhiên là có nhiều tiền, công thức là vậy.
    Mà đã là phước thì sao? Thì 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐬𝐞̃ 𝐡𝐞̂́𝐭, đó là nguyên tắc.
    Trích từ sách “Triết lý về tiền bạc”

     

  • SỰ DAO ĐỘNG CỦA TÂM

    60,000 

    Như dòng sông êm ả cũng có lúc nổi sóng chập chùng, cũng vậy, tâm con người khi thì yên tĩnh như mặt hồ chiều thu, lúc lại điên đảo quay cuồng như cơn sóng dữ. Hay như chúng sinh phải luôn thay đổi giữa các trạng thái lạc quan và bi quan, năng nổ và chán chường, khiêm tốn và ngã mạn, yêu thương và thù hận, vị tha và ích kỷ… để rồi cứ mãi cất bước đi trong luân hồi vô tận. Điều gì đã thúc đẩy sự dao động liên tục của tâm như thế? Và liệu có phương pháp nào để kiểm soát sự dao động tâm đó chăng?

    Khi tu theo đạo Phật, chúng ta thường nhắm tới một nội tâm an tĩnh, một nội tâm thanh tịnh. Đây cũng là điểm khác biệt giữa Phật giáo với các tôn giáo khác. Do đó, tâm thanh tịnh, tự tại, bất động là một tính chất rất quan trọng, là thước đo sự tiến bộ trong tu hành của người đệ tử Phật. Một người tính cách có thể có rất nhiều điểm tốt, nhưng nếu tâm người đó cứ lăng xăng, phiền não, buồn bã, nóng nảy, bất an… hay còn gọi là những trạng thái tâm dao động, đều không được chấp nhận trong đạo Phật. Dĩ nhiên, muốn đạt được mục tiêu lớn lao đó, chúng ta phải có một nền tảng vững chắc từ bao nhiêu tâm thiện khác, như từ bi, khiêm hạ, nhu thuận…

    TA CẦN TRÍ TUỆ ĐỂ BIẾT CUỘC ĐỜI, NHƯNG CHÚNG TA CŨNG RẤT CẦN MỘT TRÁI TIM ĐỘ LƯỢNG ĐỂ THƯƠNG YÊU CUỘC ĐỜI
    Một cặp tâm ổn định thường đi đôi với nhau là KỸ LƯỠNG và ĐỘ LƯỢNG. Hai tâm này đi đôi với nhau mới tạo thành đạo đức, chứ tách riêng ra thì chưa tạo thành đạo đức.
    Kỹ lưỡng, sâu sắc mà độ lượng – nghĩa là, người nào có cặp tâm lý này đi chung, thì họ là người rất sắc bén, nhìn vấn đề từng ly, từng tí: nhúc nhích một ngón tay, ngón chân sai cũng biết; một ánh mắt nhìn hay một tâm niệm gì mới khởi lên là họ cũng biết và đánh giá được là đúng hay sai, tội hay phước. Họ kiểm soát chính họ rất kỹ lưỡng và đánh giá con người bên ngoài cũng rất sâu sắc, nhưng họ lại rất độ lượng. Nghĩa là họ biết người hay, kẻ dở, nhưng vẫn thương yêu, chứ không cố chấp.
    Còn người sâu sắc, nhưng hay chấp thì lại là người hay gây rối cho cuộc đời. Bởi vì, trong cuộc sống, không phải ai cũng hoàn toàn tốt, ai cũng còn lỗi lầm, sơ suất cả. Nên người nào sâu sắc quá mà không độ lượng, thì nhìn đâu cũng thấy cái dở của người khác, trong tâm tối ngày cứ hay chê thiên hạ. Mà chê trong tâm còn đỡ, nếu chê ra miệng là bắt đầu gây rối, làm cho người này buồn, người kia phiền, và chính mình cũng tổn phước.
    Ở đây có một điều rất lạ là nhiều khi mình không cần nói thành lời, chỉ cần trong tâm mình hay nghĩ xấu về người khác, là phước mình đã dần dần mất hết. Mà quả báo gần nhất là mình sẽ bị một căn bệnh nào đó, xa hơn là chính những điều xấu mà mình nghĩ cho người khác rơi vào tâm mình. Vì vậy, chúng ta rất cần trí tuệ để biết cuộc đời, nhưng chúng ta cũng rất cần một trái tim độ lượng để thương yêu cuộc đời.
    Trích sách  “Sự dao động của tâm”
  • ĐỪNG LÀM GÁNH NẶNG CHO ĐỜI – Tái bản lần 1 năm 2023

    100,000 

     

     

    Sách song ngữ Việt – Anh
    🌟 ĐỪNG LÀM GÁNH NẶNG CHO ĐỜI- Tái bản lần 1 năm 2023🌟
    Cuốn sách “ĐỪNG LÀM GÁNH NẶNG CHO ĐỜI” tập hợp các bài giảng “Vì sao ghét vì sao thương”, “Những điều nhỏ nhặt”, “Người nghĩa tình”, “Đừng làm gánh nặng cho đời, “Ta sống vì ai?” đề cập đến những khía cạnh quan trọng trong cuộc sống con người, từ đạo hiếu đến việc thấy được sự nguy hiểm trong từng lỗi nhỏ nhặt, nhân quả tội phước của từng lẽ sống và từ đó chúng ta bắt đầu suy nghiệm lại rằng mình sống vì ai, vì điều gì, để biết được nhân quả của mình trong những đời sau.
    Cuốn sách này không chỉ là những lời dạy của đạo Phật, mà còn là những lời khuyên thực tế để ta tìm thấy hướng đi, sống một cuộc đời ý nghĩa và có giá trị.

     

  • 9 MỨC ĐỘ YÊU THƯƠNG

    75,000 
    📚Sách song ngữ Việt – Anh: 9 MỨC ĐỘ YÊU THƯƠNG
    Tập sách 9 MỨC ĐỘ YÊU THƯƠNG bao gồm ba bài giảng: 9 mức độ yêu thương, Những cung bậc tình cảm, Thương cạn thương sâu, cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết về tâm lý và tình cảm của con người. Tình cảm chi phối mọi hành động, lời nói và là tác nhân hình thành nên tội và phước trong dòng nghiệp của chúng ta. Có những tình cảm sai trái khiến ta chất chồng thêm tội, nhưng cũng có những tình cảm cao đẹp nâng dậy tâm hồn, định hướng cuộc đời ta về nơi cao thượng.
    Nếu không có tình thương chúng ta khác nào gỗ đá, cuộc đời sẽ rơi vào vực sâu bế tắc. Làm thế nào để điều chỉnh tình cảm và thể hiện tình yêu thương một cách sâu sắc, trí tuệ, tích lũy công đức, tăng trưởng phẩm hạnh, diệt trừ bản ngã, có lẽ vẫn là điều mà con người luôn kiếm tìm.
    Các mức độ của tình yêu thương được xếp loại dựa trên đối tượng mà ta hướng tới và cũng là thước đo để đánh giá đạo tâm, đạo lực tu hành của người đệ tử Phật.
    Hy vọng rằng tập sách nhỏ mà quý độc giả đang cầm trên tay sẽ đem lại những góc nhìn mới về những điều bình dị trong cuộc sống, củng cố lý tưởng cống hiến vị tha, đạo lý về luật Nhân quả, đặc biệt là bồi đắp lòng từ đến vô biên.
X