Điện thoại hỗ trợ: 083.8462646
.DaoPhatvaXahoi-v2-02
QC web- DAO PHAT VA XA HOI 1

Đạo Phật và Xã Hội- Tập 2

120,000 

THIỆN ÁC Ở KIẾP TRƯỚC ĐÃ QUY ĐỊNH CHO ĐỜI SỐNG KHỔ VUI Ở KIẾP NÀY.
Thật vậy, trong cuộc đời mỗi người, sự êm xuôi thành công hay lận đận thất bại mà họ phải nếm trải đều có nguyên nhân sâu xa từ nghiệp quá khứ. Nghiệp nhân thiện ác kiếp trước đã quy định cho đời sống khổ vui ở kiếp hiện tại. Tuy nhiên, “định mệnh” đó vẫn có thể được xoay chuyển phần nào trong chính kiếp sống này.
Ví dụ, một người đời trước chỉ tạo đủ phước để đời này được làm thư ký trong một công ty nhỏ. Không ngờ kiếp này lúc khoảng 7-8 tuổi người này có duyên gặp được Phật Pháp và được dạy dỗ về nhân quả. Thế là đứa bé dù mới 8 tuổi nhưng đã biết kính trọng người lớn, siêng năng làm từng việc phước nhỏ, hiếu kính ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô, tử tế với bạn bè…Cứ như vậy, đến mười mấy năm sau, đứa trẻ lúc này là một người trưởng thành đã tích lũy được nguồn phước tương đối. Đến lúc phải đi làm, tuy vẫn ở vị trí thư ký nhưng không dừng ngang ở đó, nghề nghiệp tự nhiên được phát triển hơn, thăng tiến hơn, cơ hội thành công tốt hơn.

CÀNG CỰC KHỔ GÁNH VÁC NHIỀU TRÁCH NHIỆM THÌ CUỘC ĐỜI TA CÀNG TRÀN ĐẦY HẠNH PHÚC
Ví dụ, có một người sống sung sướng, trong một đời họ đi làm lo cho gia đình chỉ có năm năm. Những năm còn lại tự nhiên phước tới không phải đi làm nữa. Họ sống nhàn tới già luôn. Nếu người đó không biết đạo, họ sẽ nghĩ cuộc đời họ may mắn. Nhưng một ngày nào đó, năm sáu mươi lăm tuổi họ biết đạo, họ chống gậy đến chùa nghe giảng, rồi từ từ hiểu nhân quả, hiểu được lòng từ bi, hiểu được đạo lý cao siêu trong Phật Pháp. Bắt đầu họ thấy được cuộc đời họ không có ý nghĩa lắm. Họ buồn vì đã không đóng góp được nhiều mà chỉ có hưởng thụ.
Còn có người vất vả cả đời. Ví dụ, một người đến sáu mươi tuổi về hưu, mà người này bảy mươi tuổi vẫn còn làm được nhiều việc có lợi cho cuộc đời, cho gia đình, cho xã hội, cho xóm giềng, cho Phật Pháp. Người này sẽ vui vì cảm thấy cuộc sống mình có ý nghĩa. Đó là niềm vui tinh thần, chứ chúng ta chưa nói đến phước báu là về già được an vui sung sướng.
Nghĩa là khi chúng ta cực khổ, tận tụy lo cho người khác nhiều chừng nào, thì ta có cái tâm lý yên vui, mãn nguyện lúc chúng ta lớn tuổi nhiều chừng nấy. Còn nếu lúc trẻ chỉ hưởng thụ, không làm được gì nhiều cho cuộc đời, lúc già sẽ cảm thấy trống trải vô nghĩa, hụt hẫng, hoang mang, không có hướng đi… Đây là một tâm lý có thật.
Cho nên, chúng ta hãy sống xứng đáng trong giai đoạn phải gánh vác trách nhiệm với cuộc đời, gia đình, đất nước và cả đạo pháp, thì lúc già niềm vui tràn ngập. Nếu chúng ta để thời gian gánh vác qua đi mà không làm được gì nhiều thì sau này sẽ thấy hối tiếc.
Nếu nhìn vào mặt người già và thấy họ mờ mịt không hướng đi, hụt hẫng, chán chường vì cảm thấy đời trống rỗng vô vị, ta có thể phần nào đoán được rằng người đó lúc trẻ đã thụ hưởng quá nhiều.
Vì thế từ bây giờ chúng ta hãy chấp nhận cực nhọc mà sống xứng đáng trong giai đoạn mình đang cưu mang nhiều trách nhiệm. Hãy gánh vác nhiều hơn điều mà cuộc đời đòi hỏi. Gia đình, xã hội, đất nước, đạo pháp chỉ yêu cầu một, nhưng hãy cố gắng tận tâm, tận lực để đóng góp gấp đôi. Được như vậy, mấy chục năm sau, niềm hỷ lạc sẽ ngập tràn tâm hồn và cuộc sống mỗi người.

DẠY CON LÀM PHƯỚC TỪ THỜI NIÊN THIẾU
Phước ảnh hưởng thời niên thiếu rất nhiều. Nên thời niên thiếu là thời gian chuẩn bị công đức cho thời trưởng thành.
Ví dụ, một người đã qua thời niên thiếu, lớn lên phải đi làm nuôi bản thân, nuôi gia đình và đóng góp công sức xây dựng xã hội. Nếu người có phước thì thành đạt, không phước thì vất vả. Đó là nhân quả công bằng.
Vì lý do này mà chúng tôi thường xuyên khuyên các bậc cha mẹ phải biết tạo điều kiện cho con làm điều phúc thiện. Đừng để con hưởng thụ mọi điều sung sướng, bởi sự hưởng thụ luôn đốt dần cái phước của chúng. Khi phước hết, đến lúc phải bước ra bươn chải với đời, chúng sẽ không có nhiều cơ hội may mắn. Cha mẹ thương con phải thương trong đạo lý mới là khôn ngoan.
Nhiều bậc cha mẹ đã cho con mình hưởng thụ quá sớm. Khi đứa trẻ đòi hỏi có được chiếc xe gắn máy phân khối lớn hoặc chiếc áo hàng hiệu mắc tiền, họ sẵn sàng chi tiền ra sắm sửa cho con. Họ không biết rằng qua nhiều lần như vậy, chính mình đang đẩy con vào chỗ hết phước.
Chúng tôi gặp một người như vậy. Gặp lúc anh đang sửa xe đạp, anh kể chuyện quá khứ. Năm mười chín tuổi, anh đã có xe hơi, nhà anh rất giàu, anh đã từng sống rất sung sướng. Còn hiện giờ làm thợ sửa xe. Từ bé đến lớn, anh đã được cung phụng quá nhiều mà không hề gây tạo thêm phước.
Nếu cha mẹ anh biết được nhân quả, thay vì để con thụ hưởng, họ sẽ hướng dẫn con sống đời vị tha và siêng năng phụng sự. Các bậc cha mẹ hãy suy nghĩ rằng nếu mình thất cơ lỡ vận rồi không còn tiền để chu cấp cho con, hoặc ta không may mất sớm, những đứa con cũng đã hưởng cạn cái phước của chúng thì cuộc đời chúng sẽ đi về đâu? Vì thế, việc tìm mọi cơ hội để cho con làm phước là trí tuệ của những bậc cha mẹ.
Cơ hội để làm phước là gì? Ví dụ trước khi cho con số tiền quà sáng trong tháng, một người cha nói với đứa con: “Cha thấy báo chí có đăng những bài viết về các trường hợp neo đơn, mồ côi cần được giúp đỡ, hoặc trường hợp những chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc nhưng gia đình các chú rất khó khăn. Tháng này cha sẽ cho con 300 nghìn đồng, con nghĩ có nên trích bớt tiền để giúp đỡ họ hay không?” Anh gợi ý để con mình tự phát tâm làm phước bằng số tiền của nó. Suy nghĩ một lát, đứa trẻ đồng ý trích bớt 50 nghìn. Tiếp theo, anh khuyến khích trẻ tự bỏ tiền vào bao thư gửi đến tòa soạn nhờ chuyển tiền đi. Như vậy, cha mẹ sẽ phải vất vả một chút khi giải thích, thuyết phục, bản thân trẻ cũng phải hy sinh nhịn đi chút ít quà vặt, nhưng tâm hồn chúng sẽ được xây cho thuần lương hơn.
Sự vị tha này phải được huân tập dần dần. Ban đầu, ta tập cho trẻ nhường cho người anh em mẩu bánh mì, tiếp đến trích bớt 50 nghìn đồng tiền quà sáng dành tặng người nghèo khó neo đơn… thì khi lớn lên chúng mới dám ngắt ra năm, bảy mươi triệu để làm phước.
Khi trẻ đã có thói quen san sẻ quyền lợi của mình cho những người khó khăn, ta có thể yên tâm rằng tâm hồn và cả cuộc sống của chúng cũng sẽ tốt lên dần dần, không chỉ kiếp này mà còn kéo dài qua đến những kiếp sau. Đó là cách dạy con của bậc cha mẹ khôn ngoan. Có lúc họ nghiêm khắc dùng đòn roi, có khi kiên nhẫn gợi ý, thuyết phục để trẻ tự phát tâm hành thiện.

SỰ BẬN TÂM VÔ ÍCH LÀM CHÚNG TA HAO TỔN THỜI GIAN, SỨC LỰC VÀ PHƯỚC LÀNH
Thay vì phụng dưỡng cha mẹ, họ lao vào những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng. Những nỗi lo “sai địa chỉ” như thế làm chính họ bị động tâm vô ích, sau đó tổn phước rồi mất dần giá trị.
Hoặc có người quanh năm dành dụm tích góp tiền bạc, hễ được một khoản kha khá, họ sẽ chi vào những chuyến du lịch. Khuynh hướng này xuất phát từ phương Tây. Thật ra việc thay đổi môi trường sống, thăm thú cảnh đẹp cũng là nhu cầu chính đáng của con người. Tuy nhiên, ta sẽ tổn phước nếu đổ tiền của vào đó một cách quá độ. Người Phật tử không nên làm điều gì chỉ vì thỏa mãn sở thích cá nhân. Trong cuộc đời mình, hãy dành tiền bạc, thời gian, sức lực cho những chuyến đi cần thiết và mang lại lợi lạc cho con người.
Báo Tuổi Trẻ từng đăng một bài viết của tác giả Nguyễn Cung Vệ Binh nói về những nghịch lý của thời đại. Ông cho rằng chúng ta giành giật nhiều hơn nhưng lại có ít hơn; có những tòa nhà đồ sộ hơn nhưng gia đình lại bé nhỏ hơn; sở hữu nhiều hơn nhưng mất mát hơn về nhân cách. Hoặc con người có nhiều phương tiện giải trí hơn, nhưng niềm vui thật sự thì ít hơn. Những nghịch lý trên đều rất thấm thía.
Hãy đừng dại dột lao vào những cuộc vui vô bổ, rồi cuộc đời mình mất giá trị và kém phước. Những người đàn ông thời trẻ đã ăn chơi quá nhiều, mấy chục năm sau sẽ rơi vào một tuổi già hoang mang, hụt hẫng mất hướng đi. Họ thấy cuộc đời sao trống rỗng và vô vị kỳ lạ. Bản thân họ cũng không còn giá trị, những đứa con, cháu nhìn vào tự nhiên thấy không thể tôn trọng. Không còn được ai nể trọng là dấu hiệu của người đã hết phước, bởi bao nhiêu năm sống trên đời họ đã đổ quá nhiều tâm, sức vào những điều phù phiếm vô nghĩa.
Trích sách “Đạo Phật và xã hội”


Công ty phát hành: Cty TNHH Văn Hóa Pháp Quang
Tác giả: TT. TS Thích Chân Quang
Giá bìa: 120.000 đồng

Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP HCM
Kích thước: 14,5 x 20,5 cm
Loại bìa: Bìa cứng
Số trang: 430

MỤC LỤC:

  1. Sói
  2. Chia rẽ
  3. Tham lam
  4. Việc làm từ thiện
  5. Sự thật
  6. Đất nước quê hương
  7. Nghệ thuật
  8. Sức khỏe và bệnh tật
  9. Ý nghĩa của hòa bình
  10. Sức mạnh và lẽ phải
So sánh
So sánh
Danh mục:

Thông tin liên hệ:

🛍Cty TNHH Văn Hóa Pháp Quang

28 Hoàng Diệu, P.10, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM.

ĐT: (028) 38 46 26 46 – (028) 668 37989

⛩Thiền Tôn Phật Quang

Núi Dinh, Chu Hải, Tân Hải, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

và các đại lý trên toàn quốc.

🌏Facebook Công ty TNHH văn hóa Pháp Quang https://www.facebook.com/CongtyPhapQuang/

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Đạo Phật và Xã Hội- Tập 2”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X