Điện thoại hỗ trợ: 083.8462646
bia moi_NVCN
266369166_1242834926229163_7961482324339725131_n

NGHĨA VỤ CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM – HUMAN RESPONSIBILITY

150,000 

Đây là cuốn sách được biên soạn từ Luận án Tiến sĩ Luật học đề tài: “Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ này đã được NCS Vương Tấn Việt bảo vệ thành công tại trường Đại học Luật Hà Nội vào ngày 9/12/2021.
Tác giả đã xây dựng nên một hệ thống lý luận chặt chẽ về Nghĩa vụ con người dưới nhiều góc nhìn khác nhau như pháp luật, đạo đức, triết học, tôn giáo… Đặc biệt, với những nội dung gợi ý phong phú, đầy đủ và thuyết phục, cuốn sách hướng tới kêu gọi các nước đệ trình lên Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Tuyên ngôn Toàn cầu về Nghĩa vụ của con người”. Để từ đó, nhân loại nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của Nghĩa vụ con người và kết hợp với Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền con người tạo thành đôi cánh vững chắc cho thế giới bay lên.
Hi vọng rằng cuốn sách “Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam” sẽ tạo cảm hứng và làm tiền đề cho các học giả tiếp tục nghiên cứu vấn đề này chuyên sâu hơn trong tương lai.
🔎Trích sách
𝐐𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐮̛̣ 𝐝𝐨 là một trong những Quyền quan trọng nhất của con người. Tự do nghĩa là được làm được nói những gì mình muốn. Khi được làm được nói những gì mình muốn, con người cảm thấy hạnh phúc. Bởi vì Quyền tự do là một yếu tố tạo nên hạnh phúc, nên nó phải được bảo đảm bằng pháp luật (quốc tế cũng như quốc gia). Chẳng hạn, Quyền tự do được quy định trang trọng trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ, Điều 1 Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của Pháp, hay Điều 1 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948…
𝐐𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐮̛̣ 𝐝𝐨 mang lại nhiều ý nghĩa tích cực như cho phép con người được tự do mưu sinh nuôi sống bản thân mình, tự do theo đuổi những sở thích cá nhân chính đáng, tự do tìm tòi sáng tạo, và tự do làm điều thiện cống hiến cho xã hội (nếu như họ có thiện chí). Nhưng ngược lại, Quyền tự do cũng có mặt trái của nó. Đó là trong khi tự do hành động theo ý muốn, con người cũng có thể gây tạo tội lỗi, làm tổn hại cho cộng đồng. Thực tế, một số người đã nhân danh Quyền tự do để vi phạm pháp luật.
Như đã đề cập ở trên, Quyền con người không tách rời Nghĩa vụ con người. Nhưng hiện nay, nhân loại đã ca ngợi quá nhiều về Quyền tự do mà ít chú trọng về Nghĩa vụ của con người khi thụ hưởng những Quyền tự do đó. Điều này là không công bằng và đã gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Con người không thể thiếu Quyền tự do để được sống hạnh phúc, nhưng con người cũng cần có 𝐍𝐠𝐡𝐢̃𝐚 𝐯𝐮̣ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐬𝐮̛̣ 𝐭𝐮̛̣ 𝐝𝐨 để ngăn chặn sự nguy hiểm đến từ mặt trái của nó.
Vì con người có Quyền tự do, có thể làm những điều mình muốn, thế nên con người cũng có Nghĩa vụ kiểm soát ý muốn của mình sao cho chỉ muốn làm những điều tốt đẹp, đúng pháp luật, đúng luân lý xã hội, đúng với lương tâm đạo đức, để không gây tổn hại cho người khác, không gây tổn hại cho cộng đồng, không gây tổn hại cho đất nước, không gây tổn hại cho nhân loại.
Chẳng hạn, trẻ em trong gia đình phải được cha mẹ dạy dỗ uốn nắn kỹ lưỡng, chứ không phải được tự do hoàn toàn theo ý muốn. Con người sống trong khu phố phải tuân theo các quy ước trong khu phố đó, chứ không phải hoàn toàn được tự do theo ý mình. Còn 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐨́ đ𝐚̣𝐨 đ𝐮̛́𝐜 𝐜𝐚𝐨 thì tự mình kiểm soát được ý muốn của bản thân một cách sâu sắc để không làm điều tội lỗi mà chỉ làm những điều tốt đẹp cho người khác.
TUYÊN NGÔN TOÀN CẦU VỀ NGHĨA VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 12: Vì con người có Quyền được sống trong một môi trường trong lành, thế nên con người cũng có Nghĩa vụ cùng nhau bảo vệ môi trường trong sạch bao gồm cả bảo vệ thiên nhiên và bảo vệ các môi trường nước, không khí, sự yên tĩnh, sự chiếu sáng…
1. Con người có Nghĩa vụ bảo vệ rừng cây, sự đa dạng sinh học trong rừng, các loài thú có nguy cơ tuyệt chủng, các dòng chảy trong rừng.
2. Con người có Nghĩa vụ phục hồi lại rừng bằng cách trồng nhiều cây xanh để tăng độ bao phủ của thảm thực vật lên hành tinh.
3. Việc tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch làm thải ra carbonic gây hiệu ứng nhà kính tai hại, thế nên con người có Nghĩa vụ giảm hẳn việc tiêu thụ nhiên liệu này, kêu gọi nhau giảm hẳn việc tiêu thụ nhiên liệu này.
4. Rác thải đang trở thành gánh nặng toàn cầu, thế nên con người có Nghĩa vụ điều chỉnh cuộc sống sao cho ít tạo ra rác thải nhất, đồng thời tìm cách tái chế lại rác thải để cuối cùng không còn thứ gì bị vứt bỏ cả.
So sánh
So sánh
Danh mục:

Công ty phát hành: Cty TNHH Văn Hóa Pháp Quang
Tác giả: Tiến Sĩ Luật Học Vương Tấn Việt
Kích thước: 19 x 27 cm
Loại bìa: Bìa mềm
Số trang: 555
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Thế Giới

Thông tin liên hệ

🛒 Cty TNHH Văn Hóa Pháp Quang

28 Hoàng Diệu, P.10, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM.

ĐT: (028) 38 46 26 46 – (028) 668 37989

 

🔗Facebook: https://www.facebook.com/CongtyPhapQuang/

 

🛒 Thiền Tôn Phật Quang

Núi Dinh, Chu Hải, Tân Hải, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

và các đại lý trên toàn quốc.

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “NGHĨA VỤ CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM – HUMAN RESPONSIBILITY”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X