Điện thoại hỗ trợ: 083.8462646

SÁCH PHẬT GIÁO

Hiển thị 121–130 của 130 kết quả

  • Bán hết

    Phải đi trở lại

    22,000 
    Bản đọc đầy đủ đang có tại App Pháp Quang: https://apps.congtyphapquang.vn/bookpreview/cHFib29raWQ6Mjc5
    ————
    PHẢI ĐI TRỞ LẠI
    Ta thấy một người đạo mạo, hiền lành hôm nay vẫn có thể trở nên hư hỏng, đổ đốn hôm sau. Một người theo đạo nhiều năm vẫn có thể trở thành một người ác độc không thể ngờ được. Đó là điều rất dễ xảy ra.
    Vì sao vậy?
    Vì người này chưa chứng được Thánh quả Thiền, vẫn chưa hoàn toàn diệt ngã nên cái tham, cái si, cái sân hận vẫn còn tồn tại, dù chỉ là vi tế trong tâm. Hiểu được điều này, ta phải hết sức cảnh giác với chính mình. Nếu như ta đã có được bao nhiêu điều tốt, hiểu được bao nhiêu đạo lý hay, thậm chí làm được bao điều cao quý ta cũng đừng bao giờ cho rằng mình đã tốt. Vì bất ngờ một lúc nào, nghiệp khiến ta đổ đốn, sai lầm ập đến sẽ kéo ta tuột xuống vũng bùn trở lại.

    Nếu một kiếp nào đó vì tham lam nên ta lấy tiền của người để làm của cho riêng mình thì bây giờ ta sẽ phải đi trở lại, và phải đi bằng hạnh buông xả để dứt trừ bệnh tham lam của kiếp xưa. Có thể lúc ấy, ta đã là một địa chủ. Ta đã trả lương cho những người làm công không tương xứng nên bây giờ ta phải gặp lại, phải đối diện lại để ta phụng sự, phục vụ bằng sự thành tâm để trả lại những món nợ khi xưa đã nhận.
    Hoặc khi ta làm quan chức, ta chèn ép người làm người vì sợ nên tìm cách hối lộ. Một kiếp nào đó, ta phải trả lại số tiền đó và phải trả gấp rất nhiều lần. Để trả nghiệp tham lam ta phải đi trở lại để thực hành hạnh buông xả. Ta phải gặp lại những người ta đã đối xử không đúng để đối xử lại cho đúng.
    Hoặc vì ta có tính nóng nảy nên đã nói những lời thô lỗ, xúc phạm nặng nề với một ai thì nhân quả buộc ta phải trở lại gặp người đó để mở miệng nói lời yêu thương, nhã nhặn, hiền lành để trả lại nghiệp xưa. Đó là sự công bằng. Vì không thể nào một kiếp xưa ta đã mắng người mà kiếp này ta chỉ sám hối với Phật là mọi chuyện sẽ hết, ta và người sẽ không gặp lại
    𝐇𝐚̃𝐲 𝐧𝐡𝐨̛́ 𝐫𝐚̆̀𝐧𝐠, ta càng sám hối Phật nhiều thì Phật càng sớm cho ta cơ hội gặp lại người để trả nợ cho nhanh, để ta học lại bài học của sự hiền lành, sự nhã nhặn, lịch sự để bù lại xưa kia mình đã nặng lời.
    𝐓𝐚 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 đ𝐢 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐥𝐚̣𝐢 𝐡𝐞̂́𝐭 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐮𝐨̣̂𝐜 đ𝐨̛̀𝐢 𝐦𝐚̀ 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 đ𝐚̃ đ𝐢 𝐪𝐮𝐚 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐬𝐚𝐢 𝐥𝐚̂̀𝐦.
    Và ta phải nhớ trong vô lượng kiếp, vô số lần mình đã tham lam, ích kỷ; vô số lần mình đã nóng nảy, hơn thua nên ta cũng 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 đ𝐢 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐥𝐚̣𝐢 𝐯𝐨̂ 𝐥𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐤𝐢𝐞̂́𝐩 đ𝐞̂̉ 𝐭𝐫𝐚̉ 𝐥𝐚̣𝐢 𝐯𝐨̂ 𝐬𝐨̂́ 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 đ𝐚̃ 𝐠𝐢𝐞𝐨.
    𝐓𝐚 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐭𝐫𝐨̂́𝐧 𝐤𝐡𝐨̉𝐢 𝐜𝐮𝐨̣̂𝐜 đ𝐨̛̀𝐢, 𝐫𝐚 𝐤𝐡𝐨̉𝐢 𝐜𝐮𝐨̣̂𝐜 đ𝐨̛̀𝐢 𝐧𝐞̂́𝐮 𝐜𝐡𝐮̛𝐚 𝐭𝐫𝐚̉ 𝐡𝐞̂́𝐭 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐠𝐢̀ 𝐭𝐚 đ𝐚̃ 𝐦𝐮̛𝐨̛̣𝐧.

    -Trích sách-

  • Ý NGHĨA ÁNH TRĂNG

    20,000 
    Bản đọc đầy đủ trên App Pháp Quang: https://apps.congtyphapquang.vn/bookpreview/cHFib29raWQ6Mjg2
    𝐕𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 là một nhân vật thời cổ đại, ông có cái nhìn đối với ánh trăng hơi đặc biệt. Ông thuộc con nhà dòng dõi vì khi xưa, cha ông đỗ Trạng Nguyên. Ông học rất giỏi từ khi còn nhỏ. Một hôm, ông đứng hầu trà cho cha ngồi nói chuyện với khách. Ngày xưa, những thi nhân mặc khách trong đêm trường, gió lộng, ngồi đàm đạo với nhau thường có cảm hứng làm thơ. Hai ông bạn già đã đề nghị mỗi người cùng làm một bài thơ về Trăng (Chúng ta phải hiểu rằng, hai người bạn chơi thân với nhau mà trong đó có một người đỗ Trạng nguyên, thì họ không phải là những người dở).
    Trong khi hai con người xuất sắc kia đang tìm tứ thơ, chưa kịp đặt bút thì đứa bé𝐕𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 đứng cạnh bên đã đọc lên bài thơ của mình. Đại ý bài thơ như thế này: “Chúng ta đứng đây chúng ta nhìn, chúng ta thấy ánh trăng nhỏ hơn quả núi. Nhưng sự thật không phải vậy, chỉ vì trăng xa nhưng núi gần mà thôi. Nếu con người có con mắt lớn bằng trời, sẽ thấy ánh trăng thật là lớn mà ngọn núi kia không thể nào so sánh được”. Thật là một con người đặc biệt, chỉ mới mười mấy tuổi mà đã có cái nhìn của trí tuệ. Người xưa có câu “Nhược nhân hữu nhãn đại như thiên”, nếu người nào có con mắt lớn bằng trời thì sẽ thấy Trăng to mà núi không thể sánh bằng được. 𝐕𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 là một con người như vậy.
    Trường hợp của ông 𝐕𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 đã cho chúng ta một quan điểm về cách nhìn nhận mọi sự việc, sự vật trên cuộc đời khá độc đáo. Cái nhìn của ông 𝐕𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 cũng giống như cái nhìn của nhà bác học Einstein. Ông Einstein đã đưa ra không biết bao nhiêu vấn đề của vật lí vũ trụ mà không hề dùng tới công cụ đặc biệt nào về kĩ thuật. Chỉ với cây viết, tờ giấy và trí tuệ tưởng tượng, ông đã tính ra hết công thức này lại đến công thức khác, mở ra cả một kỉ nguyên mới về khoa học vật lí cho nhân loại. Vì vậy, đến ngày hôm nay, người ta vẫn phải ca ngợi Einstein là nhà bác học vĩ đại nhất của thế kỉ. Trường hợp này rất giống với 𝐕𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡. Vào thời cổ đại, con người chưa có kính viễn vọng, chỉ bằng suy luận của trí tuệ mà ông 𝐕𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 đã kết luận rằng: “Vì trăng ở xa nên nhìn thấy trăm nhỏ, còn người có con mắt lớn bằng trời thì sẽ thấy trăn là lớn, núi cũng không sánh được”.
    Cái nhìn trí tuệ của 𝐕𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 là một cái nhìn vượt bậc đáng để chúng ta nể trọng. Nên về sau, ông đã trở thành một triết gia lớn của Trung Quốc. Ông đã cải cách để khiến đạo Nho đến gần hơn với đạo Phật. Và bằng trí tuệ của mình, ông đã làm cho đạo Nho lẫn đạo Phật trở thành một đạo hết sức thực tế, giúp con người sống mạnh mẽ hơn, bình an hơn và làm được nhiều điều ích lợi hơn cho loài người. Như việc ông cải cách đã làm cho đạo Nho tăng thêm phần yếu tố tâm linh, giải thoát như đạo Phật. Nhưng yếu tố tâm linh đó vẫn phải hữu dụng cho cuộc sống này, con người hiểu đạo, biết đạo thì phải biết dấn thân, biết xông xáo vì những điều ích lợi cho mọi người. Đó chính là con đường mà 𝐕𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 đã vạch ra.

    NGHỊCH CẢNH 

    Trong cuộc sống giăng đầy những nghịch cảnh, nếu chúng ta có lòng thương yêu con người, thương yêu chúng sinh thì tự nhiên tinh thần ta sẽ luôn mạnh mẽ, có thể vượt qua mọi khó khăn, dấn thân trong mọi nghịch cảnh để tiếp tục làm những việc đạo có ích cho con người, có lợi cho cuộc đời.

    Nếu chúng ta không thương ai, không bao dung, độ lượng với ai, tâm ta sẽ rất yếu mềm khi đối đầu cùng nghịch cảnh. Lúc đó, chúng ta chỉ biết chạy trốn để tìm ra một nơi bình an, nương náu cho riêng mình. Nhưng dù ta có trốn ở góc nào, có chạy đến phương trời nào thì nghịch cảnh vẫn sẽ tìm tới vì đó là nghiệp, ta đã vay nên phải trả. Tức là, những cái khiến chúng ta sợ hãi, chúng ta tránh né sẽ theo ta tới chân trời, góc bể. Nếu chúng ta chấp nhận đối diện, chấp nhận dấn thân thì những điều đó ta sẽ vượt qua được…”

    -Trích sách-

     

     

     

     

  • Bán hết

    Tâm lý đạo đức (Bộ 3 cuốn)

    290,000 
    5.00 out of 5

    Sách thuần Việt

    BỘ SÁCH TÂM LÝ ĐẠO ĐỨC

    Bộ bài giảng 30 bài TÂM LÝ ĐẠO ĐỨC của TT. TS Thích Chân Quang là loạt bài giảng nói về những dạng tâm lý cơ bản của con người. Thượng tọa đề cập đến những dạng tâm lý căn bản cũng như xoáy sâu vào những dạng tâm lý vi tế nhỏ nhiệm khó thấy.

    Bộ sách TÂM LÝ ĐẠO ĐỨC là tập sách gối đầu giường, là hành trang không thể thiếu cho bất kỳ ai muốn gạn lọc tâm hồn để trở thành con người chân chính đạo hạnh sáng ngời cũng như trên bước đường tu học để làm Thánh, một lộ trình lâu xa kéo dài nhiều đời nhiều kiếp.

    ➖➖➖

    -Trích dẫn sách-

    🔴BẢN CHẤT CỦA TÌNH YÊU

    “Một điều chúng ta thường thấy là tình yêu thường không bền vững, dễ thay đổi mặc dù khi yêu, người ta luôn thề non hẹn biển, nguyện yêu nhau đến suốt đời. Sở dĩ như vậy vì bản chất của tình yêu là TRẢ NỢ QUÁ KHỨ VÀ TÌM HẠNH PHÚC CHO RIÊNG MÌNH.

    Xét theo Nhân Quả, chúng ta thương yêu người nào là có duyên với người đó ở quá khứ. Chính duyên nợ quá khứ thúc đẩy chúng ta phải thương yêu. Xét theo khía cạnh tâm lý, chúng ta thương yêu người khác vì nghĩ rằng khi gắn bó với họ chúng ta sẽ được hạnh phúc.

    Mỗi người có cách đánh giá, chọn lựa người bạn đời cho mình theo tiêu chuẩn riêng. Thông thường, người nam thích chọn người phụ nữ đẹp. Có thể ban đầu, đẹp là tiêu chuẩn đầu tiên, nhưng sống với nhau lâu ngày, người ta lại thích người có tính tốt. Đây là kinh nghiệm chung của không ít người nam. Trong khi đó, người nữ lại thích người có tài, khâm phục người có tài. Tâm lý của người phụ nữ là chỉ thương yêu khi có sự kính phục. Như vậy, xét đến cùng, bản chất của tình yêu vẫn là sự ích kỷ. Dựa trên hai yếu tố đó, chúng ta có thể kết luận tình yêu không có sự bền vững.

    Vì bản chất của tình yêu là trả nợ cũ nên người ta thương nhau khi còn nợ, và khi đã hết nợ, tình thương cũng không còn. Có những cặp vợ chồng yêu nhau say đắm nhưng ở với nhau được bốn, năm năm, tự nhiên tình cảm lạnh như băng không sao hiểu nổi. Điều này chỉ có thể giải thích bằng nguyên nhân do đã trả hết nợ quá khứ. Ví dụ, trong hai người, người vợ là người mắc nợ nên tự nhiên yêu thương say đắm người đàn ông kia và làm quần quật để nuôi ông ta. Người chồng vì có người nuôi nên ỷ lại, sống phè phỡn, suốt ngày chỉ lo ăn nhậu. Người vợ vì còn nợ nên cố gắng làm việc cực khổ nuôi chồng. Nhưng bốn, năm năm sau, khi đã hết nợ, tự nhiên cô ta trở nên lạnh băng băng. Tình yêu của bốn năm trước đã biến mất, không còn một chút nào. Sau đó có thể là một cuộc chia tay. Như vậy, tình yêu không ổn định vì lệ thuộc vào nợ nhiều hay ít của quá khứ.

    Ngoài ra, sự ích kỷ cũng là nguyên nhân khiến cho tình yêu không bền vững. Ví dụ, ngày xưa, khi còn yêu nhau, người đàn ông cảm thấy người bạn đời có thể đem đến cho mình hạnh phúc vì người này vừa xinh đẹp, vừa giỏi giang. Nhưng sống với nhau một thời gian, ông ta mới phát hiện ra người vợ có những tật xấu như: lười biếng, ích kỷ, hay cằn nhằn, không quý mến gia đình chồng v.v… Người chồng cảm thấy chán nản vì người vợ không đem đến cho mình hạnh phúc. Tình yêu trong lòng ông ta cũng biến mất…”

    🔴KHÓ KHĂN, NGHỊCH CẢNH LÀ SỰ CẦN THIẾT ĐỂ TẠO NÊN Ý CHÍ

    Chúng ta biết rằng, những cảnh khổ, cảnh khó là sự cần thiết để tạo nên ý chí. Do vậy, người tu phải biết dấn thân vào những nơi khó khăn, những nghịch cảnh. Đừng bao giờ sợ hãi hay chùn bước trước khó khăn.

    Nếu rơi vào những nghịch cảnh éo le, chúng ta hãy coi đó là những thử thách của cuộc đời đối với ý chí và nghị lực của chúng ta. Hiểu như vậy, chúng ta sẽ kiên trì, nhẫn nại, sẽ tinh tấn để vượt qua bằng ý chí và nghị lực của mình.

    Một nhà văn, qua số phận của nhân vật mình, đã từng gieo vào lòng người đọc niềm tin mãnh liệt khi cho rằng: “Cuộc sống không có bước đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là con người phải có đủ ý chí và nghị lực để bước qua những ranh giới ấy”. Quả thật, mỗi lần vượt lên được hoàn cảnh khó khăn là mỗi lần chúng ta có thêm sức mạnh tinh thần và cảm thấy tự tin hơn vào bản thân mình.

    🔴KHỞI ĐẦU TU TẬP LÒNG TỪ BI TRONG CUỘC SỐNG

    Tu tập từ tâm trong cuộc sống là biết khởi tâm thương yêu khi mắt vừa chạm đến bất cứ người nào trong cuộc sống này. Ban đầu chúng ta không quen tác ý như thế nên sẽ rất khó khăn, nhưng tập quen rồi sẽ cảm thấy tâm hồn chuyển biến rất lạ.

    Những khi bước ra đường trông thấy người này người kia, xa lạ có, quen biết có, chúng ta cũng tự nhủ rằng “con nguyện thương yêu những người này”. Sau này thuần thục rồi, chúng ta không cần khởi lên ý niệm đó nữa, mà mắt vừa nhìn ai là lòng từ bi gửi đến người đó ngay lập tức.

    Tập như vậy lâu ngày, đôi mắt ta sẽ rất từ ái. Trong tiểu Kinh Rừng Sừng Bò diễn tả các vị Thánh sống hòa hợp với nhau và luôn nhìn nhau bằng ánh mắt từ ái thiện cảm. Ánh mắt nhìn nhau thiện cảm vì khi nhìn nhau, chúng ta luôn gửi theo đó lòng thương quý. Các vị Thánh như vậy, chúng ta phải cần như vậy, là luôn gửi tình thương yêu theo ánh mắt mỗi khi nhìn nhau.

    Rồi khi chúng ta cưỡi xe chạy trên đường phố đông người chen chúc, xe cộ chạy ngược chạy xuôi, mới chợt hay rằng nào giờ chúng ta vẫn hờ hững, lạnh nhạt, khô cằn với biết bao người trong cuộc sống này. Bây giờ chúng ta phải chuộc lại bằng cách âm thầm lặng lẽ tự nhủ “con thương yêu tất cả mọi người như thế này, con thương yêu tất cả mọi người như thế này”.

    Khi chưa biết tu, có thể ta đã thương thầm một hai người nào đó, bây giờ biết tu, chúng ta lặng lẽ thương thầm tất cả mọi người, không cần họ biết. Tập được như thế, ta sẽ thấy đạo lực tăng tiến từng ngày.

  • Những tầng bậc tu chứng

    17,000 

    Sách song ngữ Việt-Anh

    NHỮNG TẦNG BẬC TU CHỨNG

    VÌ SAO TRONG QUÁ TRÌNH TU HÀNH, CÓ NHỮNG NGƯỜI THOÁI LUI, THẬM CHÍ CÓ NGƯỜI RỐI LOẠN TÂM THẦN?
    Chỉ vì trong tâm linh có chút gì bừng sáng, mới lạ, họ đã vội cho rằng mình chứng đắc. Chỉ vì người này không có thầy ấn chứng, chỉ dẫn, khuyên dạy rằng chỗ đến của người đó còn rất cạn, tuy tâm linh của họ có khai mở, có tiến bộ, nhưng nếu lấy đúng theo tiêu chuẩn của Phật Pháp, thì họ cũng chưa hề bước vào cửa đạo, hãy còn đứng ngoài rào mà thôi.
    Nghe thì như gáo nước lạnh tạt vào mặt nhưng đó là một sự thật, và lời nói đó chính là một phúc lớn cho người đệ tử. Còn nếu như kém phước, ta tự tu, khi thấy tâm linh khai mở, tự cho là mình chứng đắc, chắc chắn ta sẽ điên thôi.
    Hoặc không may, ta gặp phải vị thầy không sáng mắt, nghe ta trình bày kết quả, đã vội ấn chứng ta chứng đắc, khiến ta vui mừng cho là đã ngộ đạo – chính những lời khen này giết chết ta vì thật ra, đường đi hãy còn xa lắm.
    Trích “Những tầng bậc tu chứng” trang 8 

    CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA Ý NGHIỆP
    Con đường chuyển hóa ý nghiệp là chặng đầu cô đơn của sự tu hành. Nếu ta không chuyển biến được ý nghiệp trong hành trình cô đơn này, đời ta không có gì chuyển biến tốt lành cả, đời ta vẫn tiếp tục chìm trong bóng tối.
    Nghe giáo lý, hiểu giáo lý chỉ là một phần triệu của con đường tu hành. Ta phải chuyển hoá ý nghiệp, tâm hồn ta mới dần tốt lên được. Nhưng hành trình đầu tiên này, ta hoàn toàn cô độc.
    Do đó, ta phải hết sức tinh tấn, hết sức cố gắng và thường xuyên lạy Phật phát nguyện, cầu Phật gia hộ. Nếu không có thần lực chư Phật gia hộ, ta chiến đấu với nội tâm một thời gian là bỏ cuộc, tâm hồn ta bị cái xấu ác xâm chiếm trở lại, lui về cuộc đời tăm tối, tội lỗi ngày nào.
    Trích “Những tầng bậc tu chứng” trang 12 
  • Bán hết

    Hạnh phúc mong manh

    35,000 

    Kiếp người vốn dĩ chỉ như một bóng mây mờ hư ảo, hạnh phúc vốn mong manh vì đời sống là sự trộn lẫn đắp đổi, thay thế giữa những niềm vui, nỗi buồn. Định luật vô thường chi phối tất cả. Không một ai từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành, đi qua cuộc đời mà dám khẳng định rằng mình luôn có niềm vui trọn vẹn. Đôi khi, ta cũng gặp một vài người được cái phước từ thuở nhỏ cho đến lúc lớn, cuộc sống của họ là chuỗi ngày hạnh phúc, thành đạt và gần như họ không hề đau khổ. Nhưng nếu nhìn nhận cho thấu đáo, cuộc sống ấy vẫn có nhiều bất an, bực bội và không như ý. Sinh ly tử biệt là điều không một ai tránh khỏi. Ngay cả những người có quá nhiều phước, cuộc sống vui tựa như ở cõi trời cũng không tránh khỏi nỗi buồn sinh tử, chia ly.

    Nhưng, đó chỉ là những trường hợp của những ai đại phước, còn đa phần chúng ta luôn phải chấp nhận buồn, vui trộn lẫn, xen tạp với nhau. Có thể hôm nay ta vui, nhưng ngày mai nỗi buồn lại tới. Ta mới cười đây nhưng lát sau có khi lại khóc. Giấc ngủ an lành đôi lúc kết thúc bằng một cơn ác mộng. Sức khỏe hiện sung mãn nhưng tháng sau cơn bệnh lại đột ngột ập đến. Công việc đang thành công, bỗng dưng đổ vỡ, thất bại và suy sụp nhanh chóng…

    Tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng: hạnh phúc vốn dĩ rất mong manh, ngay cả những điều đơn giản nhất.
    Kính mời quý Phật tử cùng đọc ấn phẩm HẠNH PHÚC MONG MANH để đi tìm niềm hạnh phúc chân thật, bền vững nhất.

    ➖➖➖

    🌻Trích sách:

    ĐIỀU GÌ TẠO NÊN PHƯỚC SUNG MÃN Ở MAI SAU
    Nếu trước đây ta kiên trì làm việc thiện, hạnh phúc sau này sẽ được trọn vẹn, lâu dài, khó ai phá vỡ được. Chúng ta hay giúp người nhưng lại bị vong ân, họ chẳng những không nhớ ơn mà còn quay lưng, tráo trở, mưu hại, nói xấu. Mặc dù vậy, ta vẫn giúp đỡ họ và đồng thời còn tiếp tục giúp thêm nhiều người khác nữa. Chính sự kiên trì gieo tạo điều lành, phụng sự, giúp đỡ mọi người nên 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐥𝐚̀𝐧𝐡 𝐯𝐞̂̀ 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐤𝐞́𝐨 𝐝𝐚̀𝐢, 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐠𝐢̀ 𝐧𝐠𝐚̆𝐧 𝐧𝐠𝐚̣𝐢 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜.
    Giả dụ như mình đang giữ chức giám đốc. Có kẻ tiểu nhân ganh ghét, thưa kiện để hất chức mình, nhưng dù mưu lược có cao đến mức độ nào thì chức vụ ấy vẫn vững như bàn thạch không ai phá vỡ được. Vì sao? Vì những kiếp xưa cái ước vọng, khát khao làm phước của mình luôn luôn đong đầy, chan chứa. Dù gặp biết bao giông tố, trở ngại, khó khăn, nghịch cảnh… ta vẫn kiên trì giúp đỡ người khác mà không nản chí, nhụt lòng.

    Nhưng nếu đời xưa mình làm phước không ổn định, đời này phước trổ ra thật sự rất mong manh. Như khi xưa ta thường cho gạo một người nghèo khổ, họ chẳng biết ơn còn trách mình sao chỉ cho gạo còn quần áo thì lại không cho. Lời trách đến tai khiến ta khó chịu, mình nghĩ rằng họ nghèo cho gạo đã là quá tốt, không biết chịu ơn lại còn đòi hỏi lắm điều. Vì ý nghĩ ấy mà mình thôi, không ý thèm giúp đỡ hay đoái hoài đến nữa. Chính bởi điều này mà phước lành đến cũng đứt quãng như khi ta hành thiện. Chỉ vì một câu nói mà từ bi tâm của mình đóng lại, ta làm phước nhưng lòng chấp công nên cái phước không viên mãn, tròn đầy. Qua kiếp sau, có thể mình đang no đủ, bỗng nhiên trắng tay và trở nên nghèo khó.

    Thế nên, hiểu được điều này ta cần độ lượng dù biết người bạc bẽo, vô ơn. Nhưng nếu họ khổ thì mình hãy luôn kiên trì giúp đỡ, bởi nhiều chướng nghiệp nên tâm họ còn xấu xa, tội lỗi. Mà cũng vì cùng là những chúng sinh tội dày phước mỏng, nên ta cần phải thương xót và bao bọc lẫn nhau. Trong suốt cuộc đời của mình, nếu ta 𝐥𝐮𝐨̂𝐧 𝐥𝐚̀𝐦 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐭𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐭𝐚̂𝐦 𝐯𝐢̣ 𝐭𝐡𝐚 𝐯𝐚̀ đ𝐨̣̂ 𝐥𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐤𝐢𝐞̂𝐧 𝐜𝐨̂́, tức là đã và đang tạo phước sung mãn cho chính mình ở mai sau.

     

X