Điện thoại hỗ trợ: 083.8462646

SÁCH PHẬT GIÁO

Hiển thị 61–72 của 128 kết quả

  • Bán hết

    PHÁP HOA CHÂN NGHĨA

    200,000 
    4.00 out of 5

    PHÁP HOA CHÂN NGHĨA

    DIỄN GIẢI Ý NGHĨA THỰC SỰ CỦA BỘ KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

    Kinh Pháp Hoa là một bộ kinh lớn của Phật giáo Đại thừa và được rất nhiều tín đồ Phật tử suốt cả miền Đông Á và Trung Hoa, Tây Tạng, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam hằng thọ trì đọc tụng và tu tập. Bộ kinh này từ xưa đến nay đã có rất nhiều vị đã tuyên giảng, nhưng một điều bí hiểm khó hiểu là bộ kinh chứa đựng quá nhiều nghĩa.

    Kinh Pháp Hoa là bộ kinh bí mật, có nhiều nghĩa, và còn ẩn chứa sự linh thiêng mầu nhiệm. Điều này được chứng minh từ xưa đến nay. Có rất nhiều người tụng kinh Pháp Hoa đã tìm được sự cảm ứng vi diệu.

    Vì vậy, khi tụng kinh Pháp Hoa, nếu chúng ta không thể hiểu được ý nghĩa bí mật nằm sau lời giảng thì chúng ta chưa hiểu hết ý nghĩa trong kinh Pháp Hoa. Đây là điều rất khó. Chúng ta có thể đọc rất nhiều một cách thích thú, cũng giống như một người ngắm cành hoa sen đẹp rực rỡ, trong lòng họ cảm thấy rất thích thú vậy. Nhưng để hiểu được cành hoa sen đó tượng trưng cho điều gì thì thật là khó.

    Nếu chúng ta tìm được ý nghĩa chính xác nhất thì đây là phước duyên lớn của chúng ta, và chúng ta có thể áp dụng được trong tâm hồn mình, trong cuộc đời tu tập của mình, và chúng ta sẽ đạt được lợi ích lớn nhất.

    Công ty TNHH Văn hóa Pháp Quang xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “ Pháp Hoa Chân Nghĩa”. Kính chúc quý Phật tử thấu triệt thâm ý vi diệu trong kinh, thụ nhận và hành trì đúng con đường tu tập của các bậc chân tu, các vị Bồ tát.

  • Luận giải Kinh Kim Cang

    200,000 

    Kinh Kim cang thuộc hệ thống kinh điển Đại thừa, có tên là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Hệ thống kinh điển Đại thừa xuất hiện khoảng từ hai trăm đến sáu trăm năm sau khi Phật nhập Niết Bàn. Nhân vật chính trong kinh là ngài Tu Bồ Đề, một nhân vật kiệt xuất, biểu tượng của một hạng người có trí tuệ Bát Nhã sâu sắc để hiểu về tánh Không của Phật.

    Bản kinh Kim Cang này được dịch từ bản chữ Nho thông dụng của ngài Cưu Ma La Thập mà Phật giáo Việt Nam chúng ta vẫn dùng, các trường Phật học vẫn dùng. Trong đó bản tiếng Trung Hoa phân thành hai mươi bốn đoạn, nhưng khi dịch lại chúng tôi bỏ những đoạn phân cách đó để bài kinh được liên tục xuyên suốt.

    Nếu có người nghiên cứu kinh bộ Đại Bát Nhã, khoảng sáu trăm quyển, gồm rất nhiều bài kinh, như Tiểu phẩm Bát Nhã, Hộ Quốc Nhân Vương Bát Nhã, Đại phẩm Bát Nhã, v.v… thì sẽ thấy trong đó chỉ nói lý Không, mà dùng những ngôn từ trừu tượng, chỉ có trong ngôn ngữ cổ Sankrit, còn những ngôn ngữ hiện đại nhất ngày nay không có từ ngữ nào để diễn tả lại nghĩa lý trừu tượng của kinh điển Bát Nhã.

    Do đó, nếu một người muốn nghiên cứu hệ thống kinh điển Bát Nhã thì họ phải là một học giả chuyên sâu, biết rõ nghĩa từ thì mới hiểu được kinh Bát Nhã. Hầu hết chúng ta khi mở bộ kinh Bát Nhã chỉ đọc được một hai trang thì đóng lại vì không hiểu gì cả, do những ngôn từ cực kỳ phức tạp, mà nghĩa lý về tánh Không lại quá trừu tượng, vượt khỏi đời sống bình thường của con người.

    Chính vì lý do đó nên chúng tôi mong ước diễn giải bộ kinh Kim Cang để Phật tử chúng ta có thể thấu triệt nghĩa lý thâm sâu này, và với mục đích đưa lý Không đạt đến ý nghĩa rõ ràng nhất để chúng sinh dễ dàng tu tập hơn.

    Nguyện đem công đức này hướng về khắp thế giới cùng tất cả chúng sinh đều trọn thành Phật đạo.

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

     

  • CON ĐƯỜNG TÂM

    70,000 
    TÂM NGHĨ ĐIỀU THIỆN SẼ CÓ LÚC TA LÀM VIỆC THIỆN
    Tâm khởi thiện hay ác đều thành nhân quả, nghĩ ác sẽ có ngày ta làm bậy. Cũng vậy, khi tâm chúng ta ước ao điều thiện thì sẽ có lúc chúng ta làm việc thiện, không biết trong kiếp này hay vài trăm kiếp khác.
    Ví dụ, một người đi trên đường họ gặp nhiều người nghèo không nhà, cứ tối đến là vợ chồng con cái lại chui vào mái hiên nhà ai đó, quấn cái áo tơi ngồi co ro chịu lạnh, trời mưa trời gió gì cũng phải chịu. Trời sáng, người ta mở cửa bán hàng thì vợ chồng con cái đùm túm nhau đi. Ban ngày đi xin ăn, đêm đến lại tới cái hốc nào đó, gầm cầu hay mái hiên nhà ai để ngủ. Khi thấy những điều đó lòng họ thương xót, trong đầu mới nghĩ: “Ước gì tôi có tiền, ước gì tôi có khả năng xây nhà cho người không nhà ở, để họ được cái mái nhà che mưa che nắng”. Chỉ nghĩ thôi rồi để đấy chứ thực tế họ cũng không có điều kiện để mua đất xây nhà cho họ.
    Vì kiếp này người đó cũng không làm được nhiều việc phúc, nên qua kiếp sau cũng chỉ giữ chức vụ nho nhỏ là thư ký phụ tá cho ông giám đốc sở nhà đất thành phố. Thành phố có chủ trương xây nhà cho người nghèo và những người thu nhập thấp, gom những người không có nhà về đó định cư và tạo công ăn việc làm cho họ. Sau khi ông giám đốc tiếp nhận chủ trương liền gọi anh thư ký này đến giao nhiệm vụ đi khảo sát khu đất, liên hệ kiến trúc sư thiết kế xây dựng. Vì đã từng mong muốn cho người nghèo có nhà nên kiếp này anh làm công việc xây nhà cho người nghèo. Vì từng nghĩ đến việc xây nhà cho người vô gia cư mà kiếp này anh làm rất nhiệt tình, làm ngày làm đêm, quên ăn quên ngủ, mặc dù bình thường bản thân anh ta cũng không phải siêng năng cho lắm. Tức là tự nhiên lúc đó anh này bị cuốn vào công việc mà không biết tại sao. Không ngờ năm kiếp trước đã có lần anh khởi nghĩ, đã ao ước cất được mái ấm cho người không nhà.
    Nhân quả là như vậy. Những điều tốt chúng ta nghĩ tới, nhiều khi ta quên hoặc không có điều kiện làm, nhưng rồi sẽ có lúc ta làm được.

    NHỮNG TÂM NIỆM XẤU ĐÃ KHỞI LÀM SAO HOÁ GIẢI?
    HOW TO FIX WHEN YOU HAD EVIL THOUGHTS?
    (English version below)
    Ở đây chúng ta sẽ xét cách hóa giải trong hai trường hợp:
    Thứ nhất là ý nghĩ xấu khởi lên, có thể là ngay lúc đó hoặc trong vòng một, hai ngày sau mình biết đó là sai liền.

    Ví dụ có cậu bé chèn qua xe mình, người kia khởi ý nghĩ muốn đánh nó mấy cái. Ngay lúc đó hoặc chiều về, ông mới phát hiện cái ý nghĩ đó là sai thì phải lập tức tác ý sám hối và đến trước bàn thờ Phật khấn nguyện: “Lạy Phật, sáng nay con có khởi ý nghĩ ác là muốn đánh cậu bé, con xin sám hối ý nghĩ sai lầm này, xin cho con không bao giờ thực hiện việc xấu đó. Xin Phật gia hộ giữ gìn tâm cho con để lòng con lúc nào cũng thương yêu con người, mong cậu bé sẽ trở thành người tốt, đàng hoàng, không gây hại cho ai. Xin cho cậu bé chạy xe an toàn, không nông nổi bốc đồng, lạng lách như thế nữa”.

    Lời nguyện chân thành tha thiết này xóa đi tâm xấu mà ta lỡ nghĩ bậy, nó không biến thành hành động nữa mà thay vào đó là tâm niệm thiện, kết duyên lành với chúng sinh.
    Thế là năm kiếp sau ông vẫn gặp lại thằng bé và nó vẫn sẽ dẫm lên chân ông một cái, nhưng thay vì nổi sân đánh mắng thì ông chỉ nhẹ nhàng xoa đầu đứa nhỏ và nói: “Này cháu, lần sau đi lại nhớ cẩn thận đừng để dẫm lên chân ai nữa nhé. Nhà cháu ở đâu? Bố mẹ cháu là ai? Đi qua chùa lạy Phật cùng bác nha”. Sở dĩ ông có thể kiên nhẫn ân cần khuyên bảo như vậy là vì năm kiếp trước ông đã nguyện với Phật cầu cho cậu bé trở thành người tốt, và nhờ tâm tốt đó mà khi ông nói, cậu bé thấy thương và nghe theo.

    Thứ hai, trường hợp chúng ta biết là bản thân đã từng khởi quá nhiều ý nghĩ ác trong quá khứ nhưng bây giờ không còn nhớ cụ thể thì chúng ta phải làm sao? Hàng ngày chúng ta phải quỳ trước Phật để cầu xin sám hối:
    “Lạy Phật, trong suốt cuộc đời của con vừa qua đã rất nhiều lần con khởi ác tâm với người, đã có lần con muốn hại người, đã có lần con muốn đánh người, muốn hạ nhục người,… vì những ý nghĩ xấu ác nhiều quá và cũng đã lâu lắm rồi con không còn nhớ nữa. Con e sợ điều đó sẽ xảy ra trong vị lai, con không muốn điều đó xảy ra. Con rất hối hận trước những ý nghĩ xấu xa của mình và tha thiết nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ giữ gìn để con không bao giờ khởi ác tâm nữa.

    Xin Phật cho con sám hối hết những ý nghĩ xấu ác con đã từng khởi trong vô lượng kiếp quá khứ, dù con còn nhớ hay không còn nhớ, dù ý nghĩ ác đó là thoáng qua hoặc kéo dài. Xin cho con sẽ kết được duyên lành với những chúng sinh con đã khởi ác tâm, xin cho con biết kiên nhẫn, biết yêu thương và sẽ đưa người đó về với Phật đạo.
    Cầu xin cho tất cả chúng sinh ai cũng được tâm ý thanh tịnh, thiện lành để đừng gây ác nghiệp. Ai đã lỡ khởi tâm xấu đều biết quỳ trước Phật sám hối ăn năn để tránh tạo nghiệp sau này. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”.

    Nếu mỗi ngày chúng ta đều tha thiết sám hối và đọc lời cầu nguyện như thế, liên tục trong khoảng ba đến năm tháng thì suốt mấy chục năm đã qua, đã bao nhiêu lần chúng ta khởi ác tâm nó sẽ xóa sạch hết và mất luôn, những ý nghĩ xấu ác trong quá khứ sẽ được hóa giải, xóa đi. Còn muốn xóa ý nghiệp xấu từ vô lượng kiếp thì phải sám hối dài dài hơn nữa. Những kiếp sau ta gặp lại những người mà mình đã từng giận họ thì ta cũng sẽ không phản ứng, thay vào đó là sự ân cần hỏi han, nhẹ nhàng khuyên bảo, mời người đi ăn, rủ người đi chùa, tặng người vài quyển Kinh, đưa vài đĩa giảng pháp để người ta nghe… để kết duyên lành với họ.

    HOW TO FIX WHEN YOU HAD EVIL THOUGHTS?
    There are two cases:
    The first is we recognize we’re wrong right after having bad thoughts or a couple of days later.
    For example, the man who wanted to beat the boy above. At that time or in the afternoon, he found that he was wrong to have such evil thoughts. He then came to the altar of Buddha to pray, “Venerable Buddha, this morning I wished to beat the boy. Please let me repent of this wrong thought and never carry out it. May Buddha bless me to force my mind always to love people and I hope that the boy will become a good person. May Buddha bless the boy to drive carefully.”

    This earnest and sincere prayer will remove the man’s evil thoughts; thus, it won’t turn into action. Moreover, he wishes for a good relationship with the boy.
    So five lives later, he will still meet the boy and tread on his foot, but instead of getting angry and beat the boy, the man will gently say, “Be careful not to trample anyone. Where do you live? Who are your parents? Go to worship Buddha in a pagoda with me.” The reason the man can patiently advise the boy is his prayer to Buddha for the boy to become good, and thanks to it, the boy will feel compassion toward the man and listen to him.
    The second case is when we know we had too many evil thoughts but don’t exactly know what they were, what should we do? – Every day we have to kneel before Buddha to repent:
    “Venerable Buddha, I have had evil thoughts of others, wanted to harm, beat, and insult them throughout my life. Because I have so many evil ideas and since long ago that I cannot remember all. I fear that they will happen in the future, and I don’t want them at all. I am very remorseful about that and pray for the blessings of the Three Jewels so that I will never start evil thoughts again.
    May Buddha forgive all my past evil thoughts whether I can remember them or not, whether they flashed into my mind or lasted for a long time. Please bless me to have a good relationship with sentient beings I had terrible thoughts of and to be patient with them, love them, and bring them to Buddhism.
    May Buddha bless all beings to have a pure, calm, and virtuous mind to avoid bad karma. Whoever has terrible thoughts will kneel down before Buddha to make repentance. Namo Shakyamuni Buddha.”
    If every day we earnestly repent and pray like that for about three to five months continuously, then our evil thoughts over decades will be eradicated. In the case of evil thoughts from countless lives before, we need more times. And next life, when we see the people we have evil thoughts/relationships with them, we won’t feel angry with but gently ask after them, invite them to go somewhere to eat or to go to a pagoda, give them a sutta, some discs of Buddhist lectures, etc. to set up a good relationship with them.
    From “The path of mind” Book – Ven. Thich Chan Quang.


    SÁM HỐI NHỮNG TÂM NIỆM XẤU ĐÃ KHỞI
    “Lạy Phật, trong suốt cuộc đời của con vừa qua đã rất nhiều lần con khởi ác tâm với người, đã có lần con muốn hại người, đã có lần con muốn đánh người, muốn hạ nhục người,… vì những ý nghĩ xấu ác nhiều quá và cũng đã lâu lắm rồi con không còn nhớ nữa.

    Con e sợ điều đó sẽ xảy ra trong vị lai, con không muốn điều đó xảy ra. Con rất hối hận trước những ý nghĩ xấu xa của mình và tha thiết nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ giữ gìn để con không bao giờ khởi ác tâm nữa.

    Xin Phật cho con sám hối hết những ý nghĩ xấu ác con đã từng khởi trong vô lượng kiếp quá khứ, dù con còn nhớ hay không còn nhớ, dù ý nghĩ ác đó là thoáng qua hoặc kéo dài. Xin cho con sẽ kết được duyên lành với những chúng sinh con đã khởi ác tâm, xin cho con biết kiên nhẫn, biết yêu thương và sẽ đưa người đó về với Phật đạo.
    Cầu xin cho tất cả chúng sinh ai cũng được tâm ý thanh tịnh, thiện lành để đừng gây ác nghiệp. Ai đã lỡ khởi tâm xấu đều biết quỳ trước Phật sám hối ăn năn để tránh tạo nghiệp sau này. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”.
    Trích sách “Con đường tâm” 

  • Bán hết

    Rác và tình yêu

    155,000 

    [Sách song ngữ Việt- Anh]

    SERIAL RÁC VÀ TÌNH YÊU
    Cái tên Rác và Tình yêu thoạt đầu nghe khá lạ lùng và ấn tượng.
    Trong thời đại ngày nay, công nghệ đang dần đi vào tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, từ gần gũi đến xa xôi, theo đó tưởng chừng như tình yêu của con người cũng được chan hòa vào tất cả. Nhưng không, phải chăng chúng ta chưa nhìn ra hay đã từng lãng quên một tình yêu đầy ý nghĩa, một tình yêu nên vun bồi, đó là tình yêu với Mẹ thiên nhiên và gần gũi hơn, thân quen hơn chính là Tình yêu với Rác, lòng chung thủy với Rác.
    Thực trạng rác thải gây ô nhiễm, rác ngập tràn sông suối, báo động lượng rác nhiều hơn số cá trên đại dương,… lại càng khiến con người quay lưng với Rác. Ta còn suy nghĩ càng phải tránh xa Rác, Rác là kẻ thù thì đó là những suy nghĩ kém trí tuệ trong thời đại này, hay những cách xử lý rác truyền thống như chôn lấp, đốt,… dường như lại càng làm mọi thứ tồi tệ thêm. Nhưng thôi ta khoan bàn về cách xử lý rác trong tập sách mỏng này, vì điều đó chắc chắn sẽ được chung tay làm rất tốt và thành công khi tình yêu với Rác ngày nào đó được thắp lên trong tim mọi người.
    Cuốn sách muốn khẳng định đạo đức của con người, trí tuệ của con người, sự thành công của con người đôi khi cũng được đánh giá qua thái độ đối với Rác. Vì sao vậy? Người cạn cợt nhìn rác là thứ bỏ đi (thải bỏ mà), nhưng người trí nhìn thấy đó là những tài nguyên quý giá của đất trời, được chế tạo cho con người sử dụng, và có thể tái chế lại sau khi sử dụng xong. Ai vất bỏ những tài nguyên đó là có tội. Người nào nhìn ra được cái TỘI khi vất bỏ rác, người đó rất có đạo đức.
    Cuốn sách với 50 câu chuyện ngắn đa chiều chứa nhiều điều thú vị, tiềm ẩn trong đó là bao nỗi trăn trở, lo âu về đạo đức, trách nhiệm của mọi người đối với chính tương lai “giấu mặt” của mình. Với sứ mệnh lan tỏa tình yêu Rác tới mọi người, cuốn sách cũng xin đóng góp một phần nhỏ bé như giọt mưa xuân tưới mát từng ô cửa kính vẫn đang đóng lại. Để từ đó, cánh cửa tâm hồn như hé mở, chào đón từng ánh mai, đón nhận thêm một tình yêu đã chờ đợi ta từ rất lâu, chờ đợi đạo đức và trách nhiệm của ta từ rất lâu, đó là Tình yêu với Rác. Và nếu được mọi người ghi nhận, ủng hộ thì những lời ca ngợi đó thuộc về những vị thầy đã dạy dỗ đạo đức cho chúng tôi, giúp chúng tôi nhìn ra đạo đức căn bản từ những điều nhỏ bé; những tình nguyện viên đã giúp đỡ chúng tôi, và sau cùng nó thuộc về tất cả mọi người mang dòng máu của tình yêu thương và trách nhiệm.
    Kính bút
    Hội Yêu Rác.
    CÂU CHUYỆN THỨ MƯỜI CHÍN: TỘI PHƯỚC VỚI RÁC
    Trên đám mây ngũ sắc, một Tiên Đồng chắp tay quỳ bạch cùng với Tiên Ông:
    – Thưa Sư Phụ, con thấy cụ Thống nơi gia trang kia suốt đời hành thiện, không làm gì có lỗi, sao lại chết rồi không được về cõi Trời ạ?
    Tiên Ông đáp:
    – Có những điều tội phước sâu xa con không hiểu được. Cụ Thống bị Rác níu chân nên không về trời được. Cụ cậy giàu nên xả rác nhiều quá, cả đời tạo ra rác nhiều quá, cái gì cũng dễ dàng vứt bỏ thành rác. Cuối cùng rác níu chân lại. Cụ đã sinh vào nhà giàu tỉnh khác rồi, nhưng phải làm gì về Rác để trả nợ.
    Tiên Đồng lạy tạ, rồi hỏi tiếp:
    – Thưa Sư Phụ, thế còn gã Mậu cướp của giết người sao lại thoát hình phạt địa ngục ạ?
    – Tên Mậu này đã bị phạt tù hai mươi năm, sau khi ra tù không biết làm gì sống, đã đi làm Rác. Hắn cứ lấy hết rác về, từng bao một, cẩn thận chọn từng mẩu rác nhỏ để dùng lại cho bằng hết, cứ làm thủ công. Mỗi tuần hắn đem đi bán bao nhựa đã làm sạch, phân bón ủ lên men, giấy vụn, kim loại vụn, đủ thứ. Hắn làm bằng tay mà xử lý gần hết các bao rác xin từ bãi rác về. Hắn có chút tiền để sống, nhưng vô tình tạo thiện nghiệp về rác. Chết xuống lại được Diêm chúa khen, cho đầu thai lại làm người tử tế nữa.
    Tiên Đồng lạy tạ nói:
    – Nghe vậy sao con cũng muốn xuống trần đi làm rác quá.
    Tiên Ông phá lên cười:
    – Con dễ động tâm quá.
    Hai vị lại bay đi.
    (Trích sách “Rác và Tình Yêu” – Tác giả Việt Quang)
    —————
    THE NINETEENTH STORY: SINS AND BLESSINGS WITH TRASH
    In a cloud of five colors, a little angel knelt asking his divine Master:
    – Dear Master, Mr. Thong in that house made no faults and did good in all his life, but why didn’t he gain the rebirth in heaven after death?
    The Master replied:
    – Blessings and sins are not easy to understand. Trash stopped that man from going to heaven. Having relied on his wealth, he easily trashed everything. He created so much trash that it became his barrier to heaven. He was born into a wealthy family but must do something related to Trash to pay his karmic debt.
    The little angel knelt bowing to the Master and continued:
    – Dear Master, why a guy named Mau who killed for robbery wasn’t condemned to hell after death for punishment?
    – That guy was sentenced to twenty years imprisonment, and when he was relieved, he didn’t know what to do for a living, so he chose Trash. He took trash then carefully sort it manually. Every week, he sold cleaned plastic bags, fermented fertilizer, scrap paper/metal, etc. He treated most of the trash from a dump with his hands. He could earn a living from his work but also accidentally created good karma. When he died, King Yama praised his actions and let him be reborn as a nice person.
    The little angel made a bow and said:
    – I would also like to come to the human world to do Trash business.
    The Master burst out laughing:
    – What a stirred mind!
    Then they flew off.
    (From “Trash & Love” Book – Viet Quang Author)
  • NHÂN QUẢ GIÀU NGHÈO (Tái bản lần 3- năm 2023)

    60,000 

    KHÔNG BIẾT TIẾT KIỆM – NGUYÊN NHÂN CỦA NGHÈO KHỔ

    Nghèo là do tiêu xài phung phí những vật dụng hàng ngày như điện, nước, cơm gạo, thức ăn, quần áo… Biết tiết kiệm, sử dụng hợp lý vật dùng hàng ngày giúp khá giả hơn. Thói quen bật đèn, mở ti vi, máy lạnh, đồ dùng điện thoải mái, lãng phí là nhân của nghèo khổ. Sự giàu có hiện tại khiến cho nhiều người tự cho mình quyền được sử dụng như thế, nhiều khi mở lên rồi để đó, không ai dùng, chắc chắn quả báo sau này sẽ nghèo. Nhiều người thường xả nước ào ào, tắm bồn, xịt rửa xe phí phạm vô cùng, trong khi nhiều nơi không có nước để uống, thì sau này phải sinh vào những nơi thiếu nước, nghèo khổ. Mỗi giọt nước lãng phí là mỗi giọt nghèo nhận lấy. Người không biết quý trọng từng hạt cơm, từng miếng thức ăn mà để thừa mứa, đổ đi là nhân của nghèo đói. Người mua cả trăm bộ quần áo nhưng không mặc hết, không mặc đến, thì đây là nghiệp của thiếu thốn, nghèo khổ. Mọi sự phung phí vật chất đều đưa đến sự nghèo khổ, sự tiết kiệm vật dùng dù không khiến chúng ta giàu lên nhưng sẽ khá giả, sung túc. Vì vậy dùng bất cứ thứ gì đều phải hết sức cẩn thận. Ví dụ, trong lần xét tội phước để đưa hai người một nam, một nữ đi đầu thai. Diêm Vương chỉ người nữ và nói: “Người nữ này cho đầu thai vào gia đình khá giả.” Nghe vậy vị quan hạ thần hỏi lại: “Thưa Đại vương, người nữ này kiếp trước không làm việc gì có phước thì sao có thể đầu thai vào gia đình khá giả đó được?” Diêm Vương gật đầu “Đúng, người nữ này tuy không làm được việc phước gì rõ ràng, nhưng lúc sống lại rất biết tiết kiệm, sử dụng rất đúng mọi thứ từ miếng cơm cho đến chút điện, chút nước… Nên ta thưởng cho người này cuộc sống dù không thật sự giàu sang, nhưng sẽ sung túc cả đời.” Nói đoạn, Diêm Vương quay sang người nam và bảo: “Tên này dẫn đi đầu thai vào nhà nghèo kia cho ta. Hắn không hà tiện, bỏn xẻn, trái lại rất rộng rãi nhưng là rộng rãi không có trí tuệ. Tiêu xài bừa bãi xả láng, nào điện, nào nước, nào tiền bạc. Gặp ai cũng móc tiền cho, bạ đâu cho đấy, không cân nhắc, toàn cho người tiền để đi nhậu, đi đánh bạc. Nay ta sẽ cho nó đầu thai vào nhà hai vợ chồng vừa mới chỉ cất được một cái chòi lá”. Nhân quả giàu nghèo cụ thể đến từng chi tiết nên chúng ta phải hết sức cẩn thận. Mỗi người hãy tự xét lại mình xem còn để vòi nước chảy lênh láng hay không, còn thích bật điện sáng trưng mọi ngõ ngách cho sướng mắt hay không, còn nấu nhiều thức ăn rồi đổ đi hay không. Những nghiệp nghèo khổ đó mà còn thì phải sửa cho dứt. Một cái nhân nghèo khổ nữa là giúp nhầm người xấu. Đừng tưởng có tiền cho người là sẽ được giàu sang. Ta cho nhầm người xấu thì sẽ mắc quả báo nghèo. Cầm đồng tiền định cho ai thì trước tiên phải cân nhắc tính toán xem người ta dùng vào việc gì. Nếu chắc chắn họ sẽ dùng đồng tiền để sống, để làm điều tốt, để tu tập, thì mình cho. Còn nếu họ có tiền rồi đi chơi game điện tử, đi đánh bài, uống rượu thì tuyệt đối không cho. Dứt khoát phải vậy!


    NGƯỜI SIÊNG NĂNG TRỒNG RỪNG VÀ BẢO VỆ RỪNG SẼ TRỞ NÊN GIÀU CÓ; NGƯỜI CHẶT CÂY RỪNG, LÀM TỔN HẠI ĐẾN RỪNG SẼ BỊ NGHÈO KHỔ

    Nhiều người sau khi nghe nhân quả này sẽ thắc mắc: “trồng rừng tốn tiền mới nghèo, còn chặt phá rừng có gỗ đi bán lấy tiền phải giàu mới đúng”. Nghe cũng có lý nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Ông bà ta ngày xưa đã đúc kết “nhất phá sơn lâm, nhị đâm hà bá”, hai đại tội lớn của con người thứ nhất là phá rừng, chặt cây cối, thứ hai là đánh bắt các loài sinh vật dưới nước. Người phá rừng, chặt cây xanh không bao giờ giàu được, nếu có chút tiền thì cũng hết rất nhanh, cả phần đời còn lại sẽ phải đón lấy những bất hạnh, khổ đau. Người trồng rừng, bảo vệ rừng thì sẽ có được quả bảo tốt đẹp.

    Chúng ta nên nhớ và tin rằng trồng được một cây xanh là ta đã gieo được một cội phúc cho mình, nếu trồng nghìn nghìn cây xanh tức là đã gieo được cả nghìn nghìn cội phúc. Vì trồng cây xanh tạo được phước rất lớn nên chúng ta hãy tìm nơi để trồng cây, tìm chỗ nào đất trống, đồi núi trọc, nơi rừng bị tàn phá mà xin trồng và rủ thật nhiều người cùng tham gia, cùng chăm sóc cây trồng để góp phần bảo vệ môi trường, khí hậu, nguồn nước cho trái đất.
    Đ𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐚̀𝐨 viện lý do rằng mình không có điều kiện, bận rộn buôn bán để trốn tránh việc trồng cây. 𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨̂̀𝐧𝐠 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐜𝐚̂𝐲 𝐱𝐚𝐧𝐡 𝐧𝐚̀𝐨 là bất hạnh lớn của một con người, sau này họ sẽ phải sống trong cảnh khô hạn, nắng nóng, ở nơi không có cây xanh, bóng mát, rất vất vả.
    Vậy nên dù không thể đi xa, không thể đi theo tập thể thì tự mình trồng cây trên mảnh đất riêng, trong khu vườn nhỏ của mình. Mỗi cây xanh mọc lên là một 𝐜𝐨̣̂𝐢 𝐩𝐡𝐮́𝐜 đã được gieo trồng.

    Trích sách “Nhân quả giàu nghèo” 

  • Bán hết

    Chấp nhận số phận và thay đổi số phận

    55,000 

    GIỚI THIỆU SÁCH: CHẤP NHẬN SỐ PHẬN VÀ THAY ĐỔI SỐ PHẬN

    (Song ngữ Việt – Anh)

    Chấp nhận số phận hay thay đổi số phận đều là đạo lý, là hai mặt đối lập của một vấn đề cùng tồn tại song song, mà nếu chỉ nói một chiều sẽ thành cực đoan và rời xa Phật pháp. Con đường trung đạo mà Đức Phật dạy chúng ta là bình an chấp nhận số phận, không dằn vặt đau khổ trước nghịch cảnh, nhưng luôn nỗ lực hết mình để vươn lên thay đổi số phận của mình. Đây là vấn đề rất tinh tế, sâu sắc và cần thiết. Chỉ có con đường đó mới giúp ta quân bình được tâm lý và thái độ sống, để từ đó chính ta được lợi ích, rồi còn hướng dẫn cho bao nhiêu người cũng được lợi ích trong cuộc sống này.

    Cuốn sách “Chấp nhận số phận và thay đổi số phận” do Thượng tọa Thích Chân Quang biên soạn, thể hiện rõ từng mặt ưu và khuyết của mỗi giáo lý, để từ đó giúp người đọc có thể chọn cho mình thái độ sống đúng đắn, cân bằng và hợp lý nhất.

    Được trình bày bằng cả hai ngôn ngữ Việt – Anh, cuốn sách thực sự không chỉ có giá trị ở trong nước mà còn là một món quà đầy ý nghĩa dành tặng bạn bè quốc tế.

  • Bán hết

    Ý Nghiệp

    65,000 
    SỰ NGUY HIỂM CỦA Ý NGHIỆP
    Đề Bà Đạt Đa tu thiền có kết quả, thậm chí có một số thần thông, đôi khi nói đúng những điều quá khứ vị lai, nhờ thế mà chinh phục được vua A-xà-thế, lôi kéo được một số tỳ kheo. Nhưng ý nghiệp bên trong không sạch, chưa phải là một người đạo đức, nên sau này chống luôn cả Phật rồi bị đọa địa ngục A Tỳ. Vì vậy, ý nghiệp nhiều khi còn sâu hơn cả phương pháp tu tập thiền định bên ngoài.
    Đức Phật dạy Bát Chánh Đạo là hết sức căn bản và cực kỳ chuẩn xác. Ta tu từ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, tức là tu ý nghiệp trước, rồi mới tới Chánh Niệm, Chánh Định sau cùng. Phật dạy ta đi từ Chánh Kiến – Chánh Tư Duy – Chánh Ngữ – Chánh Nghiệp – Chánh Mạng, rồi bắt đầu mới đến Chánh Tinh Tấn – tức là thiền định từ đây mới được khởi đầu. Chánh Niệm, Chánh Định là cuối cùng, tức thiền định là điểm cuối cùng của điều thiện. Thiền định rất cao siêu, là cái lõi của sự tu hành trong đạo Phật.
    Bởi vậy, khi chúng ta phát tâm tu tập thiền định thì phải tu ý nghiệp trước cho sạch, cho thuần thiện. Nghĩa là từ những tâm niệm, những tác ý trong đời sống hàng ngày lúc nào cũng phải chuẩn xác, đừng trở thành kẻ vô tâm mà vô tình trở thành ác.
    Trích sách “Ý Nghiệp”
  • Đỉnh Núi Tuyết Tập 30 – TÍN NỮ VISAKHA

    115,000 

    Bộ truyện tranh song ngữ Việt – Anh “Đỉnh núi tuyết” bao gồm 100 tập, do Thượng tọa Thích Chân Quang biên soạn, dưới bút vẽ của họa sĩ Hữu Tâm. Bộ truyện kể về cuộc đời của Đức Phật một cách xác thực, đầy đủ và cuốn hút, với những chi tiết bí ẩn lần đầu tiên được hé mở.

    Tập 30 : TÍN NỮ VISAKHA
    Ở tập 30 này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cuộc đời của tín nữ Visakha, một đại sư sĩ phi thường đã hộ trì tăng chúng cả đời mình. Visakha từ khi còn rất bé đã có duyên được Phật hóa độ và chứng được sơ quả Tu Đà Hoàn nơi quê nhà Anga. Sau đó cô cùng gia đình đến thành phố Saketa lập nghiệp, giúp gia đình trở nên giàu có, thịnh vượng hơn, nổi tiếng nhân nghĩa khắp vùng.
    Vì ước nguyện được gặp lại vị đạo sư đã khai ngộ cho mình quá lớn mà Visakha đã chấp nhận kết hôn với con trai của trưởng giả Migara, ở Savathi…
    Một vị đã chứng Sơ quả sao lại vướng vào hôn nhân phiền lụy như vậy? Và nguyên do gì mà trưởng giả Migara lại gọi con dâu của mình, Visakha, là mẹ?
    Phước báu để chứng Thánh quả và phước duyên để giàu sang quyền lực khác nhau như thế nào?
    Sadi Rahula qua thời gian đã ngày càng trưởng thành hơn và được Tôn giả Sariputta hứa sẽ cho thọ Tỳ kheo thông qua tôn giả Upali…
    Kính mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi những tình tiết hấp dẫn trong cuộc đời của nữ cư sĩ vĩ đại thời Đức Phật- đại tín nữ Visakha trong tập truyện thứ 30- TÍN NỮ VISAKA của bộ truyện tranh Đỉnh Núi Tuyết.

  • Bán hết

    THIỀN

    60,000 

    Thiền là phương pháp thực hành nhiếp tâm vào định, đưa tâm trí đến chỗ an tĩnh, sáng suốt, không xuất hiện ý nghĩ, không dấy động tình cảm… đặc biệt là giúp hành giả diệt trừ Bản Ngã, chấm dứt vô minh và chứng đạt giải thoát giác ngộ.

    Ở mức độ thấp, Thiền được xem là một môn thể dục dưỡng sinh, vệ sinh thần kinh giúp con người giải tỏa bớt sự căng thẳng trong cuộc sống. Đó cũng là xu hướng nhiều nơi trên thế giới đang nghiên cứu về Thiền. Nhiều quốc gia đã mạnh dạn đưa môn thực hành Thiền vào học đường, trại giam. Nhiều tín đồ, tu sĩ của các tôn giáo khác cũng âm thầm nghiên cứu thực hành Thiền.

    Ở mức độ cao, Thiền được xem là sự thực hành một triết lý của Hạnh Phúc, vì sự bình an nội tâm là hạnh phúc thù thắng hơn bất cứ trò vui nào của thế gian. Ở mức độ khác, Thiền được xem là chìa khóa để con người tăng thêm khả năng của mình về nhiều phương diện, trong đó năng lực tâm linh, khả năng phán đoán bằng trực giác, những phép lạ bắt đầu được thế giới tìm hiểu nghiêm túc.

    Đó là điều sẽ xảy ra, bởi lẽ Thiền định chính là tương lai của nhân loại, giúp loài người trở thành một “loài người mới” cao cấp hơn vì năng lực của tâm được phát triển và sử dụng với vô số điều kỳ diệu.

    Tuy nhiên, đối với Thiền đạo Phật thì không chỉ dừng ở mức độ khai mở tâm linh huyền bí, mà mục tiêu tối thượng là phải đạt được sự giác ngộ giải thoát, Vô Ngã, Niết Bàn. Đức Phật thành đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cũng bằng pháp môn Thiền Định. Vì thế, chúng ta là đệ tử Phật thì phải nắm rõ lý thuyết về Thiền, cũng như phải hết sức thực hành, hệ thống hóa, tiêu chuẩn hóa lại để đem Thiền tặng cho nhân loại.

    Chúng ta sẽ đem đến cho nhân loại một loại Thiền đầy tính khoa học và khách quan, không hạn buộc bởi hình thức tông phái hay pháp môn. Một ngày nào đó, các trẻ em đến trường đều được học về Thiền và học về Luật Nhân Quả Nghiệp Báo. Đó là ngày mà thế giới trở thành thiên đường như các vị Thánh từng mơ ước.

  • Đất

    35,000 

    Kính lạy Ngài Xá Lợi Phất ! Nguyện trên Ngài gia hộ cho chúng con thực hành tu tập QUÁN THÂN theo đúng như lời dạy bảo của Ngài, như cách đây hơn 2.500 năm Ngài đã rống lên tiếng rống của con sư tử khi trình bày về pháp Quán Thân trước Đức Thế Tôn và cả Hội Chúng.

    – Kính Bạch Thế Tôn ! Chúng con nguyện luôn xem mình như đấtĐất bình an hoan hỷ khi được người giẫm đạp đi lên, chúng con cũng vậy, chúng con xin được bình an hoan hỷ khi có người xem thường giẫm đạp.

    Đất sẽ rộng lòng đón nhận những rác rưỡi bẩn thỉu mà người vất bỏ lên, chúng con cũng nguyện xin được rộng lòng đón nhận những ý nghĩ xấu cho chúng con hay những lời nhục mạ nặng nề.


    – Bạch Thế Tôn ! Cũng như đất chịu đựng sự cày xới để mọc lên những vườn cây trái ngọt hay ruộng lúa thơm ngon, chúng con cũng nguyện xin chịu đựng sự tổn thương để vững bước mang cho đời niềm vui hạnh phúc.


    – Bạch Thế Tôn ! Cũng như đất nâng niu đỡ đần cuộc sống mọi loài trênđất, chúng con cũng nguyện xin tôn trọng đỡ đần bất cứ ai cần đến chúng con trong cuộc sống này.


    – Bạch Thế Tôn ! Chúng con nguyện xem mình như người hốt rác, gánh phân làm những việc hèn mọn nhất trên đời, vui vẻ để người sai bảo để được làm vui lòng mọi người.


    – Bạch Thế Tôn ! Chúng con nguyện xem mình như cái giẻ lau, xóa đi những dơ bẩn của đời và nhận lấy những dơ bẩn đó về mình, chúng con cũng xin nhận lấy mọi điều xấu xa bẩn thỉu để cho đời được thơm sạch mát lành.


    – Bạch Thế Tôn ! Chúng con nguyện xem mình như nước để rửa sạch cho đời rồi phần mình chảy ra cống rãnh. Chúng con xin được phụng sự cho đời và còn lại mình trôi vào quên lãng mà thôi.


    – Bạch Thế Tôn ! Chúng con nguyện xem mình như củi lửa thấp lên ánh sáng và đun nấu thức ăn giúp ích cho đời, rồi phần mình trở về tro bụi bay xa.


    – Bạch Thế Tôn ! Chúng con nguyện xem mình như gió thổi mát lòng người những buổi trưa hè, đem đến cho đời những con mưa phơi phới, rồi phần mình tan vào cõi vắng hư vô.


    – Bạch Thế Tôn ! Chúng con nguyện xem thân này là vô thường , ngày nào thành bụi đất bên đường, từng ngày sống là sự đòi hỏi của ăn uống, thở và đủ mọi thứ cung phụng vất vả.


    – Bạch Thế Tôn! Với suy nghĩ như vậy chúng con nguyện không hề xem thường hay ác ý với bất cứ ai, với bất cứ một chúng sinh nào. Chúng con nguyện đem tình thương tràn ngập đến muôn loài, mong cho mọi loài thương yêu nhau và tu theo thánh đạo giải thoát.

    Như Đất không hiềm hận

    Như trụ đá kiên trì

    Như hồ trong thanh tịnh

    Như bậc Thánh bay cao.

    GHÉT ĐIỀU XẤU CHỨ KHÔNG GHÉT NGƯỜI XẤU
    Một người sống khoan dung, độ lượng sẽ không ghét ai, ai họ cũng thương, họ không gạt bỏ bất cứ người nào ra khỏi tâm mình. Dù biết người đó là người xấu, người đó còn hẹp hòi, ích kỷ, tham lam, tính tình kỳ cục, khó ưa… nhưng không bao giờ họ có ý “nghỉ chơi” với người đó, không bao giờ có ý gạt bỏ người đó ra khỏi cuộc đời mình.
    Người khoan dung ghét điều xấu chứ không ghét người xấu. Lúc nào trong tâm họ cũng mong muốn tìm cách giúp người xấu vượt qua lỗi lầm, sửa đổi tâm hồn, hoàn thiện nhân cách. Có thể lúc này chưa giúp người ta sửa được thì để lúc khác, kiếp này không giúp được thì nguyện kiếp khác, tùy duyên ứng xử, không thờ ơ nhưng cũng không nóng vội, và không có ý nghĩ sẽ bỏ mặc người. Đó là tính cách của người biết sống khoan dung độ lượng.
    Khi gặp chuyện trái ý nghịch lòng hay gặp phải những người khó chịu, khó ưa… thì những người dữ thường dễ giận, dễ nổi nóng, dễ xung đột. Còn người hiền lành thì họ không giận mà chỉ mong từ từ tìm cách độ người. Tính chất khoan dung độ lượng đó chỉ có nơi người hiền lành khiêm hạ.
    Có thể nói, nếu ai mình cũng thương được, một tình thương đại đồng tràn đầy đạo lý thì đó là dấu hiệu của việc tu hành chín chắn. Tu lên mức độ cao hơn nữa, tức là sự hiền lành, độ lượng biến thành lòng từ bi, yêu thương khắp tất cả: dù là chúng sinh nơi cõi vô hình hay hữu hình, dù là động vật hay thực vật, dù là người có phước hay thiếu phước, dù là kẻ sang người hèn, dù là kẻ dở người hay, dù là người quen hay người lạ, dù là đồng bào mình hay người dân tộc khác… mình đều thương không phân biệt, thì đây là kết quả của việc tu tập đã sâu dày, lớn lao.
    Trích sách “Đất” – TT. Thích Chân Quang

     

  • Đỉnh Núi Tuyết Tập 29 – ĐỜI SỐNG THANH CAO

    115,000 

    Bộ truyện tranh song ngữ Việt – Anh “Đỉnh núi tuyết” bao gồm 100 tập, do Thượng tọa Thích Chân Quang biên soạn, dưới bút vẽ của họa sĩ Hữu Tâm. Bộ truyện kể về cuộc đời của Đức Phật  một cách xác thực, đầy đủ và cuốn hút, với những chi tiết bí ẩn lần đầu tiên được hé mở.

    Tập 29: ĐỜI SỐNG THANH CAO
    Vì sự cố chấp của mình mà một số các tỳ kheo ở Kosambi đã khiến Đức Phật bỏ đi. Người tĩnh tu một mình tại khu rừng Rakkhita. Sadi Rahula và các thám tử bí mật đi theo để bảo vệ Người.
    Vua Pasenadi rất tức giận khi nghe tin dân chúng Kosambi phỉ báng Đức Phật trong nhiều ngày mà vua Udena lại im lặng không giải quyết, rồi chuyện các tỳ kheo khiến Phật phải bỏ đi làm vua phải lập tức đến Kỳ Viên gặp tôn giả Sariputta thưa chuyện. Tôn giả Sariputta đã giải thích cho vua nghe về Giáo pháp và Giới pháp, đồng thời nói rõ về những oan trái mà Phật phải trả trong những ngày vừa qua.
    Khi vua Udena đến viếng vua Pasenadi thì ở cung điện Kosambi xảy ra biến cố lớn: Hoàng hậu Samavati bị hỏa thiêu chết trong cung cùng với hai mươi cung nữ thân tín. Vua Udena đổ sụp xuống khi nghe tin dữ. Ông lập tức từ biệt vua Panesadi để tức tốc trở về cung. Đây chỉ là tai nạn hay âm mưu của ai đó? Nếu vậy thì kẻ độc ác nào đã ra tay tàn độc như thế?
    Kosambi liên tiếp xảy ra nhiều chuyện, kinh thành trở nên hỗn loạn. Thêm việc các tỳ kheo chấp ý làm Thế Tôn bỏ đi khiến các cư sĩ nổi giận không tiếp tục cúng dường nên việc khất thực của họ trở nên khó khăn. Nỗi lo đói khát lan rộng, các tỳ kheo lúc này bắt đầu hối hận, vội ngồi lại tìm cách sám hối để thỉnh Thế Tôn quay lại…
    Để răn dạy các tỳ kheo, Đức Phật đưa họ đến thăm khu rừng Sừng Bò, nơi có ba vị tỳ kheo đang an cư tại đây, nơi mà đời sống hòa hợp của họ là tấm gương sáng cho cả cõi trời và cõi người…
    Kính mời quý vị và các Phật tử cùng theo dõi tiếp tập 29 – ĐỜI SỐNG THANH CAO vủa bộ truyện tranh Đỉnh Núi Tuyết.

  • TAM VÔ LẬU HỌC

    35,000 

    Giới Định Tuệ là ba môn học căn bản của Phật giáo. Nhưng thực ra đây không phải là ba giai đoạn theo trình tự từ Giới sinh Định, từ Định phát Tuệ, mà có mối tương quan mật thiết với nhau như một vòng tròn khép kín.

    ➖➖➖

    Trích sách:

    SỰ TRÌ GIỚI CHÂN THẬT
    “Người xưa có câu: “Đạo cao long hổ phục. Đức trọng quỷ thần khâm”. Nghĩa là, người tu hành có đạo đức cao thượng, tôn quý, khiến thiên long quỷ thần cảm động, tự nhiên đến ủng hộ.
    Ví dụ, một vị đạo cao đức trọng đi qua một đoạn đường hay xảy ra tai nạn. Vị này khởi tâm thương xót, rồi chú nguyện cho mọi người được an lành. Trước cái uy của một vị giới hạnh trong sạch khiến cho quỷ thần, Thổ thần cũng phải kính phục và gia hộ cho tất cả những ai đi qua con đường đó được may mắn.
    Tại sao vị đó giữ giới mà có uy đức như vậy? Bởi vì đây là sự chiến đấu cả một đời vất vả chứ không phải sơ sơ mà thành được. Mà để có thể giữ được giới hạnh trong sạch, ta nhớ là phải tu cả ba môn vô lậu học đầy đủ Giới – Định – Tuệ thì mới thành tựu được Giới Châu. Lúc đó, giới thực sự trở thành điều thánh thiện, điều mầu nhiệm trong cuộc đời của một tu sĩ, của một vị Tỳ kheo.
    Ví dụ, có người không tu đồng hành tam vô lậu học mà chỉ chuyên trì luật, thì hễ gặp chuyện gì cũng sẽ bắt bẻ. Vừa bước xuống chánh điện, người đó nhìn xuống chân một người khác rồi nói: “Xin lỗi, mời anh ra sắp lại đôi dép”. Hoặc, vừa bước chân ra, áo hơi xốc xếch, ông nói: “Anh chỉnh áo lại.” khiến mình không có niềm vui trong sự tu hành. Tại sao? Vì thiếu định, thiếu tuệ. Còn giới mà trong tay người có định, có tuệ sẽ trở thành tình yêu thương, bao dung, tha thứ. Những vị đó giữ giới nhưng không trở thành sự cố chấp, họ dạy mình điều đúng điều sai, nâng đỡ mình lên trong tình yêu thương, làm cho mình ấm áp. Mình thấy lỗi và hạnh phúc để sửa lỗi.
    Ví dụ, hôm đó mình lỡ nổi nóng với huynh đệ. Vậy là mình đã phạm giới. Người ta chỉ lỗi mình phải hoan hỷ lắng nghe. Nhưng vì mình tự ái nên cãi lại và bị Thầy gọi lên để la rầy trách phạt. Nếu Thầy của mình là người trì luật, ông sẽ rầy mắng, nhiếc móc rất nặng nề khiến mình đau khổ, buồn tủi vô cùng.
    Nhưng nếu Thầy trì luật mà có đủ cả Giới – Định – Tuệ, ông sẽ phân tích cho mình thấy cái lỗi đó nguy hiểm thế nào, gây quả báo ra sao. Rồi Thầy răn dạy: “Từ đây, khi mà sư huynh rầy con, con phải hết sức hoan hỷ, vui mừng, biết ơn và quỳ xuống lạy sư huynh chứ không được đứng mà cãi. Làm như thế sẽ gây tổn thương đạo nghiệp của con, mà tổn thương cả tình huynh đệ trong chùa”. Nghĩa là, mỗi lời dạy của ông, mình thấy cả một trời yêu thương trong đó. Vì ông nói bằng lòng từ bi, yêu thương của một người đủ giới, đủ định, đủ tuệ nên mình mềm lòng ra. Và đó là sự trì giới chân thật.”
    ➖➖➖
    BA TÍNH CHẤT CỦA GIỚI – ĐỊNH – TUỆ
    Mỗi tính chất của Tam Vô Lậu học đều có sự khác nhau.
    Giới thì cần ý chí, nên người mà giữ giới có nét mặt nghiêm nghị, cứng rắn, mạnh mẽ.
    Người có thiền định thì phong cách của họ trầm tĩnh, khoan hòa, điềm đạm. Đó là tính chất của thiền định.
    Còn người có gương mặt sáng tỏ, đôi mắt sáng lấp lánh, thần quang có vẻ quang minh thì hiểu rằng con người này thành tựu về Tuệ, đi về con đường Tuệ, người đó biết tội, biết phước, biết nhân, biết quả, biết mục tiêu vô ngã và quan trọng là biết lỗi mình.
    Tại sao nói rằng: Quan trọng là biết lỗi mình?
    Ta thấy trong cuộc sống tu hành, nhiều người rất hiểu kinh luận, rất giỏi lý luận, thuyết giảng hấp dẫn cũng nói được về nhân quả, tội phước về mục tiêu giải thoát giác ngộ. Tuy nhiên, người không có tuệ có thể bắt lỗi người khác rất giỏi, có thể nói kinh rất giỏi mà không bao giờ nhìn lại để thấy lỗi mình. Và nhìn vào người đó, ta thấy gương mặt họ u ám, vì bị mất cái gốc là không tự thấy được lỗi. Nhưng người có trí tuệ, họ thấy được lỗi, phát hiện lỗi của mình từ trong mầm mống nội tâm sâu kín. Như vậy, nếu có ai hỏi: trí tuệ là gì? Ta có thể trả lời: Là thấy được lỗi mình.
    Ta thấy ba tính chất của tam vô lậu học vừa khác nhau, vừa tương tác lẫn nhau mà ta phải trau dồi:
    Thứ nhất, tính chất của 𝐆𝐢𝐨̛́𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐲́ 𝐜𝐡𝐢́.
    Thứ hai, tính chất của 𝐓𝐡𝐢𝐞̂̀𝐧 Đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐥𝐚̀ 𝐬𝐮̛̣ 𝐭𝐫𝐚̂̀𝐦 𝐭𝐢̃𝐧𝐡, đ𝐢𝐞̂̀𝐦 đ𝐚̣𝐦.
    Thư ba, tính chất của 𝐓𝐮𝐞̣̂ 𝐥𝐚̀ 𝐬𝐚́𝐧𝐠 𝐬𝐮𝐨̂́𝐭. Mà sáng suốt tới đâu? – 𝐓𝐨̛́𝐢 𝐜𝐡𝐨̂̃ 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐥𝐨̂̃𝐢 𝐜𝐮̉𝐚 𝐦𝐢̀𝐧𝐡.
X