Điện thoại hỗ trợ: 083.8462646

TRUYỆN ĐỈNH NÚI TUYẾT

Hiển thị 13–24 của 47 kết quả

  • Đỉnh núi tuyết tập 35 – Ngôi đền cổ

    120,000 

    Bộ truyện tranh song ngữ Việt – Anh “Đỉnh núi tuyết” bao gồm 100 tập, do Thượng tọa Thích Chân Quang biên soạn, dưới bút vẽ của họa sĩ Hữu Tâm. Bộ truyện kể về cuộc đời của Đức Phật  một cách xác thực, đầy đủ và cuốn hút, với những chi tiết bí ẩn lần đầu tiên được hé mở.

    Thế Tôn cùng các Tỳ kheo đang an cư mùa mưa tại vùng Veranja theo lời thỉnh mời của các vị Bà La Môn ở xứ này.
    Nhờ buổi nói chuyện với Tôn giả Rahula mà một Tỳ kheo trẻ đã hiểu ra sự tương quan giữa tập luyện nội công và công phu thiền định.
    Tôn giả Nanda đã giải thích cho Ngài Rahula rằng chứng thiền và chứng Thánh là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau. Tôn giả cũng giải thích cặn kẽ về giai đoạn Chánh niệm tỉnh giác trong thiền định. Trong giai đoạn này hành giả phải phá được 5 triền cái Tham, sân, hôn trầm, nghi và trạo cử với thời gian không thể ước định, tùy theo phước duyên của mỗi người.
    Trời không mưa, người dân không trồng cấy được nên họ không thể cúng dường cho Đức Phật và chư Tăng. Tâm lý các Tỳ kheo bắt đầu trở nên bất an. Nhiều người đề xuất với Phật nên bỏ đi nơi khác để an cư hoặc bỏ luôn mùa an cư này. Phật giảng cho các vị ý nghĩa của mùa an cư mà Người đã đề ra cho Tăng đoàn tuân thủ.
    Tình hình ngày càng nghiêm trọng khi đã hơn mười ngày chư Tăng không được cúng dường, phải ăn cháo từ loại lúa dành cho ngựa. Tại sao Đức Phật vẫn không cho phép mọi người rời khỏi nơi đây?
    Tôn giả Kassapa sau thời gian du hóa đã cùng hơn 10 đệ tử mới xuất gia về Varanja thăm Phật.
    Một buổi tối, vị thần Atula tên Paharada đến đảnh lễ Phật và nói lên 8 điều thú vị về các đại dương. Nhân lúc này Phật đã thuyết giảng cho vị ấy 8 điều thú vị trong Pháp và Luật của Như Lai. Vậy 8 điều ấy là gì?
    Kết thúc mùa an cư một thời gian, Đức Phật và chư Tăng rời Varanja, vừa tới xứ Todeyya thì gặp một ngôi tháp gạch cổ do một người Bà La Môn trông coi. Tại đây Người đã giảng cho các Tỳ kheo về bài kinh Người thợ gốm.
    Thì ra tòa tháp cổ đó chính là dấu vết còn lại của tháp thờ Đức Phật Kayisapa trong quá khứ. Sau khi nghe Phật thuyết pháp, người Bà La Môn cùng rất nhiều người dân đã được chứng ngộ.
    Tại một ngôi đền khác, có các đạo sĩ thuộc 6 giáo phái đang ngồi nói chuyện với nhau, bàn cách chống lại Thế Tôn.
    Trên đường đến vườn Lộc Uyển xứ Ba La Nại, Đức Phật gặp hai đoàn người của Tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên.
    Nơi Lộc Uyển, một nhóm các đạo sĩ ngoại đạo đã đến gặp Phật để chất vấn về đạo lý nhưng Người không trả lời. Họ nhân cơ hội này rêu rao khắp nơi rằng Phật không thể trả lời các câu hỏi của họ…

  • Đỉnh Núi Tuyết Tập 34 – BỒ TÁT VÔ DANH

    115,000 

    Tập 34: BỒ TÁT VÔ DANH

    Một cuộc tranh biện vô tiền khoáng hậu đang diễn ra tại kinh thành Savathi (Xá Vệ)
    Tôn giả Sariputta giơ một ngón tay lên hỏi:
    – Cái gì là một?
    – Trên thế gian này không có gì đứng một mình cả. Mọi thứ đều nương tựa lẫn nhau để sinh hóa, tồn tại và suy tàn. Nếu có một cái có thể đứng một mình có thể không cần dựa vào cái khác, có thể vượt lên trên tất cả. Thì đó chính là sự giác ngộ phi thường của Đấng Chánh Giác. Sự giác ngộ phi thường đó chỉ xuất hiện khi Bậc Đại Thánh không còn chấp ngã.

    Ở Tinh xá Kỳ Viên, Tôn giả Ananda chào một vị Tỳ kheo trẻ tuổi
    – Thưa Tôn giả Ananda, con nghe nói có lần Thế Tôn trả lời cho một thiên tử, đã sửa lại quan điểm của thiên tử đó về người tối thắng trong các thành phần. Nhưng trí nhớ con kém quá, quên mất. Nay con tìm Tôn giả, xin Tôn giả Ananda trùng tụng lại giùm con đoạn thoại đó ạ
    – Này hiền giả, lúc đó vị thiên tử nói rằng:
    – Giữa các hàng hai chân, Sát- lỵ là tối thắng. Giữa các loài bốn chân, bò đực là tối thắng. Trong các hàng thê thiếp, quý nữ là tối thắng. Trong các hàng con trai, trưởng nam là tối thắng.
    Và Thế Tôn đã sửa lại rằng: Giữa các loài bốn chân, thuần chủng là tối thắng. Giữa các loài hai chân, Chánh giác là tối thắng. Trong các hàng thê thiếp, nhu thuận là tối thắng. Trong các hàng con trai, trung thành là tối thắng.
    – Thưa Tôn giả Ananda, con vẫn không hiểu tại sao đức tính trung thành lại là tối thắng đối với nam nhân?

    Trong tập 34, Tôn giả Đệ nhất Trí Tuệ Tăng Đoàn Xá Lợi Phất khuất phục cảm hóa lòng người bằng trí tuệ vô ngại.
    Bồ Tát vô danh xuất hiện cứu mạng những người yếu thế, bị uy hiếp. Cứu người xong, Bồ Tát biến mất mà không cần báo đáp. Bồ Tát đó là ai?
    Kính mời quý Phật tử cùng đón đọc để hiểu về hạnh Bồ Tát cùng nhiều câu chuyện ly kì, hết sức thú vị.

     

  • Đỉnh Núi Tuyết Tập 33- VẦNG SÁNG MÀU HOÀNG KIM

    115,000 

    Trên đường về phương Bắc, Đức Phật và tăng đoàn dừng chân tại Ukkattha. Có bà la môn Ambattha cùng sáu người bạn tới viếng Phật nhưng lại tỏ thái độ rất vô lễ với Người. Bằng trí tuệ và uy đức, Thế Tôn đã khiến Ambattha phải thừa nhận mình sinh ra trong một gia đình có tổ tiên là người hầu của dòng họ Thích Ca, cũng như nhân quả không chừa một ai, dù cho họ có thuộc giai cấp nào…


    Mùa đông đã đến. Đức Phật sẽ tịnh cư ba tháng, trong thời gian này Người sẽ không tiếp ai cả. Cũng ở nơi lạnh lẽo hoang vắng này, Rahula lần đầu tiên được thấy sư tử, loài vật được mệnh danh là vua của muông thú.


    “Này các tỳ kheo, một tỳ kheo ngồi nơi thanh vắng, với chánh niệm tỉnh giác, cảm giác khắp toàn thân, quán thân này là vô thường tạm bợ, rồi an trú trong hơi thở. Hơi thở vào, vị ấy biết hơi thở vào. Hơi thở ra, vị ấy biết hơi thở ra. Lặng lẽ biết mà không điều khiển…” Phương pháp luyện thở có tầm quan trọng như thế nào đối với đời tu và thiền định của một hành giả?
    Một nền chánh pháp muốn tồn tại lâu bền cần phải có đủ sáu yếu tố: Bậc đạo sư cao siêu, giáo pháp chân chính sâu sắc, các đệ tử được dạy dỗ kỹ lưỡng, hệ thống truyền bá mạnh mẽ, được vua hay pháp luật bảo vệ và cuối cùng là có khả năng vũ lực để tự bảo vệ mình…
    Các giáo sĩ ngoại đạo lại bàn kế mưu hại Phật và tăng đoàn. Lần này họ táo tợn hơn, nhắm vào chính hoàng cung của vua Pasenadi nhằm gây nhiễu loạn triều chính, từ đó dễ dàng xuống tay với Phật …


    Cả tinh xá vui mừng ra đón Thế Tôn. Người đã về đến Kỳ Viên…
    Kính mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp tập 33- VẦNG SÁNG MÀU HOÀNG KIM của bộ truyện tranh Đỉnh Núi Tuyết. 

  • Đỉnh Núi Tuyết Tập 32 – HÀNG PHỤC MA VƯƠNG

    115,000 

    Cái chết khủng khiếp của ông chủ lò giết heo sống ở Vương Xá khiến cho mọi người sợ hãi.
    “Này các vị Tỳ kheo, chúng sinh vì duy trì sự sống của mình mà đoạt lấy sự sống của loài khác là đã tạo ra nhiều ác nghiệp…”, Tôn giả Sariputta nói với đại chúng.
    Người giết thịt các con vật đã chịu tội như vậy, thì những người ăn thịt từ nơi người giết đó quả báo sẽ ra sao? Phải làm gì để diệt trừ bớt ác nghiệp sát sinh khi ta vẫn chưa thể từ bỏ hoàn toàn các món ăn huyết nhục được?
    Kết thúc mùa an cư , Đức Phật cùng các Tỳ kheo về lại Vương Xá thành từ khu rừng ở ngôi làng Gaya. Tôn giả Moggallana xin phép Thế Tôn và Tôn giả Sariputta cùng vài Tỳ kheo đi theo mình du hành vài nơi để độ người cần độ.
    Khi dừng chân ở khu rừng Nai, xứ Bhagga, một ác ma đã nhập vào bụng Tôn giả Moggallana. Qua cuộc trò chuyện của Tôn giả với ác ma ấy, ta được biết sự thật đáng ngạc nhiên về Tôn giả và quyền lực cũng như dã tâm của một Ma Vương.
    Các vị Phạm Thiên đầy uy lực, phước báu phủ trùm trú tại cõi trời Phạm Thiên rực rỡ, đầy vi diệu nhưng vẫn bị chi phối, kiểm soát bởi tâm ma, vẫn nói lên những lời kiêu mạn, vẫn đầy tà kiến…Chư Thiên còn như thế, chúng sinh nghiệp dày phước mỏng còn như thế nào? Đức Phật đã hàng phục ác ma ra sao?
    Thế Tôn đưa Tôn giả Rahula cùng một số vị Tỳ kheo đi về hướng Bắc, nơi có dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ…
    Kính mời quý vị và các bạn cùng theo dõi tiếp tập 32- HÀNG PHỤC MA VƯƠNG với những tình tiết vô cùng hấp dẫn. 

  • Đỉnh Núi Tuyết Tập 31 – GIỚI LUẬT

    115,000 

    Bộ truyện tranh song ngữ Việt – Anh “Đỉnh núi tuyết” bao gồm 100 tập, do Thượng tọa Thích Chân Quang biên soạn, dưới bút vẽ của họa sĩ Hữu Tâm. Bộ truyện kể về cuộc đời của Đức Phật một cách xác thực, đầy đủ và cuốn hút, với những chi tiết bí ẩn lần đầu tiên được hé mở.

    Tập 31: GIỚI LUẬT
    Các đạo trưởng ngoại đạo không ngừng bày mưu chống phá Phật và Tăng đoàn. Họ không chừa bất cứ thủ đoạn nào, thậm chí cho người của mình giả dạng làm tỳ kheo xuất gia theo Phật, rồi dưới nhân dạng các tỳ kheo làm những điều sai quấy hòng khiến cho uy tín của Thế Tôn bị ảnh hưởng.
    Tại tinh xá Kỳ Viên, nhiều vị tỳ kheo từ các nơi đổ về để viếng Phật. Được sự cho phép của Thế Tôn, các vị câu hội về để thỉnh Người tuyên bố thành lập hệ thống Giới Luật CHÍNH THỨC cho Tăng đoàn và được Người đồng ý.
    Tôn giả Upali đã công nhận Sa di Rahula là Tỳ kheo. Trong cuộc trò chuyện với Tôn giả Nanda, Tôn giả Rahula đã được Ngài giải đáp các thắc mắc về các điều luật trong Giỏ Giới Luật mà Đức Thế Tôn vừa thông qua.
    Từ thời xa xưa, con người đã có ý niệm phân biệt chủng tộc, gây nên sự bất bình đẳng giữa các giai cấp. Chính Phật là người đã bác bỏ quan điểm này: “Này hoàng hậu Mallika, làn da đen hay trắng không nói lên được phẩm chất nội tâm của một con người. Này Mallika, máu ai cũng đỏ, nước mắt ai cũng mặn, dù làn da đen hay trắng…”
    Đức Phật cùng vài Tỳ kheo lên đường về thăm tinh xá Trúc Lâm tại Vương Xá thành rồi an cư mùa mưa ở một ngôi làng gần Uruvela, nơi Người từng tu khổ hạnh suốt sáu năm.
    Bên ngoại đạo đã nắm được thông tin này. Một cuộc chiến dữ dội sắp xảy ra…
    Kính mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi tập 31- GIỚI LUẬT của bộ truyện tranh Đỉnh Núi Tuyết.

  • Đỉnh Núi Tuyết Tập 30 – TÍN NỮ VISAKHA

    115,000 

    Bộ truyện tranh song ngữ Việt – Anh “Đỉnh núi tuyết” bao gồm 100 tập, do Thượng tọa Thích Chân Quang biên soạn, dưới bút vẽ của họa sĩ Hữu Tâm. Bộ truyện kể về cuộc đời của Đức Phật một cách xác thực, đầy đủ và cuốn hút, với những chi tiết bí ẩn lần đầu tiên được hé mở.

    Tập 30 : TÍN NỮ VISAKHA
    Ở tập 30 này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cuộc đời của tín nữ Visakha, một đại sư sĩ phi thường đã hộ trì tăng chúng cả đời mình. Visakha từ khi còn rất bé đã có duyên được Phật hóa độ và chứng được sơ quả Tu Đà Hoàn nơi quê nhà Anga. Sau đó cô cùng gia đình đến thành phố Saketa lập nghiệp, giúp gia đình trở nên giàu có, thịnh vượng hơn, nổi tiếng nhân nghĩa khắp vùng.
    Vì ước nguyện được gặp lại vị đạo sư đã khai ngộ cho mình quá lớn mà Visakha đã chấp nhận kết hôn với con trai của trưởng giả Migara, ở Savathi…
    Một vị đã chứng Sơ quả sao lại vướng vào hôn nhân phiền lụy như vậy? Và nguyên do gì mà trưởng giả Migara lại gọi con dâu của mình, Visakha, là mẹ?
    Phước báu để chứng Thánh quả và phước duyên để giàu sang quyền lực khác nhau như thế nào?
    Sadi Rahula qua thời gian đã ngày càng trưởng thành hơn và được Tôn giả Sariputta hứa sẽ cho thọ Tỳ kheo thông qua tôn giả Upali…
    Kính mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi những tình tiết hấp dẫn trong cuộc đời của nữ cư sĩ vĩ đại thời Đức Phật- đại tín nữ Visakha trong tập truyện thứ 30- TÍN NỮ VISAKA của bộ truyện tranh Đỉnh Núi Tuyết.

  • Đỉnh Núi Tuyết Tập 29 – ĐỜI SỐNG THANH CAO

    115,000 

    Bộ truyện tranh song ngữ Việt – Anh “Đỉnh núi tuyết” bao gồm 100 tập, do Thượng tọa Thích Chân Quang biên soạn, dưới bút vẽ của họa sĩ Hữu Tâm. Bộ truyện kể về cuộc đời của Đức Phật  một cách xác thực, đầy đủ và cuốn hút, với những chi tiết bí ẩn lần đầu tiên được hé mở.

    Tập 29: ĐỜI SỐNG THANH CAO
    Vì sự cố chấp của mình mà một số các tỳ kheo ở Kosambi đã khiến Đức Phật bỏ đi. Người tĩnh tu một mình tại khu rừng Rakkhita. Sadi Rahula và các thám tử bí mật đi theo để bảo vệ Người.
    Vua Pasenadi rất tức giận khi nghe tin dân chúng Kosambi phỉ báng Đức Phật trong nhiều ngày mà vua Udena lại im lặng không giải quyết, rồi chuyện các tỳ kheo khiến Phật phải bỏ đi làm vua phải lập tức đến Kỳ Viên gặp tôn giả Sariputta thưa chuyện. Tôn giả Sariputta đã giải thích cho vua nghe về Giáo pháp và Giới pháp, đồng thời nói rõ về những oan trái mà Phật phải trả trong những ngày vừa qua.
    Khi vua Udena đến viếng vua Pasenadi thì ở cung điện Kosambi xảy ra biến cố lớn: Hoàng hậu Samavati bị hỏa thiêu chết trong cung cùng với hai mươi cung nữ thân tín. Vua Udena đổ sụp xuống khi nghe tin dữ. Ông lập tức từ biệt vua Panesadi để tức tốc trở về cung. Đây chỉ là tai nạn hay âm mưu của ai đó? Nếu vậy thì kẻ độc ác nào đã ra tay tàn độc như thế?
    Kosambi liên tiếp xảy ra nhiều chuyện, kinh thành trở nên hỗn loạn. Thêm việc các tỳ kheo chấp ý làm Thế Tôn bỏ đi khiến các cư sĩ nổi giận không tiếp tục cúng dường nên việc khất thực của họ trở nên khó khăn. Nỗi lo đói khát lan rộng, các tỳ kheo lúc này bắt đầu hối hận, vội ngồi lại tìm cách sám hối để thỉnh Thế Tôn quay lại…
    Để răn dạy các tỳ kheo, Đức Phật đưa họ đến thăm khu rừng Sừng Bò, nơi có ba vị tỳ kheo đang an cư tại đây, nơi mà đời sống hòa hợp của họ là tấm gương sáng cho cả cõi trời và cõi người…
    Kính mời quý vị và các Phật tử cùng theo dõi tiếp tập 29 – ĐỜI SỐNG THANH CAO vủa bộ truyện tranh Đỉnh Núi Tuyết.

  • Đỉnh Núi Tuyết Tập 28 – IM LẶNG SẤM SÉT

    115,000 

    Bộ truyện tranh song ngữ Việt – Anh “Đỉnh núi tuyết” bao gồm 100 tập, do Thượng tọa Thích Chân Quang biên soạn, dưới bút vẽ của họa sĩ Hữu Tâm. Bộ truyện kể về cuộc đời của Đức Phật  một cách xác thực, đầy đủ và cuốn hút, với những chi tiết bí ẩn lần đầu tiên được hé mở.

    Tập 28 : IM LẶNG SẤM SÉT
    Được các thám tử báo cáo tình hình ở Kosambi, Rahula tức tốc từ Tinh xá Trúc Lâm phi ngựa như bay về với Thế Tôn để tìm hiểu sự tình, đồng thời điều tra xem ai là người đứng sau vụ việc..
    Đã nửa tháng bị dân làng chửi bới, nhục mạ bằng những lời lẽ khó nghe nhất, bằng những điều xúc phạm nhất nhưng Thế Tôn vẫn im lặng không đáp lại một lời. Tâm nhẫn nhục của Người thật đã bao trùm khắp thế gian này.
    Trong Tăng chúng bắt đầu xuất hiện hai luồng ý kiến trái chiều. Một nhóm các tỳ kheo cho rằng giáo pháp mới là quan trọng, trong khi nhóm kia lại nói luật nghi là căn bản của tu tập giải thoát…
    Đức Phật đột ngột bỏ đi khiến cho các tỳ kheo vô cùng hốt hoảng. Mọi người đổ xô đi tìm khắp nơi nhưng vẫn không thấy Người…
    Tại sao Phật lại bỏ đi? Người đã đi đâu? Tình trạng dân chúng phỉ báng Thế Tôn diễn ra trong một thời gian dài, gây xôn xao khắp nơi nhưng tuyệt nhiên vua Udena không hề có động thái giải quyết. Nguyên nhân sâu xa là gì? Kính mời quý vị và các bạn cùng tiếp tục theo dõi tập 28- IM LẶNG SẤM SÉT để giải đáp những thắc mắc này. 

  • Đỉnh Núi Tuyết Tập 27 – KỶ CƯƠNG ĐỆ NHẤT

    115,000 

    Bộ truyện tranh song ngữ Việt – Anh “Đỉnh núi tuyết” bao gồm 100 tập, do Thượng tọa Thích Chân Quang biên soạn, dưới bút vẽ của họa sĩ Hữu Tâm. Bộ truyện kể về cuộc đời của Đức Phật  một cách xác thực, đầy đủ và cuốn hút, với những chi tiết bí ẩn lần đầu tiên được hé mở.

    Tập 27: KỶ CƯƠNG ĐỆ NHẤT
    Đức Phật cùng tăng đoàn trên đường về Kosambi. Trong một khu nhà hoang, Tôn giả Upali sau khi xuất định đã đến thưa Thế Tôn về việc đề ra các điều luật trong Tăng chúng để các vị xuất gia cùng tuân theo, về những điều gì nên làm và những điều gì không nên làm, nhằm tạo nên sự nề nếp và ổn định của tăng đoàn. Đây chính là tiền thân của bộ Giới luật trong Phật giáo sau này.
    Nghe tin Đức Phật đã đến Kosambi, vua Udena rất vui mừng và dự định sẽ đến đảnh lễ Người. Nhưng vua lại thay đổi ý định sau khi nghe một vương phi của mình vừa khóc vừa nói về nỗi ấm ức mà cô đã chịu đựng suốt ba năm qua kể từ lần đầu tiên gặp Sa môn Gotama. Vậy thực hư chuyện này ra sao?
    Một cư sĩ nữ đã có gia đình sau khi xuất gia mới phát hiện mình mang thai, khiến cả kinh thành Savathi xôn xao. Vua Pasenadi phải phái hoàng hậu Mallika đến nghe hai bộ chúng Tăng và Ni phân xử vụ việc. Tôn giả Upali sẽ giải quyết việc này ra sao?
    Một âm mưu đê hèn và khủng khiếp đang nhắm trực tiếp vào Đức Phật, khiến cho ai nấy đều phẫn nộ và đau lòng…
    Kính mời quý vị và các bạn cùng theo dõi những diễn biến tiếp theo trong tập 27- KỶ CƯƠNG ĐỆ NHẤT của bộ truyện tranh Đỉnh Núi Tuyết. 

  • Đỉnh Núi Tuyết Tập 26 – BÀI KINH TRÊN SÔNG

    120,000 

    Bộ truyện tranh song ngữ Việt – Anh “Đỉnh núi tuyết” bao gồm 100 tập, do Thượng tọa Thích Chân Quang biên soạn, dưới bút vẽ của họa sĩ Hữu Tâm. Bộ truyện kể về cuộc đời của Đức Phật  một cách xác thực, đầy đủ và cuốn hút, với những chi tiết bí ẩn lần đầu tiên được hé mở.

    Tập 26 : BÀI KINH TRÊN SÔNG
    Sau cuộc gặp gỡ cảm động trên phố, Đức Phật nhận lời thỉnh mời của hai ông bà lão- kiếp xưa từng nhiều lần là cha mẹ của Người, về nhà họ thọ thực nhưng từ chối ở lại mãi. Người vẫn về khu rừng ở Sankassa để an cư ba tháng mùa mưa, đồng thời vẫn tới lui để thuyết pháp cho ông bà.
    Tôn giả Subhuti về thăm Uruvela, nơi có khu rừng Thế Tôn đã khổ hạnh sáu năm rồi đắc đạo. Tại đây Ngài đã giải đáp các thắc mắc của dân làng về những sự kiện xảy ra quanh Đức Phật trong sáu năm đó.
    Kinh thành Vương Xá đang xảy ra hạn hán khắp nơi dù mùa mưa lẽ ra phải bắt đầu từ hơn một tháng trước. Cái đói, dịch bệnh và cướp bóc đang chực chờ… Nguyên nhân do đâu?
    “ Chánh pháp là thiết thực, hiện tại, không thời gian, đến để mà thấy”… Hai ông bà lão sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp đã chứng quả A Na Hàm, sau này sẽ không tái sinh vào cõi Người nữa…
    Trong tập này, ta sẽ được biết về khả năng cường ký của tôn giả Ananda và tầm quan trọng trong việc gìn giữ chánh pháp của tôn giả sau này.
    Trên đường về lại Kosambi, Đức Phật đã thuyết pháp- Bài pháp trên sông cho một nhóm các dân làng nơi một bờ sông vắng…
    Kính mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp tập 26- BÀI KINH TRÊN SÔNG của bộ truyện tranh Đỉnh Núi Tuyết. 

  • Đỉnh Núi Tuyết Tập 25 – CHA MẸ KIẾP XƯA

    115,000 

    Bộ truyện tranh song ngữ Việt – Anh “Đỉnh núi tuyết” bao gồm 100 tập, do Thượng tọa Thích Chân Quang biên soạn, dưới bút vẽ của họa sĩ Hữu Tâm. Bộ truyện kể về cuộc đời của Đức Phật  một cách xác thực, đầy đủ và cuốn hút, với những chi tiết bí ẩn lần đầu tiên được hé mở.

    Qua 24 tập truyện tranh Đỉnh núi tuyết với nhiều tình tiết bí ẩn, kịch tính và đầy sức hấp dẫn, cuộc đời và sự nghiệp hoằng hóa vĩ đại của Đức Phật như dần được hé lộ những góc khuất ít ai biết được. Đến với tập 25 – Cha mẹ kiếp xưa, kính mời quý Phật tử tiếp tục theo dõi từng bước chân hóa độ của Đấng Thế Tôn cùng các đệ tử phi thường của Người.

    Sau lần thi triển thần thông ở cánh đồng phía nam Savathi, ngày càng có nhiều người tin theo và xin được xuất gia theo Phật. Song song đó là sự chống phá ngày càng dữ dội của ngoại đạo. Chúng thuê sát thủ theo ám sát Phật và các đệ tử của Người, mua chuộc quan coi thành và đổ tội cướp đoạt tài sản cho Tăng chúng, bỏ thuốc độc vào vật phẩm cúng dường, đào hầm chông để Phật rơi xuống, … Nhưng tất cả đều thất bại. Chúng vô cùng tức tối và họp bàn tìm mọi cách hãm hại Phật, kể cả việc xuất gia và trà trộn vào Tăng đoàn của Phật…

    Câu chuyện về cậu bé Sivali ở trong bụng mẹ 7 năm. Khi vừa ra đời, gặp Phật và được xuất gia, khi tôn giả Sariputta cạo đường tóc thứ nhất, Sivali chứng quả thánh thứ nhất – Tu Đà Hoàn. Tôn giả cạo đường tóc thứ hai, Sivali chứng quả thánh thứ hai – Tư Đà Hàm. Tôn giả cạo đường tóc thứ ba …

    Ở một câu chuyện khác, khi tôn giả Subhuti một mình đi vào rừng và ngồi trên một tảng đá thì bị một con cọp rình rập tấn công. Thế nhưng ánh sáng từ bi của vị tôn giả tỏa ra khiến cho con hổ khựng lại và quy phục. Sau khi được hóa độ, con cọp liền bỏ thân qua đời. Con hổ đó có nhân duyên như thế nào với vị tôn giả tràn ngập từ bi Subhiti khi được chính tôn giả hóa độ?

    Cuối truyện, chúng ta sẽ bất ngờ cùng với sự kiện Đức Phật gặp lại cha mẹ kiếp xưa của mình khi cùng chư tăng khất thực ở Sankassa.

    Những diễn biến hấp dẫn của tập truyện Cha mẹ kiếp xưa sẽ tiếp tục được trình bày trong tập truyện 25 của Bộ truyện tranh Đỉnh núi tuyếtKính mời quý Phật tử tiếp tục theo dõi và thỉnh ấn phẩm.

  • Đỉnh Núi Tuyết Tập 24 – ĐỆ NHẤT HÙNG BIỆN

    115,000 

    Bộ truyện tranh song ngữ Việt – Anh “Đỉnh núi tuyết” bao gồm 100 tập, do Thượng tọa Thích Chân Quang biên soạn, dưới bút vẽ của họa sĩ Hữu Tâm. Bộ truyện kể về cuộc đời của Đức Phật  một cách xác thực, đầy đủ và cuốn hút, với những chi tiết bí ẩn lần đầu tiên được hé mở.

    Đêm đến trong tinh xá Kỳ Viên, tôn giả Nanda cùng trò chuyện với Sadi Rahula về những khó khăn sắp tới trong việc đào tạo và sử dụng hệ thống thám tử bảo vệ Phật và Tăng đoàn. Hôm sau, Sadi Rahula lặng lẽ đi đến một ngôi làng vắng vẻ giữa khu rừng vắng thuộc Kapilavatthu. Đến trước cửa một người phụ nữ mở cửa và xúc động quỳ xuống chào đón Sadi Rahula. Trong ngôi nhà ấy có rất nhiều con người kỳ lạ. Có người khinh công cao cường, phốc một cái đã nhảy lên được nóc nhà. Một người ném các thanh tre xuống nước rồi chạy trên các thanh tre đó để qua bờ bên kia. Có kẻ đang đi bỗng chốc biến mất chỉ còn chiếc áo rơi xuống …
    Trong khi đó tại tịnh xá Kỳ Viên, Đại thần học sĩ nước Avanti Maha Kaccayana cùng với bảy người khác diện kiến Phật đảnh lễ và thỉnh Phật du hóa đến xứ Avanti. Đức Phật nhẹ nhàng thuyết pháp và giảng giải đạo lý cho các vị đại học sĩ đến từ xứ Avanti. Khi Phật hỏi Maha Kaccayana thế nào là Bát chánh đạo, Kaccayana bật đứng dậy và ….
    Vậy ai là đệ nhất hùng biện trong Tăng đoàn của Đức Thế Tôn? Hãy đón xem tập 24 – Đệ nhất hùng biện để tìm hiểu về người đệ tử siêu phàm này của Đức Phật.

X