Điện thoại hỗ trợ: 083.8462646

SÁCH PHẬT GIÁO

Hiển thị 73–84 của 131 kết quả

  • Đất

    35,000 

    Kính lạy Ngài Xá Lợi Phất ! Nguyện trên Ngài gia hộ cho chúng con thực hành tu tập QUÁN THÂN theo đúng như lời dạy bảo của Ngài, như cách đây hơn 2.500 năm Ngài đã rống lên tiếng rống của con sư tử khi trình bày về pháp Quán Thân trước Đức Thế Tôn và cả Hội Chúng.

    – Kính Bạch Thế Tôn ! Chúng con nguyện luôn xem mình như đấtĐất bình an hoan hỷ khi được người giẫm đạp đi lên, chúng con cũng vậy, chúng con xin được bình an hoan hỷ khi có người xem thường giẫm đạp.

    Đất sẽ rộng lòng đón nhận những rác rưỡi bẩn thỉu mà người vất bỏ lên, chúng con cũng nguyện xin được rộng lòng đón nhận những ý nghĩ xấu cho chúng con hay những lời nhục mạ nặng nề.


    – Bạch Thế Tôn ! Cũng như đất chịu đựng sự cày xới để mọc lên những vườn cây trái ngọt hay ruộng lúa thơm ngon, chúng con cũng nguyện xin chịu đựng sự tổn thương để vững bước mang cho đời niềm vui hạnh phúc.


    – Bạch Thế Tôn ! Cũng như đất nâng niu đỡ đần cuộc sống mọi loài trênđất, chúng con cũng nguyện xin tôn trọng đỡ đần bất cứ ai cần đến chúng con trong cuộc sống này.


    – Bạch Thế Tôn ! Chúng con nguyện xem mình như người hốt rác, gánh phân làm những việc hèn mọn nhất trên đời, vui vẻ để người sai bảo để được làm vui lòng mọi người.


    – Bạch Thế Tôn ! Chúng con nguyện xem mình như cái giẻ lau, xóa đi những dơ bẩn của đời và nhận lấy những dơ bẩn đó về mình, chúng con cũng xin nhận lấy mọi điều xấu xa bẩn thỉu để cho đời được thơm sạch mát lành.


    – Bạch Thế Tôn ! Chúng con nguyện xem mình như nước để rửa sạch cho đời rồi phần mình chảy ra cống rãnh. Chúng con xin được phụng sự cho đời và còn lại mình trôi vào quên lãng mà thôi.


    – Bạch Thế Tôn ! Chúng con nguyện xem mình như củi lửa thấp lên ánh sáng và đun nấu thức ăn giúp ích cho đời, rồi phần mình trở về tro bụi bay xa.


    – Bạch Thế Tôn ! Chúng con nguyện xem mình như gió thổi mát lòng người những buổi trưa hè, đem đến cho đời những con mưa phơi phới, rồi phần mình tan vào cõi vắng hư vô.


    – Bạch Thế Tôn ! Chúng con nguyện xem thân này là vô thường , ngày nào thành bụi đất bên đường, từng ngày sống là sự đòi hỏi của ăn uống, thở và đủ mọi thứ cung phụng vất vả.


    – Bạch Thế Tôn! Với suy nghĩ như vậy chúng con nguyện không hề xem thường hay ác ý với bất cứ ai, với bất cứ một chúng sinh nào. Chúng con nguyện đem tình thương tràn ngập đến muôn loài, mong cho mọi loài thương yêu nhau và tu theo thánh đạo giải thoát.

    Như Đất không hiềm hận

    Như trụ đá kiên trì

    Như hồ trong thanh tịnh

    Như bậc Thánh bay cao.

    GHÉT ĐIỀU XẤU CHỨ KHÔNG GHÉT NGƯỜI XẤU
    Một người sống khoan dung, độ lượng sẽ không ghét ai, ai họ cũng thương, họ không gạt bỏ bất cứ người nào ra khỏi tâm mình. Dù biết người đó là người xấu, người đó còn hẹp hòi, ích kỷ, tham lam, tính tình kỳ cục, khó ưa… nhưng không bao giờ họ có ý “nghỉ chơi” với người đó, không bao giờ có ý gạt bỏ người đó ra khỏi cuộc đời mình.
    Người khoan dung ghét điều xấu chứ không ghét người xấu. Lúc nào trong tâm họ cũng mong muốn tìm cách giúp người xấu vượt qua lỗi lầm, sửa đổi tâm hồn, hoàn thiện nhân cách. Có thể lúc này chưa giúp người ta sửa được thì để lúc khác, kiếp này không giúp được thì nguyện kiếp khác, tùy duyên ứng xử, không thờ ơ nhưng cũng không nóng vội, và không có ý nghĩ sẽ bỏ mặc người. Đó là tính cách của người biết sống khoan dung độ lượng.
    Khi gặp chuyện trái ý nghịch lòng hay gặp phải những người khó chịu, khó ưa… thì những người dữ thường dễ giận, dễ nổi nóng, dễ xung đột. Còn người hiền lành thì họ không giận mà chỉ mong từ từ tìm cách độ người. Tính chất khoan dung độ lượng đó chỉ có nơi người hiền lành khiêm hạ.
    Có thể nói, nếu ai mình cũng thương được, một tình thương đại đồng tràn đầy đạo lý thì đó là dấu hiệu của việc tu hành chín chắn. Tu lên mức độ cao hơn nữa, tức là sự hiền lành, độ lượng biến thành lòng từ bi, yêu thương khắp tất cả: dù là chúng sinh nơi cõi vô hình hay hữu hình, dù là động vật hay thực vật, dù là người có phước hay thiếu phước, dù là kẻ sang người hèn, dù là kẻ dở người hay, dù là người quen hay người lạ, dù là đồng bào mình hay người dân tộc khác… mình đều thương không phân biệt, thì đây là kết quả của việc tu tập đã sâu dày, lớn lao.
    Trích sách “Đất” – TT. Thích Chân Quang

     

  • Đỉnh Núi Tuyết Tập 29 – ĐỜI SỐNG THANH CAO

    115,000 

    Bộ truyện tranh song ngữ Việt – Anh “Đỉnh núi tuyết” bao gồm 100 tập, do Thượng tọa Thích Chân Quang biên soạn, dưới bút vẽ của họa sĩ Hữu Tâm. Bộ truyện kể về cuộc đời của Đức Phật  một cách xác thực, đầy đủ và cuốn hút, với những chi tiết bí ẩn lần đầu tiên được hé mở.

    Tập 29: ĐỜI SỐNG THANH CAO
    Vì sự cố chấp của mình mà một số các tỳ kheo ở Kosambi đã khiến Đức Phật bỏ đi. Người tĩnh tu một mình tại khu rừng Rakkhita. Sadi Rahula và các thám tử bí mật đi theo để bảo vệ Người.
    Vua Pasenadi rất tức giận khi nghe tin dân chúng Kosambi phỉ báng Đức Phật trong nhiều ngày mà vua Udena lại im lặng không giải quyết, rồi chuyện các tỳ kheo khiến Phật phải bỏ đi làm vua phải lập tức đến Kỳ Viên gặp tôn giả Sariputta thưa chuyện. Tôn giả Sariputta đã giải thích cho vua nghe về Giáo pháp và Giới pháp, đồng thời nói rõ về những oan trái mà Phật phải trả trong những ngày vừa qua.
    Khi vua Udena đến viếng vua Pasenadi thì ở cung điện Kosambi xảy ra biến cố lớn: Hoàng hậu Samavati bị hỏa thiêu chết trong cung cùng với hai mươi cung nữ thân tín. Vua Udena đổ sụp xuống khi nghe tin dữ. Ông lập tức từ biệt vua Panesadi để tức tốc trở về cung. Đây chỉ là tai nạn hay âm mưu của ai đó? Nếu vậy thì kẻ độc ác nào đã ra tay tàn độc như thế?
    Kosambi liên tiếp xảy ra nhiều chuyện, kinh thành trở nên hỗn loạn. Thêm việc các tỳ kheo chấp ý làm Thế Tôn bỏ đi khiến các cư sĩ nổi giận không tiếp tục cúng dường nên việc khất thực của họ trở nên khó khăn. Nỗi lo đói khát lan rộng, các tỳ kheo lúc này bắt đầu hối hận, vội ngồi lại tìm cách sám hối để thỉnh Thế Tôn quay lại…
    Để răn dạy các tỳ kheo, Đức Phật đưa họ đến thăm khu rừng Sừng Bò, nơi có ba vị tỳ kheo đang an cư tại đây, nơi mà đời sống hòa hợp của họ là tấm gương sáng cho cả cõi trời và cõi người…
    Kính mời quý vị và các Phật tử cùng theo dõi tiếp tập 29 – ĐỜI SỐNG THANH CAO vủa bộ truyện tranh Đỉnh Núi Tuyết.

  • TAM VÔ LẬU HỌC

    35,000 

    Giới Định Tuệ là ba môn học căn bản của Phật giáo. Nhưng thực ra đây không phải là ba giai đoạn theo trình tự từ Giới sinh Định, từ Định phát Tuệ, mà có mối tương quan mật thiết với nhau như một vòng tròn khép kín.

    ➖➖➖

    Trích sách:

    SỰ TRÌ GIỚI CHÂN THẬT
    “Người xưa có câu: “Đạo cao long hổ phục. Đức trọng quỷ thần khâm”. Nghĩa là, người tu hành có đạo đức cao thượng, tôn quý, khiến thiên long quỷ thần cảm động, tự nhiên đến ủng hộ.
    Ví dụ, một vị đạo cao đức trọng đi qua một đoạn đường hay xảy ra tai nạn. Vị này khởi tâm thương xót, rồi chú nguyện cho mọi người được an lành. Trước cái uy của một vị giới hạnh trong sạch khiến cho quỷ thần, Thổ thần cũng phải kính phục và gia hộ cho tất cả những ai đi qua con đường đó được may mắn.
    Tại sao vị đó giữ giới mà có uy đức như vậy? Bởi vì đây là sự chiến đấu cả một đời vất vả chứ không phải sơ sơ mà thành được. Mà để có thể giữ được giới hạnh trong sạch, ta nhớ là phải tu cả ba môn vô lậu học đầy đủ Giới – Định – Tuệ thì mới thành tựu được Giới Châu. Lúc đó, giới thực sự trở thành điều thánh thiện, điều mầu nhiệm trong cuộc đời của một tu sĩ, của một vị Tỳ kheo.
    Ví dụ, có người không tu đồng hành tam vô lậu học mà chỉ chuyên trì luật, thì hễ gặp chuyện gì cũng sẽ bắt bẻ. Vừa bước xuống chánh điện, người đó nhìn xuống chân một người khác rồi nói: “Xin lỗi, mời anh ra sắp lại đôi dép”. Hoặc, vừa bước chân ra, áo hơi xốc xếch, ông nói: “Anh chỉnh áo lại.” khiến mình không có niềm vui trong sự tu hành. Tại sao? Vì thiếu định, thiếu tuệ. Còn giới mà trong tay người có định, có tuệ sẽ trở thành tình yêu thương, bao dung, tha thứ. Những vị đó giữ giới nhưng không trở thành sự cố chấp, họ dạy mình điều đúng điều sai, nâng đỡ mình lên trong tình yêu thương, làm cho mình ấm áp. Mình thấy lỗi và hạnh phúc để sửa lỗi.
    Ví dụ, hôm đó mình lỡ nổi nóng với huynh đệ. Vậy là mình đã phạm giới. Người ta chỉ lỗi mình phải hoan hỷ lắng nghe. Nhưng vì mình tự ái nên cãi lại và bị Thầy gọi lên để la rầy trách phạt. Nếu Thầy của mình là người trì luật, ông sẽ rầy mắng, nhiếc móc rất nặng nề khiến mình đau khổ, buồn tủi vô cùng.
    Nhưng nếu Thầy trì luật mà có đủ cả Giới – Định – Tuệ, ông sẽ phân tích cho mình thấy cái lỗi đó nguy hiểm thế nào, gây quả báo ra sao. Rồi Thầy răn dạy: “Từ đây, khi mà sư huynh rầy con, con phải hết sức hoan hỷ, vui mừng, biết ơn và quỳ xuống lạy sư huynh chứ không được đứng mà cãi. Làm như thế sẽ gây tổn thương đạo nghiệp của con, mà tổn thương cả tình huynh đệ trong chùa”. Nghĩa là, mỗi lời dạy của ông, mình thấy cả một trời yêu thương trong đó. Vì ông nói bằng lòng từ bi, yêu thương của một người đủ giới, đủ định, đủ tuệ nên mình mềm lòng ra. Và đó là sự trì giới chân thật.”
    ➖➖➖
    BA TÍNH CHẤT CỦA GIỚI – ĐỊNH – TUỆ
    Mỗi tính chất của Tam Vô Lậu học đều có sự khác nhau.
    Giới thì cần ý chí, nên người mà giữ giới có nét mặt nghiêm nghị, cứng rắn, mạnh mẽ.
    Người có thiền định thì phong cách của họ trầm tĩnh, khoan hòa, điềm đạm. Đó là tính chất của thiền định.
    Còn người có gương mặt sáng tỏ, đôi mắt sáng lấp lánh, thần quang có vẻ quang minh thì hiểu rằng con người này thành tựu về Tuệ, đi về con đường Tuệ, người đó biết tội, biết phước, biết nhân, biết quả, biết mục tiêu vô ngã và quan trọng là biết lỗi mình.
    Tại sao nói rằng: Quan trọng là biết lỗi mình?
    Ta thấy trong cuộc sống tu hành, nhiều người rất hiểu kinh luận, rất giỏi lý luận, thuyết giảng hấp dẫn cũng nói được về nhân quả, tội phước về mục tiêu giải thoát giác ngộ. Tuy nhiên, người không có tuệ có thể bắt lỗi người khác rất giỏi, có thể nói kinh rất giỏi mà không bao giờ nhìn lại để thấy lỗi mình. Và nhìn vào người đó, ta thấy gương mặt họ u ám, vì bị mất cái gốc là không tự thấy được lỗi. Nhưng người có trí tuệ, họ thấy được lỗi, phát hiện lỗi của mình từ trong mầm mống nội tâm sâu kín. Như vậy, nếu có ai hỏi: trí tuệ là gì? Ta có thể trả lời: Là thấy được lỗi mình.
    Ta thấy ba tính chất của tam vô lậu học vừa khác nhau, vừa tương tác lẫn nhau mà ta phải trau dồi:
    Thứ nhất, tính chất của 𝐆𝐢𝐨̛́𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐲́ 𝐜𝐡𝐢́.
    Thứ hai, tính chất của 𝐓𝐡𝐢𝐞̂̀𝐧 Đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐥𝐚̀ 𝐬𝐮̛̣ 𝐭𝐫𝐚̂̀𝐦 𝐭𝐢̃𝐧𝐡, đ𝐢𝐞̂̀𝐦 đ𝐚̣𝐦.
    Thư ba, tính chất của 𝐓𝐮𝐞̣̂ 𝐥𝐚̀ 𝐬𝐚́𝐧𝐠 𝐬𝐮𝐨̂́𝐭. Mà sáng suốt tới đâu? – 𝐓𝐨̛́𝐢 𝐜𝐡𝐨̂̃ 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐥𝐨̂̃𝐢 𝐜𝐮̉𝐚 𝐦𝐢̀𝐧𝐡.
  • Bán hết

    NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG THIỀN

    35,000 
    5.00 out of 5

    Thiền là một con đường dài, có bắt đầu và có kết thúc. Từ sự phát tâm ban đầu của chúng ta, từ lý tưởng ban đầu của chúng ta, ta khởi niệm muốn đi tìm sự giác ngộ. Đó là khởi điểm. Còn kết thúc của thiền là khi bản ngã của ta tan biến, trở thành toàn thể vũ trụ, lúc đó ta được gọi là A la hán. Đó là một chặng đường dài đầy chông gai thử thách, đòi hỏi chúng ta phải đi qua rất nhiều kiếp, mà nếu không có một bậc thầy đi trước dắt đường, thì đa phần chúng ta bị lạc lối. 

    Và để tìm hiểu kĩ hơn con đường mà chúng ta đang đi, nên đi là con đường nào? Mời quý vị cùng thỉnh sách ạ.

     

     

     

     

     

     

     

  • Bán hết

    DIỆT TRỪ VỌNG TƯỞNG

    35,000 

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ DIỆT TRỪ VỌNG TƯỞNG?

    TU TRONG BAO LÂU THÌ DIỆT ĐƯỢC HẾT VỌNG TƯỞNG?

    Thiền là điều phục tâm, là sự thực hành đưa đến tâm an tĩnh, không suy nghĩ, tâm thanh tịnh. Tâm cực kỳ thanh tịnh ta gọi là nhập định. Như Đức Phật đã ngồi nhập định 49 ngày dưới cội cây bồ đề, đi hết con đường định, vượt hết tất cả tâm thức, vượt hết bản ngã rồi trở thành toàn thể vũ trụ pháp giới.

    Tâm thanh tịnh, không suy nghĩ, không loạn tưởng, không vọng động chính là giá trị của thiền. Vì thế người tu thiền phải biết cách diệt trừ vọng tường. Đó là bí quyết, đó là yếu chỉ, đó là chìa khóa. Hễ nói tu thiền là phải biết nhiếp tâm diệt trừ vọng tưởng.

    Nhưng làm sao để cho tâm không vọng tưởng thì đây là một bài toán rất khó.

    Kính mời quý Phật tử cùng tìm đọc cuốn sách DIỆT TRỪ VỌNG TƯỞNG để tìm hiểu về 5 bước, 5 kỹ thuật giúp ta phá tan dần vọng tưởng.

     

     

  • Hai nhánh rẽ của nền văn minh nhân loại

    45,000 

    Sách song ngữ Việt- Anh

    HAI NHÁNH RẼ CỦA NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠI – Tái Bản 2022
    🌈 “Nếu đạo đức con người luôn luôn cao hơn khoa học công nghệ, thì nền văn minh này sẽ không bị rơi vào ngõ cụt mà vượt lên luôn. Và tinh cầu này sẽ trở thành một thiên đường
    ☔️ Nhưng nếu đạo đức con người kém hơn khoa học công nghệ, thì khoa học công nghệ sẽ quay lại thống trị và hủy diệt con người.”
    Cuốn sách không chỉ giúp chúng ta đi tìm nguyên nhân vì sao nền văn minh lại rẽ nhánh mà còn cho chúng ta cái nhìn tổng thể về vũ trụ qua lăng kính của đạo Phật. Qua lần tái bản này, công ty chúng tôi muốn mang đến cho quý độc giả một cuốn sách với nhiều giá trị sâu sắc và hy vọng mọi người hãy cùng nhau cố gắng nâng chỉ số đạo đức của mình lên mức độ 7.0 để đối phó với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo cực kỳ khó kiểm soát mai sau.

  • TÌM HIỂU VỀ UNG THƯ (tái bản lần 3- năm 2023)

    40,000 
    UNG THƯ chính là một dạng bộ phận cơ thể nổi loạn, ly khai. Nghĩa là, các tế bào không phát triển theo quy luật chung nữa, mà phát triển bừa bãi lộn xộn, có ý thù hằn trở lại chủ thể của mình. Tế bào phát triển bữa bãi, thù hận, tiết ra chất làm đau, tranh giành lấn át sự sống của cơ thể. Nếu không xử lý được, các tế bào rủ nhau nổi loạn càng lúc càng nhiều, và cả cơ thể lúc do là một khối giặc nội tại, giết chết chủ thể luôn.
     
    Khi bị ung thư, việc phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị hay hóa trị thì chỉ làm cho bệnh viện ung bướu quá tải. Người này chưa hết (hay chưa chết) thì đã có nhiều người bệnh khác nhập viện giành chỗ.
     
    Nhưng điều quan trọng là ta PHẢI HIỂU UNG THƯ LÀ GÌ cái đã. Chưa hiểu rõ bản chất của bệnh ung thư thì ta có chữa gì cũng chỉ là mò mẫm.
    TÌM HIỂU VỀ UNG THƯ- một cuốn sách giúp bạn hiểu rõ về căn bệnh ung thư cũng như giúp bạn biết được phương pháp làm cho các cơ phận tế bào chấm dứt tâm lý nổi loạn ly khai để trở lại phát triển theo quy luật chung của cơ thể.
  • Nói với chính mình

    70,000 

    QUẢ BÁO CỦA SỰ HỜ HỮNG
    Sự hờ hững tuy không cấu thành tội theo luật pháp, nhưng lại là một cái tội trong nhân quả.
    Ví dụ, trong khu xóm mình thấy một căn nhà cửa nẻo sơ sài, mái tôn dột nát, người chủ nhà ngày ngày đi làm thuê, gia đình khó khăn cũng không có điều kiện sửa lại cho đàng hoàng. Ngày nào ta cũng đi ngang qua và thấy căn nhà dột, thỉnh thoảng người trong nhà phải leo lên sửa mái… Rồi ta đi qua luôn, vẫn sống cuộc đời của mình, như vậy có tội không?
    Không ai bắt tội ta cả, nhưng luật nhân quả lại kết tội ta, bởi ta đã hờ hững trước nỗi khổ, sự chật vật của người khác. Và dĩ nhiên ta không tránh khỏi quả báo:
    + Đầu tiên, vì đã nhìn thấy những chuyện phải tính toán suy nghĩ mà ta không tính, không nghĩ gì, nên kiếp sau trí tuệ mình sẽ hạn chế một chút, tự nhiên mình là con người ngu ngơ, không sáng suốt nhanh nhạy.
    + Thứ hai, cũng vì trời đã cho ta đôi mắt để nhìn thấy cảnh khổ trên đời mà ta vờ như không thấy, nên kiếp sau đôi mắt ta sẽ nhòa nhòa, mờ kém một chút. Lẽ ra khi mắt lướt qua căn nhà dột nát, lòng ta phải bận tâm suy nghĩ xem mình có thể giúp được gì không chứ không đành lòng bỏ qua.
    Cho nên, một người đệ tử Phật có trí tuệ, có từ bi thì đừng để cho điều gì qua mắt mình mà bị bỏ sót cả. Trên đời còn biết bao nhiêu thân phận, bao nhiêu chuyện ngang trái nữa mà ta đã thấy qua đôi mắt mình. Tất cả đều khiến ta phải trăn trở, tư duy tìm cách giúp đỡ, hay ít nhất là một lời cầu nguyện tốt đẹp đến cho người.
    HỜ HỮNG DÙ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CÁI TỘI TRONG LUẬT PHÁP, NHƯNG LÀ MỘT CÁI TỘI LỚN TRONG PHẬT PHÁP.

    THIỀN ĐỊNH LÀ LƯỠI GƯƠM SẮC BÉN DIỆT SẠCH NHỮNG LỖI LẦM TRONG THẲM SÂU TÂM THỨC
    Nếu không có công phu thiền định, ta thường phải nhờ người khác nhắc nhở, nhờ Phật lực gia hộ rồi mới thấy lỗi mình. Còn khi tâm đã lắng yên trong thiền định, mặc dù ta cũng cần thầy bạn sách tấn, cũng nhờ chư Phật độ trì, nhưng tự mình vẫn có cái trí tuệ phát hiện ra lỗi rất nhanh, từ khi mới móng khởi.
    Như thế, thiền định vừa là con đường đưa đến vô ngã, vừa là lưỡi gươm sắc bén diệt sạch những lỗi lầm trong thẳm sâu tâm thức. Chúng ta đã nói rằng tu hành là đi ngược dốc, mà trên con đường đó đầy rẫy chông gai, hố thẳm, bụi bặm, nhưng có thiền định là ta đã có một lưỡi gươm để quét sạch những chướng ngại trên đường.
    Vì vậy một khi đã là đệ tử Phật, đã hướng về mục tiêu vô ngã, thì ai cũng phải cố gắng tu thiền, dù pháp môn nào cũng cần phải có thiền định.

    PHỤ NGƯỜI NÀO TA SẼ MẤT NGƯỜI ĐÓ Ở KIẾP SAU
    “…Người bất hiếu đời sau sẽ phải mang thân phận mồ côi, bị bỏ rơi từ khi lọt lòng. Hoặc xem thường bạn bè sẽ mắc quả báo cô độc không bằng hữu v.v… Nên khi trời đất giao cho ta những con người bên cạnh mình, đây là vợ, kia là con, đó là anh em quyến thuộc, là cha, là mẹ… ta không được phụ bạc một ai, luôn phải thương yêu quý trọng, đối xử hết sức tử tế với từng người. “”Không gì là của mình”” không có nghĩa là ta được sống một cách bừa bãi, ta phải sử dụng mọi điều cho đúng, nếu dùng sai ta sẽ mang tội và mất hết.

     

  • Từng bước chân đi

    35,000 

    TÀI SẢN- ĐỊA VỊ- QUYỀN LỰC- SẮC ĐẸP- SỨC KHỎE- KIẾN THỨC- DANH TIẾNG- UY TÍN…MỌI ĐIỀU ĐỀU BẤP BÊNH
    🍃 TỪNG BƯỚC CHÂN ĐI🍃
    📘 Một cuốn sách phân tích về đề tài đạo lý rất gần gũi với cuộc sống, với sự tu tập.
    📘 Cách nhận biết được có bao nhiêu con đường đã và đang phải đi trên cuộc đời, nẻo đường nào chắc chắn, con đường nào mong manh, không bền vững. Từ đó, ta đi đúng đường hơn và sống tốt hơn.
    “Có nhiều ngả rẽ con đường
    Từ nay xin hãy tận tường nghĩ suy
    Để cho từng bước chân đi
    Vững vàng đúng hướng, không gì đổi thay
    Dẫu cho sóng gió bủa vây
    Bền lòng quyết chí tháng ngày dài lâu
    Phật đem đạo lý nhiệm mầu
    Giúp người vượt thoát khổ đau trong đời
    Mở đường Bát Chánh rạng ngời
    Đi về Vô Ngã xa rời bến mê.”

  • Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình

    85,000 
    Một cuốn sách RẤT CẦN THIẾT dành cho những người ĐANG TRONG MỐI QUAN HỆ TÌNH CẢM, SẮP LẬP GIA ĐÌNH, NHỮNG NGƯỜI ĐANG CÓ GIA ĐÌNH
    Một cuốn sách hữu ích chứa nhiều kiến thức cần thiết mà bạn không thể bỏ qua:
    🌹 Phân tích bản chất của tình yêu dưới góc nhìn của khoa học, tâm sinh lý và tôn giáo.
    🌹 Những điều cần có ở mỗi người để xây dựng một một mối quan hệ lâu dài, một gia đình hạnh phúc.
    🌹 Những bí quyết hóa giải mọi bất hòa trong cuộc sống gia đình.
    Tình yêu- Hôn nhân- Gia đình có quá nhiều vấn đề mà ta chưa biết gì cả. Giống như ta giong buồm ra khơi mà chưa hề có kiến thức về hàng hải, giống như ta cầm sách lên mà chưa biết đọc chữ, giống như ta dắt xe máy ra đường mà chưa biết lái vậy. Thế giới chưa chính thức có môn học gia đình, đó chính là lý do làm cho rất nhiều cuộc hôn nhân thất bại.
    Cuốn sách này chính là một người bạn đồng hành đáng tin cậy cho tình yêu, cuộc sống hôn nhân của mỗi người.
  • Tranh nhân quả khổ lớn 1,5m x 3m tập 2

    1,000,000 

    Tranh treo nhân quả khổ lớn có kèm hình ảnh minh họa về  thông số làm khung tranh bằng sắt

    *Lưu ý: không bán khung tranh

X