Điện thoại hỗ trợ: 083.8462646

SÁCH PHẬT GIÁO

Hiển thị 49–60 của 131 kết quả

  • Những Điều Thú Vị Từ Truyện Tích Pháp Cú- Tập 3

    75,000 

    [Sách thuần Việt]

    NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ TỪ TRUYỆN TÍCH PHÁP CÚ 3

    Trong Đại tạng kinh điển của Phật giáo, nhất là trong kinh Nguyên Thủy, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều bài kinh dài ngắn khác nhau. Có những bài kinh rất dài, nghĩa lý khó hiểu, đòi hỏi người đọc phải có hiểu biết vững chắc về đạo lý và văn phạm tiếng Pali, tiếng Hán hoặc phải có người giải thích thì mới hiểu đúng nghĩa được. Vì lẽ đó nên người có trí tuệ thì thích thú, đam mê, nhưng người chưa đủ trí tuệ thì rất ngại tìm hiểu. Và đa phần mọi người không đủ khả năng, không đủ kiên nhẫn để nghiên cứu toàn bộ nghĩa lý trong kinh điển đạo Phật. Nhưng riêng với kinh Pháp Cú thì có điểm lạ là ai đọc qua cũng hiểu. Bởi kinh Pháp Cú là những bài thi kệ chừng 4 – 6 câu, mỗi đoạn nói lên một đạo lý nào đó rất cô đọng, lời lẽ trong các bài kệ đơn sơ, gần gũi, chứa đựng một nội dung rất phong phú và sâu xa.

    Để đáp lại sự đón nhận nồng nhiệt của Quý Phật tử qua 2 tập truyện Pháp cú đầu tiên, Cty TNHH Văn Hóa Pháp Quang tiếp tục xuất bản tập 3 của bộ sách Những điều thú vị từ truyện tích Pháp Cú bao gồm 5 bài: Tuấn mã, Thiên chủ Đế thích, Vui thích không phóng dật, Người đọc được tâm, Tâm rong ruổi. Mỗi bài kệ Pháp Cú vẽ nên một bức tranh sống động về Đức Phật và Tăng đoàn, để nhìn vào đó chúng ta có thể dễ dàng hình dung về cuộc đời và những công hạnh vĩ đại của Đức Phật cùng các vị Thánh đệ tử phi thường. Bộ sách được tập hợp nội dung của hơn tám mươi bài giảng của TT. Thích Chân Quang tại chùa Từ Tân, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

    Hy vọng, bộ sách này sẽ đem đến cho Quý Phật tử những bài học đạo lý sâu sắc, ý vị cũng như những giây phút thư giãn nhẹ nhàng, bổ ích trong cuộc sống đầy bộn bề, lo toan này.


    Trích sách:

    Có người Phật tử than thở rằng tuy đã quy y nhưng không giữ được giới không uống rượu vì còn phải làm ăn, nếu không nhậu sẽ không ký được hợp đồng. Chúng tôi trả lời là cái văn hóa này thật kỳ lạ , hình như chỉ có Việt Nam chứ không xuất hiện ở các nước khác.
    Tại sao phải nhậu mới thân nhau, không nhậu thì không ký được hợp đồng? Rất vô lý! Chúng tôi đã khuyên người Phật tử phải can đảm thoát ra. Hãy trình bày với đối tác những lợi ích đôi bên cùng có được sau khi ký hợp đồng, họ sẽ thấy rằng mình có lợi vì thực hiện hợp đồng chứ không phải vì chầu nhậu.
    Bằng chứng là có những nữ giám đốc không nhậu mà vẫn kỷ được hợp đồng một cách đàng hoàng. Việc nhậu nhẹt chỉ là do các ông bày ra để chơi bời, trốn vợ con làm chuyện bậy bạ mà thôi. Nên đừng đổ thừa là không nhậu thì không thể ký được hợp đồng.
    Người đệ tử Phật phải thuyết phục mọi người bằng sự khôn ngoan và tử tế của mình chứ không phải vì chầu nhậu. Đôi khi mình không nhậu lại thể hiện sự đàng hoàng, đứng đắn của bản thân và khiến họ tin tưởng, nể phục hơn. Chúng ta hãy thử thực hiện như vậy. Đó cũng được coi là một sự can đảm, gan dạ là thế, không sợ cô độc khi phải đi con đường khác với thế gian.

  • Bán hết

    Những điều thú vị từ truyện tích Pháp cú – Tập 2

    75,000 

    [Sách thuần Việt]

    NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ TỪ TRUYỆN TÍCH PHÁP CÚ 2

    KHÔNG CÓ ÁNH SÁNG CỦA ĐẠO LÝ, TA SỐNG MÀ NHƯ ĐÃ CHẾT
    Điều Đức Phật nói rất đơn giản, ngắn gọn và chúng ta nghe qua đều hiểu, chỉ có điều ta chưa phân tích sâu được mà thôi. Quả thật sống mà không biết đạo lý, không tu hành, không biết làm điều thiện, chỉ sống ích kỷ ham vui, tham lam, giành giật, thù hận, đố kỵ… thì ta chỉ làm khổ mình, khổ người. Tâm mình đầy bất an mà người chung quanh cũng lo lắng, phiền não theo. Như thế ta sống mà không đáng sống, sống mà như đã chết.
    Con mãi đi trong những lầm mê
    Lang thang nào biết chỗ quay về
    Tâm hồn ngây dại mờ sương khói
    Nghiệp chướng trong đời sao chán chê…
    Nhiều Phật tử cũng từng có tâm trạng như thế. Họ sống trên đời qua vài mươi năm, cho đến ngày gặp được Phật Pháp rồi chợt bừng tỉnh mới thấy rằng cả quãng đời qua đúng là mình sống mà như đã chết. Kể từ đó họ quyết tâm thay đổi. Nếu trước đây họ từng đổ tiền vào những cuộc vui thì bây giờ đã biết chắt chiu từng đồng để dành cho việc phước thiện. Trước đây ai nói gì họ cũng cãi, tranh hơn thua trong từng câu nói, bây giờ bắt đầu ôn hòa, nhẫn nhục hơn. Hoặc trong quá khứ họ ương bướng, chỉ thích làm theo ý mình, mặc kệ người chung quanh có đau khổ hay không, bây giờ mỗi khi làm điều gì họ đều cân nhắc xem liệu việc này có làm ai buồn chăng. Từng chút, từng chút họ đều cố gắng thay đổi mình. Và họ nhận ra rằng sau một tháng, hai tháng, sáu tháng, một năm… người chung quanh đã được hưởng hạnh phúc từ cuộc sống tràn đầy đạo lý của họ.
    Khi ấy họ mới chợt tỉnh ra rằng: “Kể từ một năm qua mình mới thật sự là con người biết sống, còn trước kia mình sống mà như không hề sống, sống mà như đã chết”. Rất nhiều người có cùng tâm trạng như thế. Bao nhiêu năm tháng họ sống trong mịt mờ loạn động, chính mình khổ, người chung quanh cũng khổ lây mà không biết. Chỉ đến khi được ánh sáng Phật Pháp soi rọi, họ mới thấy lỗi mình, biết kiềm chế bản thân, giữ tâm mình trong an vui, thanh tịnh, thương yêu và người chung quanh cũng được vui lây. Lúc đó họ mới biết thế nào là sống, thế nào là không sống mà như đã chết.

    Trích sách:

    ĐIỀU ĐÁNG QUÝ NHẤT
    Nhìn một người có nhà cao cửa rộng, tiền bạc xênh xang, ta thấy thích và thắc mắc tại sao họ có phước như vậy. Nhưng cũng đừng ham vì biết rằng sau khi hưởng hết phước, đời sau họ vẫn có thể rơi xuống làm người nghèo khó trở lại, đó là chuyện rất bình thường.
    Những giá trị của thế gian này đều tạm bợ, không đáng quý lắm. Đáng quý nhất là trong lòng có đạo lý, có tình thương yêu và sống một đời hy sinh, phụng sự. Quan trọng là gieo nhân cho đúng, được như vậy thì cái phúc báo về sau mới thật là vững bền.
    Đó là lý do vì sao người không biết tu, không biết đạo lý thường mê tài sản, danh vọng, còn người biết đạo lý thì yêu quý nơi tâm hồn một con người. Một người có thể giàu hay nghèo, điều đó không quan trọng, miễn là tâm hồn họ cao thượng, đạo đức thì đó chắc chắn là con người đáng quý, đáng trân trọng trên thế gian này.

    LÀM PHƯỚC QUA MẤY LỚP
    Một trường hợp làm phước mà vẫn không gặp may nữa là bởi vì chúng ta làm phước qua mấy lớp. Ví dụ một người mang 5 bao gạo đến tặng cho người nghèo rồi đứng giữa trời phát nguyện: “Con xin hồi hướng công đức này cho cửu huyền thất tổ được sinh về cõi lành”. Sau khi phát nguyện đúng là cửu huyền thất tổ của người này được hưởng công đức, nhưng vì họ làm phước đến đầu hồi hướng đến đấy, tức là làm phước qua mấy lớp thì đương nhiên phước phải hao bớt. Vì thế người này sẽ không thấy mình được an lạc, may mắn. Nhưng qua đời sau thì sao? Sẽ hưởng phước gấp mấy chục lớp bù lại, hưởng chậm một chút nhưng phước cực kỳ lớn.
    Tuy nhiên, theo nhân quả thì không ai hưởng hết những quả lành mình đã gieo trong kiếp này được, quy luật là vậy. Kiếp này, nếu có chút may mắn nào hiện ra thì cũng chỉ là điềm báo, còn quả báo luôn luôn để dành lại cho kiếp sau.
  • NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC Tập 5

    145,000 

    Đạo đức là nền tảng cho sự tồn tại của cộng đồng xã hội. Con người có đạo đức sẽ tạo nên sự liên kết vững bền với nhau. Có đạo đức, con người có niềm tin với nhau. Có niềm tin với nhau, con người sẽ yên tâm sống, làm việc, học tập, phấn đấu, ước mơ, tu dưỡng. Có niềm tin với nhau, con người có thể hợp tác với nhau để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Thiếu đạo đức, con người chỉ chực chờ làm khổ nhau. Thiếu đạo đức, con người không dám hợp tác với nhau để cùng sống cùng xây dựng. Xã hội vì thế sẽ lụi tàn hủy diệt.
    Trong con người luôn tồn tại hai khuynh hướng trái ngược là Thiện và Ác. Thiện là lòng thương người thương vật, muốn cho mọi loài được an vui hạnh phúc. Ác thì ngược lại, chỉ muốn được phần mình mà bất chấp nỗi đau của kẻ khác.

    Khi sinh ra, mỗi người đã có sẵn một số khuynh hướng Thiện và Ác đem theo từ đâu tận kiếp trước. Trong kiếp này, tùy theo điều kiện về môi trường, giáo dục, mà các khuynh hướng Thiện hay Ác đó sẽ thay đổi ra sao. Có người được điều kiện thuận lợi để khuynh hướng Thiện phát triển, đạo đức tăng trưởng. Có người không may, lọt vào môi trường xấu, khuynh hướng Ác nẩy nở, trở thành người mất đạo đức và bị xã hội luật pháp kết tội.

    Mỗi người chúng ta đều có bổn phận (bắt buộc đấy) phải hoàn thiện đạo đức của mình dần dần, để cho sự có mặt của mình là niềm vui, sự yên tâm, sự an toàn của cộng đồng chung quanh. Nếu ta không tự hoàn thiện đạo đức của mình, ta sẽ trở thành gánh nặng, nỗi lo lắng, sự đe dọa, sự nguy hiểm cho cộng đồng chung quanh.
    Đừng nói việc tu dưỡng đạo đức là việc tự giác của mỗi người. Không, việc tu dưỡng đạo đức thật sự là trách nhiệm bắt buộc của mỗi người để sự tồn tại của người đó không trở thành sự nguy hiểm cho người khác.

    Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện xoay quanh đời sống thường ngày gia đình, công sở, trường lớp…phản ánh thực trạng của xã hội và cuối mỗi câu chuyện đều được cô đọng lại bằng những bài học đạo lý sâu sắc, đầy tính nhân văn.

  • NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC Tập 4

    145,000 

    Đạo đức là nền tảng cho sự tồn tại của cộng đồng xã hội. Con người có đạo đức sẽ tạo nên sự liên kết vững bền với nhau. Có đạo đức, con người có niềm tin với nhau. Có niềm tin với nhau, con người sẽ yên tâm sống, làm việc, học tập, phấn đấu, ước mơ, tu dưỡng. Có niềm tin với nhau, con người có thể hợp tác với nhau để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Thiếu đạo đức, con người chỉ chực chờ làm khổ nhau. Thiếu đạo đức, con người không dám hợp tác với nhau để cùng sống cùng xây dựng. Xã hội vì thế sẽ lụi tàn hủy diệt.
    Trong con người luôn tồn tại hai khuynh hướng trái ngược là Thiện và Ác. Thiện là lòng thương người thương vật, muốn cho mọi loài được an vui hạnh phúc. Ác thì ngược lại, chỉ muốn được phần mình mà bất chấp nỗi đau của kẻ khác.

    Khi sinh ra, mỗi người đã có sẵn một số khuynh hướng Thiện và Ác đem theo từ đâu tận kiếp trước. Trong kiếp này, tùy theo điều kiện về môi trường, giáo dục, mà các khuynh hướng Thiện hay Ác đó sẽ thay đổi ra sao. Có người được điều kiện thuận lợi để khuynh hướng Thiện phát triển, đạo đức tăng trưởng. Có người không may, lọt vào môi trường xấu, khuynh hướng Ác nẩy nở, trở thành người mất đạo đức và bị xã hội luật pháp kết tội.

    Mỗi người chúng ta đều có bổn phận (bắt buộc đấy) phải hoàn thiện đạo đức của mình dần dần, để cho sự có mặt của mình là niềm vui, sự yên tâm, sự an toàn của cộng đồng chung quanh. Nếu ta không tự hoàn thiện đạo đức của mình, ta sẽ trở thành gánh nặng, nỗi lo lắng, sự đe dọa, sự nguy hiểm cho cộng đồng chung quanh.
    Đừng nói việc tu dưỡng đạo đức là việc tự giác của mỗi người. Không, việc tu dưỡng đạo đức thật sự là trách nhiệm bắt buộc của mỗi người để sự tồn tại của người đó không trở thành sự nguy hiểm cho người khác.

    Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện xoay quanh đời sống thường ngày gia đình, công sở, trường lớp…phản ánh thực trạng của xã hội và cuối mỗi câu chuyện đều được cô đọng lại bằng những bài học đạo lý sâu sắc, đầy tính nhân văn.

     

     

  • NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC Tập 3

    145,000 

    Đạo đức là nền tảng cho sự tồn tại của cộng đồng xã hội. Con người có đạo đức sẽ tạo nên sự liên kết vững bền với nhau. Có đạo đức, con người có niềm tin với nhau. Có niềm tin với nhau, con người sẽ yên tâm sống, làm việc, học tập, phấn đấu, ước mơ, tu dưỡng. Có niềm tin với nhau, con người có thể hợp tác với nhau để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Thiếu đạo đức, con người chỉ chực chờ làm khổ nhau. Thiếu đạo đức, con người không dám hợp tác với nhau để cùng sống cùng xây dựng. Xã hội vì thế sẽ lụi tàn hủy diệt.
    Trong con người luôn tồn tại hai khuynh hướng trái ngược là Thiện và Ác. Thiện là lòng thương người thương vật, muốn cho mọi loài được an vui hạnh phúc. Ác thì ngược lại, chỉ muốn được phần mình mà bất chấp nỗi đau của kẻ khác.

    Khi sinh ra, mỗi người đã có sẵn một số khuynh hướng Thiện và Ác đem theo từ đâu tận kiếp trước. Trong kiếp này, tùy theo điều kiện về môi trường, giáo dục, mà các khuynh hướng Thiện hay Ác đó sẽ thay đổi ra sao. Có người được điều kiện thuận lợi để khuynh hướng Thiện phát triển, đạo đức tăng trưởng. Có người không may, lọt vào môi trường xấu, khuynh hướng Ác nẩy nở, trở thành người mất đạo đức và bị xã hội luật pháp kết tội.

    Mỗi người chúng ta đều có bổn phận (bắt buộc đấy) phải hoàn thiện đạo đức của mình dần dần, để cho sự có mặt của mình là niềm vui, sự yên tâm, sự an toàn của cộng đồng chung quanh. Nếu ta không tự hoàn thiện đạo đức của mình, ta sẽ trở thành gánh nặng, nỗi lo lắng, sự đe dọa, sự nguy hiểm cho cộng đồng chung quanh.
    Đừng nói việc tu dưỡng đạo đức là việc tự giác của mỗi người. Không, việc tu dưỡng đạo đức thật sự là trách nhiệm bắt buộc của mỗi người để sự tồn tại của người đó không trở thành sự nguy hiểm cho người khác.

    Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện xoay quanh đời sống thường ngày gia đình, công sở, trường lớp…phản ánh thực trạng của xã hội và cuối mỗi câu chuyện đều được cô đọng lại bằng những bài học đạo lý sâu sắc, đầy tính nhân văn.

     

     

     

     

  • NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC Tập 2

    145,000 

    Đạo đức là nền tảng cho sự tồn tại của cộng đồng xã hội. Con người có đạo đức sẽ tạo nên sự liên kết vững bền với nhau. Có đạo đức, con người có niềm tin với nhau. Có niềm tin với nhau, con người sẽ yên tâm sống, làm việc, học tập, phấn đấu, ước mơ, tu dưỡng. Có niềm tin với nhau, con người có thể hợp tác với nhau để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Thiếu đạo đức, con người chỉ chực chờ làm khổ nhau. Thiếu đạo đức, con người không dám hợp tác với nhau để cùng sống cùng xây dựng. Xã hội vì thế sẽ lụi tàn hủy diệt.
    Trong con người luôn tồn tại hai khuynh hướng trái ngược là Thiện và Ác. Thiện là lòng thương người thương vật, muốn cho mọi loài được an vui hạnh phúc. Ác thì ngược lại, chỉ muốn được phần mình mà bất chấp nỗi đau của kẻ khác.

    Khi sinh ra, mỗi người đã có sẵn một số khuynh hướng Thiện và Ác đem theo từ đâu tận kiếp trước. Trong kiếp này, tùy theo điều kiện về môi trường, giáo dục, mà các khuynh hướng Thiện hay Ác đó sẽ thay đổi ra sao. Có người được điều kiện thuận lợi để khuynh hướng Thiện phát triển, đạo đức tăng trưởng. Có người không may, lọt vào môi trường xấu, khuynh hướng Ác nẩy nở, trở thành người mất đạo đức và bị xã hội luật pháp kết tội.

    Mỗi người chúng ta đều có bổn phận (bắt buộc đấy) phải hoàn thiện đạo đức của mình dần dần, để cho sự có mặt của mình là niềm vui, sự yên tâm, sự an toàn của cộng đồng chung quanh. Nếu ta không tự hoàn thiện đạo đức của mình, ta sẽ trở thành gánh nặng, nỗi lo lắng, sự đe dọa, sự nguy hiểm cho cộng đồng chung quanh.
    Đừng nói việc tu dưỡng đạo đức là việc tự giác của mỗi người. Không, việc tu dưỡng đạo đức thật sự là trách nhiệm bắt buộc của mỗi người để sự tồn tại của người đó không trở thành sự nguy hiểm cho người khác.

    Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện xoay quanh đời sống thường ngày gia đình, công sở, trường lớp…phản ánh thực trạng của xã hội và cuối mỗi câu chuyện đều được cô đọng lại bằng những bài học đạo lý sâu sắc, đầy tính nhân văn.

  • NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC Tập 1

    145,000 

    Đạo đức là nền tảng cho sự tồn tại của cộng đồng xã hội. Con người có đạo đức sẽ tạo nên sự liên kết vững bền với nhau. Có đạo đức, con người có niềm tin với nhau. Có niềm tin với nhau, con người sẽ yên tâm sống, làm việc, học tập, phấn đấu, ước mơ, tu dưỡng. Có niềm tin với nhau, con người có thể hợp tác với nhau để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Thiếu đạo đức, con người chỉ chực chờ làm khổ nhau. Thiếu đạo đức, con người không dám hợp tác với nhau để cùng sống cùng xây dựng. Xã hội vì thế sẽ lụi tàn hủy diệt.
    Trong con người luôn tồn tại hai khuynh hướng trái ngược là Thiện và Ác. Thiện là lòng thương người thương vật, muốn cho mọi loài được an vui hạnh phúc. Ác thì ngược lại, chỉ muốn được phần mình mà bất chấp nỗi đau của kẻ khác.

    Khi sinh ra, mỗi người đã có sẵn một số khuynh hướng Thiện và Ác đem theo từ đâu tận kiếp trước. Trong kiếp này, tùy theo điều kiện về môi trường, giáo dục, mà các khuynh hướng Thiện hay Ác đó sẽ thay đổi ra sao. Có người được điều kiện thuận lợi để khuynh hướng Thiện phát triển, đạo đức tăng trưởng. Có người không may, lọt vào môi trường xấu, khuynh hướng Ác nẩy nở, trở thành người mất đạo đức và bị xã hội luật pháp kết tội.

    Mỗi người chúng ta đều có bổn phận (bắt buộc đấy) phải hoàn thiện đạo đức của mình dần dần, để cho sự có mặt của mình là niềm vui, sự yên tâm, sự an toàn của cộng đồng chung quanh. Nếu ta không tự hoàn thiện đạo đức của mình, ta sẽ trở thành gánh nặng, nỗi lo lắng, sự đe dọa, sự nguy hiểm cho cộng đồng chung quanh.
    Đừng nói việc tu dưỡng đạo đức là việc tự giác của mỗi người. Không, việc tu dưỡng đạo đức thật sự là trách nhiệm bắt buộc của mỗi người để sự tồn tại của người đó không trở thành sự nguy hiểm cho người khác.

    Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện xoay quanh đời sống thường ngày gia đình, công sở, trường lớp…phản ánh thực trạng của xã hội và cuối mỗi câu chuyện đều được cô đọng lại bằng những bài học đạo lý sâu sắc, đầy tính nhân văn.

  • Bán hết

    HIỀN NHƯ CỎ

    75,000 

    [Sách song ngữ Việt- Anh]
    Cuốn sách “Hiền Như Cỏ” là tổng hợp gồm ba bài giảng của TT. thượng Chân hạ Quang.
    Bài “Sợ nợ cũng là đạo đức” nói về ân nghĩa qua lại giữa chúng sinh tạo thành món nợ ràng buộc lẫn nhau, để rồi những kiếp tái sinh sau họ sẽ gặp lại, trả nợ cho nhau, kết thêm thuận duyên hoặc nghịch duyên mới… Sức mạnh khủng khiếp của nghiệp cuốn chúng sinh vào trong luân hồi bất tận. Mỗi một hạt cơm, giọt nước, mỗi tình cảm mà chúng ta thọ nhận đều là một món nợ khiến chúng ta nặng lòng. Cho nên người có đạo đức là người biết sợ nợ. Đối với người đệ tử Phật thì chúng ta lại càng không cho phép bản thân quên đi bất cứ ân nghĩa nào mà mình đã thọ nhận trong đời, và luôn buộc mình phải sống làm sao, tu làm sao để đền đáp xứng đáng và vượt hơn những ân nghĩa ấy. Đó cũng là cách duy nhất để chúng ta hóa giải những nghiệp duyên luẩn quẩn của thế gian, rồi mở ra mối tương duyên tốt đẹp trong đạo và kết duyên lành để giáo hóa chúng sinh.
    Chủ đề “Hiền như cỏ” xuất phát từ câu “hiền như cỏ, nhỏ như trái sung, anh hùng như chiến tướng”, biểu trưng cho ba tính chất có vẻ ngược nhau nhưng làm thành một nội tâm viên mãn: đó là hiền lành như hư vô, khiêm cung như đất nhưng trung kiên, dũng cảm tựa ngọn núi cao sừng sững dưới mặt trời. Việc phân tích về ba tính chất này sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về giáo lý đạo Phật để chúng ta có được cách cư xử đúng đạo lý nhất, tránh thiên lệch, sai lầm.
    Bài “Em nhìn thấy gì” nhấn mạnh bản chất tâm hồn con người hiện lên qua suy nghĩ của chính mình. Đối trước một sự vật, sự việc giống nhau nhưng mỗi người lại liên tưởng đến những ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào nội tâm người đó là thiện hay ác, tầm thường hay cao cả, loạn động hay yên lắng. Đặc biệt, khi tu đúng rồi thì con mắt trí tuệ mở ra, cho phép chúng ta nhìn thấy đạo lý ngập tràn trong từng điều giản đơn, gần gũi nhất.
    Thông qua ba bài giảng trong tập sách này, hy vọng quý Phật tử, đạo hữu gần xa có thể tìm thấy cho mình nhiều bài học quý giá, một vài niềm vui tinh thần nho nhỏ trên con đường học Phật, tu Phật đầy gian khổ nhưng vô cùng ý nghĩa này.

    -Trích sách-

    HÃY ĐỂ TIM TA NGẬP TRÀN ĐẠO LÝ
    Mỗi người nhìn mọi điều trên đời với những suy nghĩ khác nhau, tùy theo tâm tình, sở thích, nghiệp duyên, cá tính của họ. Ví dụ, khi thấy một con thỏ chạy qua thì một họa sĩ thấy nó đẹp, đứa trẻ thấy nó dễ thương và chỉ muốn ẵm nó về nuôi, thầy bói thì lại thấy quẻ may rủi, còn kẻ mê nhậu thì chỉ thấy nó là món khoái khẩu vv… Còn ta là đệ tử Phật, ta phải nhìn mọi điều trên con mắt của Phật Pháp. Nhưng muốn được như vậy thì lòng ta phải tràn đầy đạo lý. Muốn lòng tràn đầy đạo lý thì hằng đêm ta phải lễ Phật, tụng kinh, ngồi thiền để khai mở trí tuệ, thăng tiến tâm linh. Chính sự tu tập đó sẽ làm cho trí tuệ của mình tăng lên thay vì phải vay mượn trí tuệ của Phật. Người vay mượn là người nghe Phật nói gì thì nói lại y nguyên như vậy, tâm hồn trống rỗng, không có chút đạo lý nào và có thể làm bậy. Bởi họ không chịu tu, không thực hành lời Phật dạy nên ngôn từ sáo rỗng và không có sức lay động lòng người. Còn người nghe lời Phật dạy rồi thực hành nghiêm túc, thực tu, thực chứng thì đó là tài sản, là châu báu trong tâm họ. Tự họ có trí tuệ để thấy mọi điều đạo lý trên đời. Đó là người biết nương nhờ trí tuệ của Phật mà không vay mượn…”
    TA NGHĨ GÌ KHI THẤY MỘT BÀN TAY ĐẸP THÒ RA TỪ MỘT CHIẾC XE SANG VỨT RÁC XUỐNG ĐƯỜNG?
    Có khi đi trên đường, ta thấy trước mặt là một chiếc xe hơi đắt tiền. Bỗng nhiên từ trong chiếc xe hơi đó, cái kính hạ xuống, một cánh tay rất đẹp, đeo những đồ trang sức đắt tiền nhưng thò ra quăng bao ni lông rác, vỏ bánh, chai nhựa… xuống đường. Rồi cánh tay đó rút vào, kính đóng lên, xe chạy tiếp. Ai muốn quét thì cứ quét, ai xấu cũng mặc miễn sao xe mình đẹp là được. Lúc đó ta nghĩ gì?
  • Những Điều Thú Vị Từ Truyện Tích Pháp Cú- Tập 1

    95,000 

    Kinh Pháp Cú là một tập hợp những câu dạy ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa của Đức Phật trong ba trăm trường hợp giáo hóa khác nhau. 
    Những bài kệ trong Kinh Pháp Cú luôn được gắn với một sự kiện xảy ra thời Đức Phật, liên quan đến sinh hoạt, sự tu tập hay giáo hóa của Đức Phật và chư Tăng. Nhân sự kiện đó Đức Phật mới kể một truyện tích vào kiếp xưa để giải thích rõ về nhân quả cho mọi người cùng hiểu, rồi Phật mới rút lại thành vài câu ngắn gọn, súc tích nhưng vô cùng đanh thép để người nghe ấn tượng và dễ ghi nhớ hơn. Vì thế, khi học Pháp Cú, chúng ta sẽ hiểu nhiều hơn về bối cảnh xã hội, tổ chức Tăng đoàn thời Đức Phật cũng như cuộc đời giáo hóa đầy vinh quang nhưng cũng không ít chướng ngại của Người. Mỗi bài kệ Pháp Cú sẽ vẽ nên một bức tranh sống động về Đức Phật và Tăng đoàn, để nhìn vào đó chúng ta có thể dễ dàng hình dung về cuộc đời và những công hạnh vĩ đại của Phật và các vị Thánh đệ tử phi thường.

    Bộ sách Những Điều Thú Vị Từ Truyện Tích Pháp Cú là tập hợp nội dung của hơn tám mươi bài giảng của TT. thượng Chân hạ Quang tại chùa Từ Tân, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian rất dài. Tập 1 của bộ sách này bao gồm 5 bài đầu tiên trong loạt bài giảng, như: Tâm làm chủ, Hiềm hận, Tranh cãi, Quán bất tịnh, Tường là đúng ứng với 12 bài kệ Pháp Cú cùng các truyện tích liên quan.
    Trong đó, bài Tâm làm chủ nói về cấu tạo của tâm thức, nguyên nhân hình thành và những điều kiện ảnh hưởng đến cái muốn của ta. Tâm dẫn đầu tất cả, có tâm mới có hành vi tạo nghiệp. Nhưng sự thật khi phân tích kỹ ra thì chúng ta thấy tâm gồm rất nhiều phần, trong đó có phần chính là ý muốn, có ý muốn rồi ta mới nói hay hành động. Và để có được cái muốn tốt thì còn cần rất nhiều điều kiện khác, nhiều sự tu dưỡng, nhiều sự chuẩn bị lâu dài phía sau.
    Bài Hiềm hận, Tranh cãi, Tưởng là đúng lại đề cập đến những truyện tích nổi tiếng trong cuộc đời giáo hóa của Đức Phật, qua đó chúng ta cũng hiểu thêm về đặc điểm tâm lý của con người và cách hóa giải những tâm lý bất thiện ấy trong tâm, để từng bước hoàn thiện đạo đức của bản thân và đem đến cuộc sống an vui, hạnh phúc cho mọi người chung quanh.
    Cuối cùng, bài Quán bất tịnh sẽ cho ta hiểu thêm về cơ chế sinh lý, tâm lý bí mật sâu thẳm trong con người, những hệ lụy từ cuộc sống buông lung, không kiềm chế và những phương pháp để vượt qua sự cám dỗ, mời gọi của bản năng.
    Công phu tu tập chính là giá trị cốt lõi, vững bền và quan trọng nhất của đạo Phật đối với thế giới. Vì thế những người đệ tử phật phải không ngừng nỗ lực tu hành, gây tạo công đức để không chỉ thăng tiến tâm linh cho bản thân mà cũng để giữ gìn niềm tin, sự hy vọng của mọi người dành cho đạo Phật.
    Mong rằng quý Phật tử sẽ tìm được cho mình nhiều bài học giá tri, hữu ích cho đời sống cũng như sự tu hành qua những bài đạo lý trong đây.

    ➖➖➖

    📚Trích sách:

    BÌNH THẢN TRƯỚC LỜI KHEN LÀ MỘT THƯỚC ĐO ĐẠO LỰC
    Khi phước của chúng ta đã tăng thì lời khen cũng đến nhiều hơn, và bài học cũng bắt đầu khó dẫn. Chẳng hạn, một người làm việc quá tốt, uy tín cao, được đề bạt lên chức… tức là phước tăng, thì lời khen cũng tăng.
    Ngày trước đồng nghiệp chỉ nói: “Anh làm việc giỏi lắm” nhưng sau này vì người đó đã hoàn thành những nhiệm vụ cực kỳ xuất sắc, mang lại lợi ích lớn cho tập thể nên đã được viết nguyên bài báo ca ngợi. “Kể từ khi có ông ấy về đây, mọi chuyện đã thay đổi. Các nhân viên nhìn nhau với ánh mắt thiện cảm hơn, chia sẻ được với nhau niềm vui nỗi buồn, tình đoàn kết trong công ty gắn bó hơn. Công ty đã vượt qua những khó khăn, đi từ thành tựu này đến thành tựu kia….
    Nếu mình là người được nói đến trong bài báo, đọc xong ta sẽ cảm thấy muốn “rụng rời tay chân”. Một cảm xúc mạnh mẽ chiếm trọn tâm hồn làm ta không thể điều khiển được cơ thể mình, đầu óc không làm chủ được tay chân mình, buông thõng xuống gọi là “rụng rời tay chân”. Chỉ bởi vì trước niềm vui hay nỗi buồn quá lớn hoặc cơn sợ hãi quá mạnh, chúng ta sẽ bị choáng, bị sốc.
    Lúc cái phước đã tăng thì đương nhiên lời khen cũng sẽ nhiều hơn, và đó là bài học cũng khó dần dẫn cho người Phật tử. Người không tu theo đạo Phật thì họ sẽ vui và được quyền vui vì đã cống hiến và xứng đáng với lời khen tặng đó. Nhưng vì chúng ta là đệ tử Phật, chúng ta phải thực hành theo lời dạy của Người:
    𝐂𝐮̃𝐧𝐠 𝐯𝐚̣̂𝐲, 𝐠𝐢𝐮̛̃𝐚 𝐤𝐡𝐞𝐧 𝐜𝐡𝐞̂
    𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐭𝐫𝐢́ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐛𝐚̣̂𝐧 𝐥𝐨̀𝐧𝐠.
    Được tặng nguyên một bài báo ca ngợi, dù rất biết ơn người viết nhưng lòng ta bình thản 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐦𝐚̣̆𝐭 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐡𝐨̂̀ 𝐭𝐡𝐮 𝐩𝐡𝐚̆̉𝐧𝐠 𝐥𝐚̣̆𝐧𝐠. Chúng ta phải tu cho được như vậy mình mới có thể đi đến giác ngộ giải thoát được.

     

     

  • Đỉnh núi tuyết tập 35 – Ngôi đền cổ

    120,000 

    Bộ truyện tranh song ngữ Việt – Anh “Đỉnh núi tuyết” bao gồm 100 tập, do Thượng tọa Thích Chân Quang biên soạn, dưới bút vẽ của họa sĩ Hữu Tâm. Bộ truyện kể về cuộc đời của Đức Phật  một cách xác thực, đầy đủ và cuốn hút, với những chi tiết bí ẩn lần đầu tiên được hé mở.

    Thế Tôn cùng các Tỳ kheo đang an cư mùa mưa tại vùng Veranja theo lời thỉnh mời của các vị Bà La Môn ở xứ này.
    Nhờ buổi nói chuyện với Tôn giả Rahula mà một Tỳ kheo trẻ đã hiểu ra sự tương quan giữa tập luyện nội công và công phu thiền định.
    Tôn giả Nanda đã giải thích cho Ngài Rahula rằng chứng thiền và chứng Thánh là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau. Tôn giả cũng giải thích cặn kẽ về giai đoạn Chánh niệm tỉnh giác trong thiền định. Trong giai đoạn này hành giả phải phá được 5 triền cái Tham, sân, hôn trầm, nghi và trạo cử với thời gian không thể ước định, tùy theo phước duyên của mỗi người.
    Trời không mưa, người dân không trồng cấy được nên họ không thể cúng dường cho Đức Phật và chư Tăng. Tâm lý các Tỳ kheo bắt đầu trở nên bất an. Nhiều người đề xuất với Phật nên bỏ đi nơi khác để an cư hoặc bỏ luôn mùa an cư này. Phật giảng cho các vị ý nghĩa của mùa an cư mà Người đã đề ra cho Tăng đoàn tuân thủ.
    Tình hình ngày càng nghiêm trọng khi đã hơn mười ngày chư Tăng không được cúng dường, phải ăn cháo từ loại lúa dành cho ngựa. Tại sao Đức Phật vẫn không cho phép mọi người rời khỏi nơi đây?
    Tôn giả Kassapa sau thời gian du hóa đã cùng hơn 10 đệ tử mới xuất gia về Varanja thăm Phật.
    Một buổi tối, vị thần Atula tên Paharada đến đảnh lễ Phật và nói lên 8 điều thú vị về các đại dương. Nhân lúc này Phật đã thuyết giảng cho vị ấy 8 điều thú vị trong Pháp và Luật của Như Lai. Vậy 8 điều ấy là gì?
    Kết thúc mùa an cư một thời gian, Đức Phật và chư Tăng rời Varanja, vừa tới xứ Todeyya thì gặp một ngôi tháp gạch cổ do một người Bà La Môn trông coi. Tại đây Người đã giảng cho các Tỳ kheo về bài kinh Người thợ gốm.
    Thì ra tòa tháp cổ đó chính là dấu vết còn lại của tháp thờ Đức Phật Kayisapa trong quá khứ. Sau khi nghe Phật thuyết pháp, người Bà La Môn cùng rất nhiều người dân đã được chứng ngộ.
    Tại một ngôi đền khác, có các đạo sĩ thuộc 6 giáo phái đang ngồi nói chuyện với nhau, bàn cách chống lại Thế Tôn.
    Trên đường đến vườn Lộc Uyển xứ Ba La Nại, Đức Phật gặp hai đoàn người của Tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên.
    Nơi Lộc Uyển, một nhóm các đạo sĩ ngoại đạo đã đến gặp Phật để chất vấn về đạo lý nhưng Người không trả lời. Họ nhân cơ hội này rêu rao khắp nơi rằng Phật không thể trả lời các câu hỏi của họ…

  • Không Phản Bội

    40,000 
    CHỈ KHI NÀO ĐỦ ĐẠO ĐỨC, TA MỚI CÓ THỂ TRUNG THÀNH TUYỆT ĐỐI
    Việc trung thành đến mức độ dám chấp nhận hy sinh cả sinh mạng của mình là việc khó làm trên đời, nhưng sẽ là không khó nếu ta đã đủ đạo đức. Khi đạo đức đủ sâu dày rồi thì thân mạng này không còn quan trọng nữa. Còn khi nào chúng ta vẫn thấy thân mạng này là quan trọng thì biết đạo đức của mình vẫn chưa đủ. Nhớ như vậy!
    Mà tại sao ta đủ tấm lòng để trung thành? Chỉ bởi vì ta thường quan sát mình là cát bụi, là cỏ rác. Chỉ khi đè được bản ngã của mình xuống chúng ta mới mở lòng thương yêu được đồng chí đồng đội, thương kính được Thầy Tổ hay người trên của mình. Còn nếu bản ngã mình chưa được đè xuống thì ta rất khó khởi tâm cung kính một ai. Hãy nhớ như vậy. Chừng nào chưa diệt được ích kỷ thì chúng ta rất khó mở lòng thương ai, giúp ai, chỉ đến khi đã làm mỏng nhẹ tâm ích kỷ mình rồi thì chúng ta mới có thể mở lòng ra mà thương yêu, mà tôn trọng, mà trung thành được.
    Vì thế, chúng ta hãy luôn nhớ thân này là vô thường, kiếp người là ngắn ngủi để biết rằng, những điều quan trọng nhất mà mình có thể mang theo chỉ là đạo đức, là tội hay là phước. Hiểu như vậy để chúng ta không quan trọng cái thân này nữa, không yêu quý cái thân này một cách ích kỷ nữa, nếu cần phải chết thì ta sẵn sàng chấp nhận, không nuối tiếc tấm thân giả tạm này khi trong tâm còn mầm mống của sự phản bội. Chỉ cần đem được tấm lòng trung kiên dâng lên với trời đất mà thôi. Hãy ghi nhớ như thế suốt đời.
    Cũng vậy, chỉ khi nào chúng ta đã đủ đạo đức, đã xem thường thân mạng này thì mới có thể đạt được sự trung thành, trung thành đến mức độ tuyệt đối – thà chết không bao giờ phản bội. Vì con đường duy nhất đưa tới lòng trung thành tuyệt đối chỉ có thể là đạo đức, đạo lý đã được huân tập, đã được vun bồi cho tới sâu dày. Còn nếu chưa đạt được đạo đức mà cứ nói về trung thành thì chỉ là lời nói dối mà thôi. Vì vậy, ai có thể trung thành đến mức độ tuyệt đối, dám xem thường cả thân mạng mình thì phải hiểu rằng đạo đức người đó đã rất cao. Và cái đạo đức rất cao ở phía sau ấy chính là điều làm cảm động cả trời đất này.
    ĐỪNG THÊM NGƯỜI THỨ HAI CÓ LỖI
    “…Nhiều người sau khi bị phản bội đã cố gắng trả đũa lại, bằng cách khiến kẻ đã bội bạc mình phải chịu tổn thất, phải nhận lấy bài học nhớ đời. Đây là trường hợp phản qua phản lại. Nhưng hãy hiểu rằng, chỉ nên để cho một người có lỗi mà thôi, đừng thêm người thứ hai có lỗi nữa. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của đạo đức, của đạo lý và của luật pháp quốc gia. Hãy để ý một người có lỗi thôi, đừng thêm người thứ hai có lỗi.
    Ví dụ giữa đường có chuyện xích mích mà người ta lao vào đánh mình, thì mình chỉ gạt, đỡ, né tránh rồi đi chứ không đánh lại. Bởi nếu đánh lại thì có khi ta sẽ lỡ tay, lại thành người thứ hai có lỗi và luật pháp rất khó giải quyết. Còn nếu mình chỉ đỡ rồi tránh đi thì chỉ một bên có lỗi, và cơ quan chức năng rất dễ giải quyết.
    Cho nên, những người chủ trương “ông ăn chả bà ăn nem, ông ngoại tình tôi cũng ngoại tình thì rõ ràng là đã thêm một người thứ hai có lỗi nữa. Nếu đưa nhau ra tòa ly dị thì người nào cũng như người nấy, cả ông lẫn bà đều không ai nên nết và đều bị xem thường cả. Nếu người vợ khôn ngoan hơn thì cứ mặc kệ chồng phụ bạc, bà cứ một mực giữ đoan chính để sau này những đứa con còn một chỗ bám víu. Chúng có thể không nể cha mình nhưng phải kính trọng mẹ mình, mẹ nói phải vâng lời, vì người mẹ đã sống rất đàng hoàng, và vì bà đã không để mình trở thành người thứ hai có lỗi…”
    Trích sách “Không phản bội” 
  • Tương đồng và Dị biệt (Bộ 3 cuốn)

    290,000 

    Sách thuần Việt

    TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT

    Trong cuộc sống, chúng ta thường lúng túng khi phải lựa chọn, đưa ra quyết định về những phương diện, khía cạnh đối lập nhau như: tinh thần và vật chất, lý trí và tình cảm, đúng hay sai, nhân hay quả…
    Liệu cách ứng xử nào là hợp lý?
    Chọn 1 trong 2 phương diện hay cân bằng?
    Làm thế nào để 2 yếu tố cùng tồn tại song song?
    Có phải tất cả chỉ là tương đối? Hay có một điều gì khác là tuyệt đối trong cuộc đời?
    Bộ sách TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT đề cập đến những phạm trù, phương diện, quan điểm tưởng như đối lập và riêng biệt trong cuộc sống, nhưng với cái nhìn sâu sắc, tinh tế, khoa học, Thượng Toạ đã phân tích và chỉ ra đó lại là những cặp yếu tố không thể tách rời, nằm lẫn trong nhau, yếu tố này là nguồn gốc, phương tiện của yếu tố còn lại, phát triển song hành và hỗ tương nhau.
    Với những vấn đề quen thuộc cả trong khía cạnh cuộc sống và trong đạo pháp mà bất cứ ai trong chúng ta cũng từng đối mặt như: tinh thần và vật chất, tình cảm và lý trí, đúng và sai, nhân và quả, tương đối và tuyệt đối… bộ sách là kim chỉ nam để mỗi người có thể nhận thức và điều chỉnh hành vi, đạo đức trên từng khía cạnh, phương diện và hướng đến những giá trị tinh thần, tâm linh cao cả.
    Bộ sách là hành trang để làm nên chất liệu cuộc sống, giúp mỗi người có quan điểm sống đúng đắn và biết cân bằng những yếu tố đối lập để hướng đến sự hoàn thiện về đạo đức, tâm hồn.

    ➖➖➖

    🌿Trích dẫn sách🌿

    🔴CÁCH TÍCH LŨY CHO MÌNH PHƯỚC NHƯ Ý
    Đáp ứng mong muốn của chúng sinh. Để ý thấy ai muốn điều gì hợp lý, không xấu xa phạm pháp thì đều cố gắng giúp đỡ cho họ đạt được ý nguyện. Đó chính là cách tích lũy cho mình phước như ý. Ví dụ gặp một em bé nhà nghèo, thấy em ao ước có một bộ quần áo mới để đi học, ta để tâm nhớ liền và hôm sau mua tặng em. Hoặc trong lúc đi cùng một người bạn, ta nhìn thấy ánh mắt đầy mong muốn của bạn khi nhìn vào một đôi dép mới, nhìn xuống dép bạn cũng đã cũ mòn thì mua tặng liền. Chỉ là những việc nho nhỏ vậy thôi nhưng chúng ta sẽ khiến cho những người xung quanh ta vui rất nhiều.
    Chúng ta cố gắng giúp đỡ chúng sinh đạt được những ý nguyện của họ một cách bền bỉ, trong khả năng của mình. Cứ tích lũy cả một đời như vậy, khi chết chúng ta được lên cõi trời hưởng phước như ý. Phước chúng ta làm được càng nhiều thì cõi trời chúng ta được lên sẽ càng cao, càng lên cao thì niềm vui càng thanh tịnh, vi diệu.
    🔴NHÂN QUẢ BIẾT VÀ LÀM
    Thông thường chúng ta muốn làm việc gì thì trước hết phải biết trước, biết rõ cách làm như thế nào rồi mới bắt đầu thực hiện được. Biết rồi mới làm, đó là nhân sinh ra quả. Việc chuẩn bị trước, biết trước, nghiên cứu trước khi làm một điều gì rất quan trọng, phải rất cẩn thận và kỹ lưỡng. Nếu giai đoạn này được thực hiện một cách vội vã, không tìm hiểu kỹ càng, hoặc có ai xúi giục đã vội nghe theo thì đến khi hành động chúng ta sẽ lúng túng, kết quả sẽ không như mong muốn. Nhân quả này áp dụng rất nhiều trong cuộc sống, đặc biệt rõ trong sự tu tập.
    Ví dụ, trong tu tập nếu chúng ta biết đúng sai quá rõ thì tự nhiên chúng ta buộc phải làm điều thiện, bỏ điều ác. Đây là chỗ mà ngài Vương Dương Minh đã nói “Tri hành hợp nhất”- tức là sự hiểu biết và thực hành phải đi đôi với nhau. Cái biết rất quan trọng, khi biết rõ rồi ta mới bắt đầu cố gắng làm. Giữa biết và làm dường như có một khoảng cách mênh mông, vời vợi như ta thường nghe là: “Nói thì dễ mà làm thì khó”, hay “Biết thì dễ mà làm thì rất khó”. Tuy nhiên đó là trường hợp sự hiểu biết của ta chưa tới nơi tới chốn. Nếu chúng ta tích lũy cái biết đến một mức độ nào đó đủ nhiều, đủ sâu sắc thì việc làm buộc phải xuất hiện, vì biết là nhân mà việc làm là quả.
    Ví dụ, ai cũng biết rằng tham lam, lấy cắp tài sản của người khác là tội lỗi, và quả báo là sẽ nghèo khổ, khốn đốn về sau; còn bố thí, giúp đỡ người khác thì quả báo là giàu sang sung túc. Nhưng nếu hiểu đạo lý ở mức độ thấp, mới chỉ “biết hơi hơi” hoặc mới nghe phớt qua tai một hai lần, thì chưa đủ sức để thôi thúc chúng ta “móc tiền” trong túi ra bố thí giúp người. Thậm chí, nhiều khi thấy đồ của ai đánh rơi hay sơ hở mình cũng “lượm” vào túi luôn. Nhưng nếu hiểu về nhân quả quá rõ, quá chắc thì mình tuyệt đối không bao giờ đụng chạm đến đồ vật của người khác, mà lúc nào cũng mở rộng bàn tay bố thí cho người. Vì vậy, khi nhân đã hình thành thì quả sẽ xuất hiện, nghĩa là nếu chúng ta biết quá rõ thì sự hiểu biết tự thúc đẩy ra ngoài thành hành động.
    🔴BIẾT NHẬN LỖI TỨC LÀ ĐANG SỬA LỖI
    Giả sử trước đây chúng ta có tâm ganh tị với người nào thành công hơn mình. Tâm ganh tị thầm kín làm ta bực bội rồi nói ra những điều chê bai người này, người kia mà nhiều khi ta không nhận ra. Chỉ đến khi ta thực hành công hạnh lễ kính Phật lâu ngày, phước tăng trưởng, tâm sáng lên thì khi thấy người thành công, tâm vừa nhuốm ganh tị lên là chúng ta thấy liền. Đến lúc đó ta mới phát hiện ra cái lỗi nằm trong tâm mình bao nhiêu năm nay. Và khi chân thành nhận ra lỗi thì lỗi đó có còn không?
    Tuy chưa hết liền, nhưng lỗi đó chỉ còn phân nửa. Rồi từ cái biết ấy cộng thêm việc sám hối, hối hận vài tháng nữa thì cái tâm ganh tị mới chấm dứt. Nhưng ban đầu, khi chúng ta nhận biết lỗi lầm thì lỗi đã giảm một nửa rồi. Nên khi chúng ta biết nhận lỗi cũng là đang sửa lỗi, cái biết này tức là làm.
    Hoặc một người có tham vọng quyền lực và muốn nổi tiếng. Người này ở đâu cũng muốn làm nổi, muốn ăn trên ngồi trước, giữa đám đông thì nói chuyện xôm tụ cho mọi người chú ý. Người bên ngoài chỉ cần tinh ý một chút là nhìn thấy tham vọng thầm kín của người này nhưng chính bản thân họ lại không thấy. Sau thời gian đi chùa tu tập, kính trọng chư Tăng Ni, tụng kinh, tọa thiền, lễ Phật, bỗng một ngày họ chợt nhận ra những hành động của chính mình xuất phát từ nội tâm tham vọng và ưa thích nổi bật. Mà khi biết như thế thì khuyết điểm đã giảm một nửa, chỉ còn chờ thời gian hối hận, sám hối nữa là sẽ hết luôn. Biết cũng tức là làm vậy.
    🔴MỘT ĐẠO LÝ ĐƯỢC COI LÀ ĐÚNG KHI ĐẠO LÝ ĐÓ LÀM CHO NGƯỜI TU THEO ĐƯỢC KHIÊM HẠ, KHÔNG CÒN KIÊU MẠN NỮA

    Nhiều tín ngưỡng, nhiều giáo phái mới xuất hiện thường nói theo kiểu: “Nếu ai tu theo đạo này sẽ được thần linh che chở, còn những ai không tin theo thì sẽ xuống địa ngục” hoặc “ngày tận thế sắp đến, nếu các con không theo ta thì ngày đó các con sẽ bị tiêu diệt, còn nếu theo ta thì các con sẽ bị tiêu diệt, còn nếu theo ta thì các con sẽ được thần linh bảo vệ, sẽ sống vinh quang sau ngày tận thế”…Những lời khẳng định nghe rất quyết liệt như vậy sẽ khiến người yếu bóng vía tin và theo ngay. Mà có điều lạ là bằng lý luận này người ta đã thu hút được khá nhiều tín đồ trong đó có cả người trí thức, nhà khoa học. Nhưng sự thật là những giáo lý này rất tai hại, bởi nó khiến người đi theo phát sinh tâm lý không tôn trọng con người. Như vậy giáo lý này sai. Còn nếu chúng ta đến với một đạo lý mà nghe nói: “nếu con theo ta thì con phải làm đất, làm bụi cho mọi người bước lên mà đi, nếu chấp nhận được thì theo, không thì đành chịu” thì coi chừng vị thầy này đúng. Vì không biết những điều tốt đẹp gì sẽ chờ đợi ở phía sau nhưng trước hết nếu tu như thế thì chắc chắn ta sẽ khiêm tốn hơn, biết cúi đầu, biết tôn trọng mọi người. Giáo lý này đúng so với tiêu chuẩn đạo đức căn bản là khiêm hạ.

    🔴ĐIỀU GÌ MÌNH TỰ LÀM CHO MÌNH RỒI THÌ NGƯỜI KHÁC SẼ KHÔNG LÀM CHO MÌNH NỮA
    Ví dụ, trong thâm tâm mình tự chê mình rồi thì người ngoài sẽ không chê mình nữa. Nghĩa là, trong đời sống hàng ngày, làm điều gì mình cũng cố gắng thấy lỗi mình, lúc nào cũng thấy mình dở, thì người ngoài không thấy chỗ nào để chê mình nữa. Hoặc là trong cuộc sống mình cứ tối ngày lo đủ thứ, nay sợ đói, mai sợ đau, nay lo cho mình, mai lo cho con cháu mình… ta cứ chăm chăm lo cho bản thân rồi thì sẽ không ai lo cho mình nữa. Còn nếu ta cứ quên mình đi để lo cho người khác thì tự nhiên sẽ có Trời Phật, Thần Thánh lo cho mình. Đây là nguyên tắc của Nhân Quả.
    Cũng vậy, nếu ta tự mình khen mình rồi, dần dần về sau không ai khen mình nữa. Ví dụ, một lãnh tụ khởi nghĩa có công đánh đuổi giặc ngoại xâm rồi lên ngôi vua, được cả đất nước ca ngợi công lao đó. Tuy nhiên, trong việc ca ngợi này nếu để người dân ca ngợi thì được, nhưng hễ cả triều đình cũng tự ca ngợi chiến công của họ thì một lúc nào đó, đến đời con cháu sẽ phá hư cơ nghiệp của cha ông, sẽ làm nhiều điều để người ta không khen triều đình đó nữa, vì tự mình khen mình rồi thì cái phước đã mất hết.
    Chúng ta nhớ, đây là bài học của mọi sự thành công, muốn thành công lâu dài thì đừng tự khen mình, không khen mình thì hậu thế sẽ tiếp tục khen. Còn nếu mình tự hào, tự khen mình sẽ bị tổn phước, khiến cho những sai lầm bắt đầu xuất hiện nơi chính bản thân mình, nơi sự nghiệp của mình, nơi con cháu mình.
    Trong tu hành cũng vậy, hôm nay mình lạy Phật được bốn trăm lạy, đặc biệt kỷ lục từ trước đến giờ, vậy nên lòng mình cứ mừng mừng, tự khen hoài. Nhưng chỉ một vài bữa, qua những ngày sau thế nào cũng có chuyện: ốm, bệnh, đau chân, gãy tay, cảm mạo gì đó… hết nhúc nhích, hết lạy Phật luôn. Nghĩa là, khi mình tự khen mình rồi thì tự nhiên công việc không suôn sẻ. Hay trong công phu thiền định, tự nhiên hôm nay mình ngồi được tiếng rưỡi, hai tiếng, mình mừng thầm, tự khen mình hay thì bắt đầu từ đó công phu sẽ sụp đổ, không ngồi thiền lâu được nữa. Cho nên, chúng ta thấy việc tự khen mình rất nguy hiểm vì làm ta mất phước rất nhanh.
    🔴CHÚNG TA GIỎI HƠN NGƯỜI KHÁC, CÓ THỂ LẤN LƯỚT ĐƯỢC HỌ NHƯNG CHÚNG TA KHÔNG LÀM VẬY MÀ NHƯỜNG NHỊN GIÚP NGƯỜI ĐÓ VƯỢT LÊN
    Giả sử trong một buổi nói chuyện đông người, có một người nói được một câu khá hay, mình thấy bản thân có thể đối đáp lại bằng câu khác hay hơn nhưng mình đã không nói vì thấy không cần thiết, coi như người đó giỏi hơn mình.
    Hoặc như trong việc giảng pháp, một vị thầy giảng rất hay nên được rất nhiều người mến mộ, ai cũng mong muốn mời thầy về giảng và thầy cũng có thể nhận lời hết, nhưng thầy đã không làm vậy, mà tìm cách để khuyến khích, giúp đỡ cho những thầy khác cũng được đi giảng, còn bản thân thì nép bớt lại.
    Người có thể thắng thế so với người khác nhưng không muốn nổi trội hơn người và luôn tìm cách cho người khác vượt lên, thay vì lấn lướt đẩy người ta xuống. Người như thế được gọi là có trí tuệ mà có cả từ bi. Hoặc trước mặt đông người, chúng ta thấy có người đang muốn chứng tỏ cái giỏi, cái hay của họ thì ta không nên chê bai, không nên khó chịu hay thể hiện cho người khác biết. Mặc dù mình biết họ còn nhiều sơ hở nhưng không nói ra, cứ để cho họ có được giá trị trước mặt mọi người. Biết nhường nhịn để người khác hơn mình cũng là trí tuệ mà có từ bi.
X