Sản phẩm – Trang 16 – PHÁP QUANG
Điện thoại hỗ trợ: 083.8462646

Cửa hàng

Hiển thị 181–192 của 363 kết quả

    • Tranh nhân quả khổ nhỏ 0,75m x 1,2m tập 5A, 5B

      340,000 
      5.00 out of 5

      Tranh treo nhân quả khổ nhỏ có kèm hình ảnh minh họa về  thông số làm khung tranh bằng sắt

      *Lưu ý: không bán khung tranh

    • Tranh nhân quả khổ nhỏ 0,75m x 1,2m tập 4A, 4B

      340,000 

      Tranh treo nhân quả khổ nhỏ có kèm hình ảnh minh họa về  thông số làm khung tranh bằng sắt

      *Lưu ý: không bán khung tranh

    • Sách Tranh Nhân Quả tập 5

      145,000 

      Hình ảnh sinh động, đẹp mắt, giải thích rõ các nhân gây ra và quả nhận được trong nhiều đời. Rất thích hợp làm tài liệu dạy con trẻ.

    • Đỉnh Núi Tuyết Tập 27 – KỶ CƯƠNG ĐỆ NHẤT

      120,000 

      Bộ truyện tranh song ngữ Việt – Anh “Đỉnh núi tuyết” bao gồm 100 tập, do Thượng tọa Thích Chân Quang biên soạn, dưới bút vẽ của họa sĩ Hữu Tâm. Bộ truyện kể về cuộc đời của Đức Phật  một cách xác thực, đầy đủ và cuốn hút, với những chi tiết bí ẩn lần đầu tiên được hé mở.

      Tập 27: KỶ CƯƠNG ĐỆ NHẤT
      Đức Phật cùng tăng đoàn trên đường về Kosambi. Trong một khu nhà hoang, Tôn giả Upali sau khi xuất định đã đến thưa Thế Tôn về việc đề ra các điều luật trong Tăng chúng để các vị xuất gia cùng tuân theo, về những điều gì nên làm và những điều gì không nên làm, nhằm tạo nên sự nề nếp và ổn định của tăng đoàn. Đây chính là tiền thân của bộ Giới luật trong Phật giáo sau này.
      Nghe tin Đức Phật đã đến Kosambi, vua Udena rất vui mừng và dự định sẽ đến đảnh lễ Người. Nhưng vua lại thay đổi ý định sau khi nghe một vương phi của mình vừa khóc vừa nói về nỗi ấm ức mà cô đã chịu đựng suốt ba năm qua kể từ lần đầu tiên gặp Sa môn Gotama. Vậy thực hư chuyện này ra sao?
      Một cư sĩ nữ đã có gia đình sau khi xuất gia mới phát hiện mình mang thai, khiến cả kinh thành Savathi xôn xao. Vua Pasenadi phải phái hoàng hậu Mallika đến nghe hai bộ chúng Tăng và Ni phân xử vụ việc. Tôn giả Upali sẽ giải quyết việc này ra sao?
      Một âm mưu đê hèn và khủng khiếp đang nhắm trực tiếp vào Đức Phật, khiến cho ai nấy đều phẫn nộ và đau lòng…
      Kính mời quý vị và các bạn cùng theo dõi những diễn biến tiếp theo trong tập 27- KỶ CƯƠNG ĐỆ NHẤT của bộ truyện tranh Đỉnh Núi Tuyết. 

    • Hơi thở nhiệm mầu

      35,000 

      Hơi Thở là nhu cầu tối thiết yếu của sự sống. Nếu nhịn ăn hơn mười ngày, cơ thể mới nguy hiểm; nếu nhịn uống hơn ba ngày, cơ thể sẽ nguy hiểm; nhưng chỉ cần mất hơi thở trong hai hoặc ba phút là ta chết liền. Thở là lấy khí oxy của trời đất vào phổi, rồi phổi đưa oxy vào trong máu, máu đưa oxy đi khắp cơ thể. Toàn bộ cơ thể đều cần oxy. Nếu thiếu oxy thì sự sống của cơ thể sẽ ngừng lại mà đầu tiên là não, thiếu oxy trong vài phút là não chết ngay. Mà khi não chết rồi thì ta xem như đã qua đời, dù các nội tạng phía dưới vẫn còn tốt. Từ mấy ngàn năm trước, tất cả các pháp tu thời cổ đại đã biết rằng khí công (chữ khí tức là hơi thở), là một công phu đặc biệt khiến cho người ta an ổn tinh thần, mở ra cánh cửa đi vào tâm linh và những điều phi thường, mầu nhiệm. Nếu con người đi tìm sức mạnh thì chính hơi thở cũng giúp họ mở ra con đường có được nội lực.
      Việc tu hành rất gian nan vất vả, không chỉ kiếp này mà còn nhiều kiếp khác. Nếu không có nội lực, chúng ta sẽ không đi tiếp được trên con đường thiền định. Sức khỏe do hơi thở mang đến rất là bền vững. Nó khác với sức khỏe do ta luyện cơ bắp. Sức khỏe do ta luyện cơ bắp nó kéo dài không lâu theo cái luật vô thường của thân xác. Ví dụ, bình thường ta không tập luyện gì đến 50 tuổi ta bắt đầu đổ bệnh, ta suy yếu hết tất cả mà nếu ta biết tập luyện cơ bắp như kéo tạ, nhảy dây… thì 50 tuổi ta không bệnh ta kéo dài được đến 70 tuổi. Đó là tập luyện cơ bắp chỉ kéo dài thêm 20 năm rồi tàn nhưng nếu chúng ta luyện tập sức khỏe theo hơi thở thì nó phải kéo khoảng hơn 100 tuổi. Cho nên có những đạo sĩ sống đến 100 tuổi là chuyện bình thường, trừ nghiệp họ phải chết sớm vì nhân quả thì không ai thoát được dù mình đắc khí công đến cỡ nào rồi cũng phải chết. Nhưng luyện tập hơi thở nó kéo dài hơn luyện tập cơ bắp. Mà cái tồn tại của sức mạnh nội công đó nó theo ta vào cõi chết.
      Nếu ta tu tập hơi thở đúng theo cách mà Đức Phật chỉ dạy thì chúng ta là đệ tử của Ngài. Đồng thời việc tích tụ nội lực bằng cách tập thở hỗ trợ rất lớn cho việc nhiếp tâm vào định về sau. Hiểu được nguyên lý này rồi ta cứ bình thản tu tập hơi thở cho thiện nghệ, khi quen rồi thì tự nhiên hơi thở ra vào đều đặn và niệm khởi không còn.
      Kính mời Quý độc giả cùng đón đọc ấn phẩm HƠI THỞ NHIỆM MẦU để luyện tập hơi thở một cách đúng đắn, chuẩn xác.

    • Bán hết

      Trí tuệ phân biệt thiện ác

      40,000 

      Sách song ngữ Việt-Anh

      TRÍ TUỆ PHÂN BIỆT THIỆN ÁC

      Có người nói” Tôi tu chỉ cần tâm thanh tịnh, không thiện, không ác”. Hiểu như thế rất sai. Vì sao vậy? Vì tâm thanh tịnh là kết quả của một nội tâm thuần thiện. Người có được tâm thuần thiện rồi mới có được thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh rồi, dĩ nhiên ta không nghĩ thiện, không nghĩ ác, nhưng cái gốc của nó vốn là điều thiện.
      Nên chúng ta cần nhớ: CÓ THIỆN MỚI CÓ TÂM THANH TỊNH.
      Tuy nhiên, dù làm được rất nhiều điều thiện nhưng đừng chủ quan, bởi kiết sử vẫn chưa hề hết, những ích kỉ, hơn thua, tham lam, sân hận cực kỳ vi tế vẫn còn tiềm ẩn trong tâm. Chỉ cần ta chủ quan thì thất bại, đổ vỡ đã trực chờ ngay trước mặt. Ví dụ: ta làm việc từ thiện rất nhiều, giúp người, giúp đời, bố thí người này, giúp đỡ người kia… thì đừng vội nghĩ rằng: “Do tôi làm điều thiện nhiều quá, nên tôi không còn là người xấu nữa”. Mà chúng ta phải hiểu rằng: ngày nào mình chưa thành Phật thì những mầm mống của ích kỉ xấu xa chưa hết. Mặc dù có thể nó rất yếu, nhưng nó vẫn còn tồn tại, và chỉ cần ta sơ hở, chủ quan, tự mãn một chút thôi là những kiết sử đó sẵn sàng nổi lên chi phối tâm hồn ta, sai khiến ta làm những điều sai trái, làm ta xấu xa trở lại liền.

      ĐIỀU THIỆN VĨ ĐẠI KHÔNG GÌ BẰNG LÀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO CON NGƯỜI
      Người tu sĩ tu hành chân chính là đem cả cuộc đời mình ươm mầm đạo đức, nên ta hiểu vì sao các vị nhận được sự quý kính từ mọi người. Nếu nhìn một tu sĩ mà ta thấy vị đó tuy hiền lành, thâm trầm, lặng lẽ, nhưng khi cần, dù chỉ một, hai lời cũng có thể dạy cho ta đạo lý thì ta vẫn phải cúi đầu đảnh lễ. Bởi vì chư Tăng Ni chuyên tâm vào điều thiện rất lớn là dạy đạo đức cho con người.
      Nhưng đáng tiếc nếu như hiểu không tới, nếu tu sĩ chỉ chuyên tâm làm việc từ thiện như cứu trợ xóm nghèo này, cứu trợ xóm nghèo kia rồi đăng báo, lên mạng… mà quên tu, quên mất nhiệm vụ chính của mình là dạy đạo đức cho con người thì đó là điều thiện cạn. Cứu trợ từ thiện là một việc rất tốt, nhưng phải nhớ rằng nhiệm vụ chính của người tu sĩ là chịu trách nhiệm về đạo đức và tâm linh cho xã hội. Đó mới là điều thiện tạo ra phước rất lớn.
      Trong Kinh có câu chuyện: Một người ngoại đạo hỏi Đức Phật: “Nếu chúng tôi không tu theo đạo Phật, thì khi chết, chúng tôi có được sinh lên cõi Trời không?” Đức Phật trả lời: “Trong chín mươi mốt kiếp qua, từ hồi tạo thiên lập địa tới bây giờ, ta không thấy một người ngoại đạo nào được sinh lên cõi Trời, trừ một hạng người – đó là người thường hay tuyên giảng về Nhân Quả Nghiệp Báo”.
      Ý của Phật trong câu chuyện này là người nào hay nhắc nhở người khác về luật Nhân Quả Nghiệp Báo, người đó sẽ được phước rất lớn. Vì vậy, từ đây ta phải luôn luôn nhắc nhở người khác về nhân quả. Nếu ta không nói được thì nhờ người khác nói, hoặc tặng sách, tặng băng đĩa về nhân quả. Như vậy, cũng có nghĩa là ta đã giáo hóa được người khác. Đó là một điều thiện lớn.

      -trích từ sách TRÍ TUỆ PHÂN BIỆT THIỆN ÁC-

    X