Điện thoại hỗ trợ: 083.8462646
Sale
tuong dong di biet 2

Tương đồng và Dị biệt (Bộ 3 cuốn)

290,000 

Sách thuần Việt

TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT

Trong cuộc sống, chúng ta thường lúng túng khi phải lựa chọn, đưa ra quyết định về những phương diện, khía cạnh đối lập nhau như: tinh thần và vật chất, lý trí và tình cảm, đúng hay sai, nhân hay quả…
Liệu cách ứng xử nào là hợp lý?
Chọn 1 trong 2 phương diện hay cân bằng?
Làm thế nào để 2 yếu tố cùng tồn tại song song?
Có phải tất cả chỉ là tương đối? Hay có một điều gì khác là tuyệt đối trong cuộc đời?
Bộ sách TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT đề cập đến những phạm trù, phương diện, quan điểm tưởng như đối lập và riêng biệt trong cuộc sống, nhưng với cái nhìn sâu sắc, tinh tế, khoa học, Thượng Toạ đã phân tích và chỉ ra đó lại là những cặp yếu tố không thể tách rời, nằm lẫn trong nhau, yếu tố này là nguồn gốc, phương tiện của yếu tố còn lại, phát triển song hành và hỗ tương nhau.
Với những vấn đề quen thuộc cả trong khía cạnh cuộc sống và trong đạo pháp mà bất cứ ai trong chúng ta cũng từng đối mặt như: tinh thần và vật chất, tình cảm và lý trí, đúng và sai, nhân và quả, tương đối và tuyệt đối… bộ sách là kim chỉ nam để mỗi người có thể nhận thức và điều chỉnh hành vi, đạo đức trên từng khía cạnh, phương diện và hướng đến những giá trị tinh thần, tâm linh cao cả.
Bộ sách là hành trang để làm nên chất liệu cuộc sống, giúp mỗi người có quan điểm sống đúng đắn và biết cân bằng những yếu tố đối lập để hướng đến sự hoàn thiện về đạo đức, tâm hồn.

➖➖➖

🌿Trích dẫn sách🌿

🔴CÁCH TÍCH LŨY CHO MÌNH PHƯỚC NHƯ Ý
Đáp ứng mong muốn của chúng sinh. Để ý thấy ai muốn điều gì hợp lý, không xấu xa phạm pháp thì đều cố gắng giúp đỡ cho họ đạt được ý nguyện. Đó chính là cách tích lũy cho mình phước như ý. Ví dụ gặp một em bé nhà nghèo, thấy em ao ước có một bộ quần áo mới để đi học, ta để tâm nhớ liền và hôm sau mua tặng em. Hoặc trong lúc đi cùng một người bạn, ta nhìn thấy ánh mắt đầy mong muốn của bạn khi nhìn vào một đôi dép mới, nhìn xuống dép bạn cũng đã cũ mòn thì mua tặng liền. Chỉ là những việc nho nhỏ vậy thôi nhưng chúng ta sẽ khiến cho những người xung quanh ta vui rất nhiều.
Chúng ta cố gắng giúp đỡ chúng sinh đạt được những ý nguyện của họ một cách bền bỉ, trong khả năng của mình. Cứ tích lũy cả một đời như vậy, khi chết chúng ta được lên cõi trời hưởng phước như ý. Phước chúng ta làm được càng nhiều thì cõi trời chúng ta được lên sẽ càng cao, càng lên cao thì niềm vui càng thanh tịnh, vi diệu.
🔴NHÂN QUẢ BIẾT VÀ LÀM
Thông thường chúng ta muốn làm việc gì thì trước hết phải biết trước, biết rõ cách làm như thế nào rồi mới bắt đầu thực hiện được. Biết rồi mới làm, đó là nhân sinh ra quả. Việc chuẩn bị trước, biết trước, nghiên cứu trước khi làm một điều gì rất quan trọng, phải rất cẩn thận và kỹ lưỡng. Nếu giai đoạn này được thực hiện một cách vội vã, không tìm hiểu kỹ càng, hoặc có ai xúi giục đã vội nghe theo thì đến khi hành động chúng ta sẽ lúng túng, kết quả sẽ không như mong muốn. Nhân quả này áp dụng rất nhiều trong cuộc sống, đặc biệt rõ trong sự tu tập.
Ví dụ, trong tu tập nếu chúng ta biết đúng sai quá rõ thì tự nhiên chúng ta buộc phải làm điều thiện, bỏ điều ác. Đây là chỗ mà ngài Vương Dương Minh đã nói “Tri hành hợp nhất”- tức là sự hiểu biết và thực hành phải đi đôi với nhau. Cái biết rất quan trọng, khi biết rõ rồi ta mới bắt đầu cố gắng làm. Giữa biết và làm dường như có một khoảng cách mênh mông, vời vợi như ta thường nghe là: “Nói thì dễ mà làm thì khó”, hay “Biết thì dễ mà làm thì rất khó”. Tuy nhiên đó là trường hợp sự hiểu biết của ta chưa tới nơi tới chốn. Nếu chúng ta tích lũy cái biết đến một mức độ nào đó đủ nhiều, đủ sâu sắc thì việc làm buộc phải xuất hiện, vì biết là nhân mà việc làm là quả.
Ví dụ, ai cũng biết rằng tham lam, lấy cắp tài sản của người khác là tội lỗi, và quả báo là sẽ nghèo khổ, khốn đốn về sau; còn bố thí, giúp đỡ người khác thì quả báo là giàu sang sung túc. Nhưng nếu hiểu đạo lý ở mức độ thấp, mới chỉ “biết hơi hơi” hoặc mới nghe phớt qua tai một hai lần, thì chưa đủ sức để thôi thúc chúng ta “móc tiền” trong túi ra bố thí giúp người. Thậm chí, nhiều khi thấy đồ của ai đánh rơi hay sơ hở mình cũng “lượm” vào túi luôn. Nhưng nếu hiểu về nhân quả quá rõ, quá chắc thì mình tuyệt đối không bao giờ đụng chạm đến đồ vật của người khác, mà lúc nào cũng mở rộng bàn tay bố thí cho người. Vì vậy, khi nhân đã hình thành thì quả sẽ xuất hiện, nghĩa là nếu chúng ta biết quá rõ thì sự hiểu biết tự thúc đẩy ra ngoài thành hành động.
🔴BIẾT NHẬN LỖI TỨC LÀ ĐANG SỬA LỖI
Giả sử trước đây chúng ta có tâm ganh tị với người nào thành công hơn mình. Tâm ganh tị thầm kín làm ta bực bội rồi nói ra những điều chê bai người này, người kia mà nhiều khi ta không nhận ra. Chỉ đến khi ta thực hành công hạnh lễ kính Phật lâu ngày, phước tăng trưởng, tâm sáng lên thì khi thấy người thành công, tâm vừa nhuốm ganh tị lên là chúng ta thấy liền. Đến lúc đó ta mới phát hiện ra cái lỗi nằm trong tâm mình bao nhiêu năm nay. Và khi chân thành nhận ra lỗi thì lỗi đó có còn không?
Tuy chưa hết liền, nhưng lỗi đó chỉ còn phân nửa. Rồi từ cái biết ấy cộng thêm việc sám hối, hối hận vài tháng nữa thì cái tâm ganh tị mới chấm dứt. Nhưng ban đầu, khi chúng ta nhận biết lỗi lầm thì lỗi đã giảm một nửa rồi. Nên khi chúng ta biết nhận lỗi cũng là đang sửa lỗi, cái biết này tức là làm.
Hoặc một người có tham vọng quyền lực và muốn nổi tiếng. Người này ở đâu cũng muốn làm nổi, muốn ăn trên ngồi trước, giữa đám đông thì nói chuyện xôm tụ cho mọi người chú ý. Người bên ngoài chỉ cần tinh ý một chút là nhìn thấy tham vọng thầm kín của người này nhưng chính bản thân họ lại không thấy. Sau thời gian đi chùa tu tập, kính trọng chư Tăng Ni, tụng kinh, tọa thiền, lễ Phật, bỗng một ngày họ chợt nhận ra những hành động của chính mình xuất phát từ nội tâm tham vọng và ưa thích nổi bật. Mà khi biết như thế thì khuyết điểm đã giảm một nửa, chỉ còn chờ thời gian hối hận, sám hối nữa là sẽ hết luôn. Biết cũng tức là làm vậy.
🔴MỘT ĐẠO LÝ ĐƯỢC COI LÀ ĐÚNG KHI ĐẠO LÝ ĐÓ LÀM CHO NGƯỜI TU THEO ĐƯỢC KHIÊM HẠ, KHÔNG CÒN KIÊU MẠN NỮA

Nhiều tín ngưỡng, nhiều giáo phái mới xuất hiện thường nói theo kiểu: “Nếu ai tu theo đạo này sẽ được thần linh che chở, còn những ai không tin theo thì sẽ xuống địa ngục” hoặc “ngày tận thế sắp đến, nếu các con không theo ta thì ngày đó các con sẽ bị tiêu diệt, còn nếu theo ta thì các con sẽ bị tiêu diệt, còn nếu theo ta thì các con sẽ được thần linh bảo vệ, sẽ sống vinh quang sau ngày tận thế”…Những lời khẳng định nghe rất quyết liệt như vậy sẽ khiến người yếu bóng vía tin và theo ngay. Mà có điều lạ là bằng lý luận này người ta đã thu hút được khá nhiều tín đồ trong đó có cả người trí thức, nhà khoa học. Nhưng sự thật là những giáo lý này rất tai hại, bởi nó khiến người đi theo phát sinh tâm lý không tôn trọng con người. Như vậy giáo lý này sai. Còn nếu chúng ta đến với một đạo lý mà nghe nói: “nếu con theo ta thì con phải làm đất, làm bụi cho mọi người bước lên mà đi, nếu chấp nhận được thì theo, không thì đành chịu” thì coi chừng vị thầy này đúng. Vì không biết những điều tốt đẹp gì sẽ chờ đợi ở phía sau nhưng trước hết nếu tu như thế thì chắc chắn ta sẽ khiêm tốn hơn, biết cúi đầu, biết tôn trọng mọi người. Giáo lý này đúng so với tiêu chuẩn đạo đức căn bản là khiêm hạ.

🔴ĐIỀU GÌ MÌNH TỰ LÀM CHO MÌNH RỒI THÌ NGƯỜI KHÁC SẼ KHÔNG LÀM CHO MÌNH NỮA
Ví dụ, trong thâm tâm mình tự chê mình rồi thì người ngoài sẽ không chê mình nữa. Nghĩa là, trong đời sống hàng ngày, làm điều gì mình cũng cố gắng thấy lỗi mình, lúc nào cũng thấy mình dở, thì người ngoài không thấy chỗ nào để chê mình nữa. Hoặc là trong cuộc sống mình cứ tối ngày lo đủ thứ, nay sợ đói, mai sợ đau, nay lo cho mình, mai lo cho con cháu mình… ta cứ chăm chăm lo cho bản thân rồi thì sẽ không ai lo cho mình nữa. Còn nếu ta cứ quên mình đi để lo cho người khác thì tự nhiên sẽ có Trời Phật, Thần Thánh lo cho mình. Đây là nguyên tắc của Nhân Quả.
Cũng vậy, nếu ta tự mình khen mình rồi, dần dần về sau không ai khen mình nữa. Ví dụ, một lãnh tụ khởi nghĩa có công đánh đuổi giặc ngoại xâm rồi lên ngôi vua, được cả đất nước ca ngợi công lao đó. Tuy nhiên, trong việc ca ngợi này nếu để người dân ca ngợi thì được, nhưng hễ cả triều đình cũng tự ca ngợi chiến công của họ thì một lúc nào đó, đến đời con cháu sẽ phá hư cơ nghiệp của cha ông, sẽ làm nhiều điều để người ta không khen triều đình đó nữa, vì tự mình khen mình rồi thì cái phước đã mất hết.
Chúng ta nhớ, đây là bài học của mọi sự thành công, muốn thành công lâu dài thì đừng tự khen mình, không khen mình thì hậu thế sẽ tiếp tục khen. Còn nếu mình tự hào, tự khen mình sẽ bị tổn phước, khiến cho những sai lầm bắt đầu xuất hiện nơi chính bản thân mình, nơi sự nghiệp của mình, nơi con cháu mình.
Trong tu hành cũng vậy, hôm nay mình lạy Phật được bốn trăm lạy, đặc biệt kỷ lục từ trước đến giờ, vậy nên lòng mình cứ mừng mừng, tự khen hoài. Nhưng chỉ một vài bữa, qua những ngày sau thế nào cũng có chuyện: ốm, bệnh, đau chân, gãy tay, cảm mạo gì đó… hết nhúc nhích, hết lạy Phật luôn. Nghĩa là, khi mình tự khen mình rồi thì tự nhiên công việc không suôn sẻ. Hay trong công phu thiền định, tự nhiên hôm nay mình ngồi được tiếng rưỡi, hai tiếng, mình mừng thầm, tự khen mình hay thì bắt đầu từ đó công phu sẽ sụp đổ, không ngồi thiền lâu được nữa. Cho nên, chúng ta thấy việc tự khen mình rất nguy hiểm vì làm ta mất phước rất nhanh.
🔴CHÚNG TA GIỎI HƠN NGƯỜI KHÁC, CÓ THỂ LẤN LƯỚT ĐƯỢC HỌ NHƯNG CHÚNG TA KHÔNG LÀM VẬY MÀ NHƯỜNG NHỊN GIÚP NGƯỜI ĐÓ VƯỢT LÊN
Giả sử trong một buổi nói chuyện đông người, có một người nói được một câu khá hay, mình thấy bản thân có thể đối đáp lại bằng câu khác hay hơn nhưng mình đã không nói vì thấy không cần thiết, coi như người đó giỏi hơn mình.
Hoặc như trong việc giảng pháp, một vị thầy giảng rất hay nên được rất nhiều người mến mộ, ai cũng mong muốn mời thầy về giảng và thầy cũng có thể nhận lời hết, nhưng thầy đã không làm vậy, mà tìm cách để khuyến khích, giúp đỡ cho những thầy khác cũng được đi giảng, còn bản thân thì nép bớt lại.
Người có thể thắng thế so với người khác nhưng không muốn nổi trội hơn người và luôn tìm cách cho người khác vượt lên, thay vì lấn lướt đẩy người ta xuống. Người như thế được gọi là có trí tuệ mà có cả từ bi. Hoặc trước mặt đông người, chúng ta thấy có người đang muốn chứng tỏ cái giỏi, cái hay của họ thì ta không nên chê bai, không nên khó chịu hay thể hiện cho người khác biết. Mặc dù mình biết họ còn nhiều sơ hở nhưng không nói ra, cứ để cho họ có được giá trị trước mặt mọi người. Biết nhường nhịn để người khác hơn mình cũng là trí tuệ mà có từ bi.
So sánh
So sánh
Danh mục:

Công ty phát hành: Cty TNHH Văn Hóa Pháp Quang
Tác giả: TT. Thích Chân Quang
Giá bìa: 300.000 đồng
Kích thước: 14,5 x 20,5 cm
Loại bìa: Bìa cứng
Số trang: Quyển 1: 426 trang , Quyển 2: 418 trang , Quyển 3: 386 trang (1 bộ gồm 3 cuốn)
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo

Thông tin liên hệ:
🛒 Cty TNHH Văn Hóa Pháp Quang
28 Hoàng Diệu, P.10, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM.
ĐT: (028) 38 46 26 46 – (028) 668 37989

🔗Facebook: https://www.facebook.com/CongtyPhapQuang/

🛒 Thiền Tôn Phật Quang
Núi Dinh, Chu Hải, Tân Hải, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
và các đại lý trên toàn quốc.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tương đồng và Dị biệt (Bộ 3 cuốn)”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X