Trên đường về phương Bắc, Đức Phật và tăng đoàn dừng chân tại Ukkattha. Có bà la môn Ambattha cùng sáu người bạn tới viếng Phật nhưng lại tỏ thái độ rất vô lễ với Người. Bằng trí tuệ và uy đức, Thế Tôn đã khiến Ambattha phải thừa nhận mình sinh ra trong một gia đình có tổ tiên là người hầu của dòng họ Thích Ca, cũng như nhân quả không chừa một ai, dù cho họ có thuộc giai cấp nào…
Mùa đông đã đến. Đức Phật sẽ tịnh cư ba tháng, trong thời gian này Người sẽ không tiếp ai cả. Cũng ở nơi lạnh lẽo hoang vắng này, Rahula lần đầu tiên được thấy sư tử, loài vật được mệnh danh là vua của muông thú.
“Này các tỳ kheo, một tỳ kheo ngồi nơi thanh vắng, với chánh niệm tỉnh giác, cảm giác khắp toàn thân, quán thân này là vô thường tạm bợ, rồi an trú trong hơi thở. Hơi thở vào, vị ấy biết hơi thở vào. Hơi thở ra, vị ấy biết hơi thở ra. Lặng lẽ biết mà không điều khiển…” Phương pháp luyện thở có tầm quan trọng như thế nào đối với đời tu và thiền định của một hành giả?
Một nền chánh pháp muốn tồn tại lâu bền cần phải có đủ sáu yếu tố: Bậc đạo sư cao siêu, giáo pháp chân chính sâu sắc, các đệ tử được dạy dỗ kỹ lưỡng, hệ thống truyền bá mạnh mẽ, được vua hay pháp luật bảo vệ và cuối cùng là có khả năng vũ lực để tự bảo vệ mình…
Các giáo sĩ ngoại đạo lại bàn kế mưu hại Phật và tăng đoàn. Lần này họ táo tợn hơn, nhắm vào chính hoàng cung của vua Pasenadi nhằm gây nhiễu loạn triều chính, từ đó dễ dàng xuống tay với Phật …
Cả tinh xá vui mừng ra đón Thế Tôn. Người đã về đến Kỳ Viên…
Kính mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp tập 33- VẦNG SÁNG MÀU HOÀNG KIM của bộ truyện tranh Đỉnh Núi Tuyết.
[Sách song ngữ Việt- Anh]
ĐAU KHỔ DO ÍCH KỶ, HẠNH PHÚC DO VỊ THA
Có một gia đình trí thức giàu có, người cha bị bệnh lao phổi phải nhập viện điều trị. Những người con thay phiên nhau vào chăm sóc cha. Người nào đến phiên vào viện cũng đeo khẩu trang vì sợ lây bệnh. Ở trong phòng cũng có một ông già đang điều trị bệnh lao. Anh con trai ở quê lên nuôi cha một mình, và không bao giờ đeo khẩu trang.
Khi anh ra hành lang, người con của gia đình trí thức hỏi: “Sao anh | không đeo khẩu trang?” Anh kia nói:
Đeo cũng được, nhưng thấy tội nghiệp ông già. Sợ ông nghĩ mình gớm rồi ông tủi thân, mặc cảm, tội nghiệp ổng. Nuôi mình từ nhỏ đến lớn ông không sợ bẩn, bây giờ ông bệnh một chút thì mình lại sợ. Kệ. Đời sống chết có số”.
Nghe rồi người con trí thức suy nghĩ lại: “Anh này là nông dân có vẻ ít học nhưng những điều anh suy nghĩ, những điều anh làm lại rất cao cả, sâu sắc. Còn mình thì trí thức biết đủ thứ mà điều mình làm thật cạn cợt. Mình nghĩ tới bản thân nhiều hơn nên mình lo sợ, khó chịu, khổ sở. Anh ấy biết nghĩ cho người khác nên anh sâu sắc hơn, thanh thản hơn, không còn cái lo sợ nữa”.
Cùng là nuôi người cha già bị bệnh nhưng một người thì khó chịu, khổ sở vì sợ lây bệnh. Còn chàng hai lúa kia thanh thản, không lo sợ, không khổ vì anh chỉ nghĩ tới cha mình.
Như vậy ta thấy nguyên nhân thật sự của đau khổ hay hạnh phúc nằm ở trong tâm. Ta đau khổ do vị kỷ, ta hạnh phúc bởi vị tha. Và như thế, trí thức chưa chắc đem lại đạo đức, vị tha; mà muốn có đạo đức chúng ta phải tu luyện, huấn tập, tư duy, chiêm nghiệm về nó.
Trích sách “Đứng nhìn hạnh phúc”
PHÁP HOA CHÂN NGHĨA
DIỄN GIẢI Ý NGHĨA THỰC SỰ CỦA BỘ KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Pháp Hoa là một bộ kinh lớn của Phật giáo Đại thừa và được rất nhiều tín đồ Phật tử suốt cả miền Đông Á và Trung Hoa, Tây Tạng, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam hằng thọ trì đọc tụng và tu tập. Bộ kinh này từ xưa đến nay đã có rất nhiều vị đã tuyên giảng, nhưng một điều bí hiểm khó hiểu là bộ kinh chứa đựng quá nhiều nghĩa.
Kinh Pháp Hoa là bộ kinh bí mật, có nhiều nghĩa, và còn ẩn chứa sự linh thiêng mầu nhiệm. Điều này được chứng minh từ xưa đến nay. Có rất nhiều người tụng kinh Pháp Hoa đã tìm được sự cảm ứng vi diệu.
Vì vậy, khi tụng kinh Pháp Hoa, nếu chúng ta không thể hiểu được ý nghĩa bí mật nằm sau lời giảng thì chúng ta chưa hiểu hết ý nghĩa trong kinh Pháp Hoa. Đây là điều rất khó. Chúng ta có thể đọc rất nhiều một cách thích thú, cũng giống như một người ngắm cành hoa sen đẹp rực rỡ, trong lòng họ cảm thấy rất thích thú vậy. Nhưng để hiểu được cành hoa sen đó tượng trưng cho điều gì thì thật là khó.
Nếu chúng ta tìm được ý nghĩa chính xác nhất thì đây là phước duyên lớn của chúng ta, và chúng ta có thể áp dụng được trong tâm hồn mình, trong cuộc đời tu tập của mình, và chúng ta sẽ đạt được lợi ích lớn nhất.
Công ty TNHH Văn hóa Pháp Quang xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “ Pháp Hoa Chân Nghĩa”. Kính chúc quý Phật tử thấu triệt thâm ý vi diệu trong kinh, thụ nhận và hành trì đúng con đường tu tập của các bậc chân tu, các vị Bồ tát.
Kinh Kim cang thuộc hệ thống kinh điển Đại thừa, có tên là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Hệ thống kinh điển Đại thừa xuất hiện khoảng từ hai trăm đến sáu trăm năm sau khi Phật nhập Niết Bàn. Nhân vật chính trong kinh là ngài Tu Bồ Đề, một nhân vật kiệt xuất, biểu tượng của một hạng người có trí tuệ Bát Nhã sâu sắc để hiểu về tánh Không của Phật.
Bản kinh Kim Cang này được dịch từ bản chữ Nho thông dụng của ngài Cưu Ma La Thập mà Phật giáo Việt Nam chúng ta vẫn dùng, các trường Phật học vẫn dùng. Trong đó bản tiếng Trung Hoa phân thành hai mươi bốn đoạn, nhưng khi dịch lại chúng tôi bỏ những đoạn phân cách đó để bài kinh được liên tục xuyên suốt.
Nếu có người nghiên cứu kinh bộ Đại Bát Nhã, khoảng sáu trăm quyển, gồm rất nhiều bài kinh, như Tiểu phẩm Bát Nhã, Hộ Quốc Nhân Vương Bát Nhã, Đại phẩm Bát Nhã, v.v… thì sẽ thấy trong đó chỉ nói lý Không, mà dùng những ngôn từ trừu tượng, chỉ có trong ngôn ngữ cổ Sankrit, còn những ngôn ngữ hiện đại nhất ngày nay không có từ ngữ nào để diễn tả lại nghĩa lý trừu tượng của kinh điển Bát Nhã.
Do đó, nếu một người muốn nghiên cứu hệ thống kinh điển Bát Nhã thì họ phải là một học giả chuyên sâu, biết rõ nghĩa từ thì mới hiểu được kinh Bát Nhã. Hầu hết chúng ta khi mở bộ kinh Bát Nhã chỉ đọc được một hai trang thì đóng lại vì không hiểu gì cả, do những ngôn từ cực kỳ phức tạp, mà nghĩa lý về tánh Không lại quá trừu tượng, vượt khỏi đời sống bình thường của con người.
Chính vì lý do đó nên chúng tôi mong ước diễn giải bộ kinh Kim Cang để Phật tử chúng ta có thể thấu triệt nghĩa lý thâm sâu này, và với mục đích đưa lý Không đạt đến ý nghĩa rõ ràng nhất để chúng sinh dễ dàng tu tập hơn.
Nguyện đem công đức này hướng về khắp thế giới cùng tất cả chúng sinh đều trọn thành Phật đạo.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Cái chết khủng khiếp của ông chủ lò giết heo sống ở Vương Xá khiến cho mọi người sợ hãi.
“Này các vị Tỳ kheo, chúng sinh vì duy trì sự sống của mình mà đoạt lấy sự sống của loài khác là đã tạo ra nhiều ác nghiệp…”, Tôn giả Sariputta nói với đại chúng.
Người giết thịt các con vật đã chịu tội như vậy, thì những người ăn thịt từ nơi người giết đó quả báo sẽ ra sao? Phải làm gì để diệt trừ bớt ác nghiệp sát sinh khi ta vẫn chưa thể từ bỏ hoàn toàn các món ăn huyết nhục được?
Kết thúc mùa an cư , Đức Phật cùng các Tỳ kheo về lại Vương Xá thành từ khu rừng ở ngôi làng Gaya. Tôn giả Moggallana xin phép Thế Tôn và Tôn giả Sariputta cùng vài Tỳ kheo đi theo mình du hành vài nơi để độ người cần độ.
Khi dừng chân ở khu rừng Nai, xứ Bhagga, một ác ma đã nhập vào bụng Tôn giả Moggallana. Qua cuộc trò chuyện của Tôn giả với ác ma ấy, ta được biết sự thật đáng ngạc nhiên về Tôn giả và quyền lực cũng như dã tâm của một Ma Vương.
Các vị Phạm Thiên đầy uy lực, phước báu phủ trùm trú tại cõi trời Phạm Thiên rực rỡ, đầy vi diệu nhưng vẫn bị chi phối, kiểm soát bởi tâm ma, vẫn nói lên những lời kiêu mạn, vẫn đầy tà kiến…Chư Thiên còn như thế, chúng sinh nghiệp dày phước mỏng còn như thế nào? Đức Phật đã hàng phục ác ma ra sao?
Thế Tôn đưa Tôn giả Rahula cùng một số vị Tỳ kheo đi về hướng Bắc, nơi có dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ…
Kính mời quý vị và các bạn cùng theo dõi tiếp tập 32- HÀNG PHỤC MA VƯƠNG với những tình tiết vô cùng hấp dẫn.
NHỮNG TÂM NIỆM XẤU ĐÃ KHỞI LÀM SAO HOÁ GIẢI?
HOW TO FIX WHEN YOU HAD EVIL THOUGHTS?
(English version below)
Ở đây chúng ta sẽ xét cách hóa giải trong hai trường hợp:
Thứ nhất là ý nghĩ xấu khởi lên, có thể là ngay lúc đó hoặc trong vòng một, hai ngày sau mình biết đó là sai liền.
Ví dụ có cậu bé chèn qua xe mình, người kia khởi ý nghĩ muốn đánh nó mấy cái. Ngay lúc đó hoặc chiều về, ông mới phát hiện cái ý nghĩ đó là sai thì phải lập tức tác ý sám hối và đến trước bàn thờ Phật khấn nguyện: “Lạy Phật, sáng nay con có khởi ý nghĩ ác là muốn đánh cậu bé, con xin sám hối ý nghĩ sai lầm này, xin cho con không bao giờ thực hiện việc xấu đó. Xin Phật gia hộ giữ gìn tâm cho con để lòng con lúc nào cũng thương yêu con người, mong cậu bé sẽ trở thành người tốt, đàng hoàng, không gây hại cho ai. Xin cho cậu bé chạy xe an toàn, không nông nổi bốc đồng, lạng lách như thế nữa”.
Lời nguyện chân thành tha thiết này xóa đi tâm xấu mà ta lỡ nghĩ bậy, nó không biến thành hành động nữa mà thay vào đó là tâm niệm thiện, kết duyên lành với chúng sinh.
Thế là năm kiếp sau ông vẫn gặp lại thằng bé và nó vẫn sẽ dẫm lên chân ông một cái, nhưng thay vì nổi sân đánh mắng thì ông chỉ nhẹ nhàng xoa đầu đứa nhỏ và nói: “Này cháu, lần sau đi lại nhớ cẩn thận đừng để dẫm lên chân ai nữa nhé. Nhà cháu ở đâu? Bố mẹ cháu là ai? Đi qua chùa lạy Phật cùng bác nha”. Sở dĩ ông có thể kiên nhẫn ân cần khuyên bảo như vậy là vì năm kiếp trước ông đã nguyện với Phật cầu cho cậu bé trở thành người tốt, và nhờ tâm tốt đó mà khi ông nói, cậu bé thấy thương và nghe theo.
Thứ hai, trường hợp chúng ta biết là bản thân đã từng khởi quá nhiều ý nghĩ ác trong quá khứ nhưng bây giờ không còn nhớ cụ thể thì chúng ta phải làm sao? Hàng ngày chúng ta phải quỳ trước Phật để cầu xin sám hối:
“Lạy Phật, trong suốt cuộc đời của con vừa qua đã rất nhiều lần con khởi ác tâm với người, đã có lần con muốn hại người, đã có lần con muốn đánh người, muốn hạ nhục người,… vì những ý nghĩ xấu ác nhiều quá và cũng đã lâu lắm rồi con không còn nhớ nữa. Con e sợ điều đó sẽ xảy ra trong vị lai, con không muốn điều đó xảy ra. Con rất hối hận trước những ý nghĩ xấu xa của mình và tha thiết nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ giữ gìn để con không bao giờ khởi ác tâm nữa.
Xin Phật cho con sám hối hết những ý nghĩ xấu ác con đã từng khởi trong vô lượng kiếp quá khứ, dù con còn nhớ hay không còn nhớ, dù ý nghĩ ác đó là thoáng qua hoặc kéo dài. Xin cho con sẽ kết được duyên lành với những chúng sinh con đã khởi ác tâm, xin cho con biết kiên nhẫn, biết yêu thương và sẽ đưa người đó về với Phật đạo.
Cầu xin cho tất cả chúng sinh ai cũng được tâm ý thanh tịnh, thiện lành để đừng gây ác nghiệp. Ai đã lỡ khởi tâm xấu đều biết quỳ trước Phật sám hối ăn năn để tránh tạo nghiệp sau này. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”.
Nếu mỗi ngày chúng ta đều tha thiết sám hối và đọc lời cầu nguyện như thế, liên tục trong khoảng ba đến năm tháng thì suốt mấy chục năm đã qua, đã bao nhiêu lần chúng ta khởi ác tâm nó sẽ xóa sạch hết và mất luôn, những ý nghĩ xấu ác trong quá khứ sẽ được hóa giải, xóa đi. Còn muốn xóa ý nghiệp xấu từ vô lượng kiếp thì phải sám hối dài dài hơn nữa. Những kiếp sau ta gặp lại những người mà mình đã từng giận họ thì ta cũng sẽ không phản ứng, thay vào đó là sự ân cần hỏi han, nhẹ nhàng khuyên bảo, mời người đi ăn, rủ người đi chùa, tặng người vài quyển Kinh, đưa vài đĩa giảng pháp để người ta nghe… để kết duyên lành với họ.
HOW TO FIX WHEN YOU HAD EVIL THOUGHTS?
There are two cases:
The first is we recognize we’re wrong right after having bad thoughts or a couple of days later.
For example, the man who wanted to beat the boy above. At that time or in the afternoon, he found that he was wrong to have such evil thoughts. He then came to the altar of Buddha to pray, “Venerable Buddha, this morning I wished to beat the boy. Please let me repent of this wrong thought and never carry out it. May Buddha bless me to force my mind always to love people and I hope that the boy will become a good person. May Buddha bless the boy to drive carefully.”
This earnest and sincere prayer will remove the man’s evil thoughts; thus, it won’t turn into action. Moreover, he wishes for a good relationship with the boy.
So five lives later, he will still meet the boy and tread on his foot, but instead of getting angry and beat the boy, the man will gently say, “Be careful not to trample anyone. Where do you live? Who are your parents? Go to worship Buddha in a pagoda with me.” The reason the man can patiently advise the boy is his prayer to Buddha for the boy to become good, and thanks to it, the boy will feel compassion toward the man and listen to him.
The second case is when we know we had too many evil thoughts but don’t exactly know what they were, what should we do? – Every day we have to kneel before Buddha to repent:
“Venerable Buddha, I have had evil thoughts of others, wanted to harm, beat, and insult them throughout my life. Because I have so many evil ideas and since long ago that I cannot remember all. I fear that they will happen in the future, and I don’t want them at all. I am very remorseful about that and pray for the blessings of the Three Jewels so that I will never start evil thoughts again.
May Buddha forgive all my past evil thoughts whether I can remember them or not, whether they flashed into my mind or lasted for a long time. Please bless me to have a good relationship with sentient beings I had terrible thoughts of and to be patient with them, love them, and bring them to Buddhism.
May Buddha bless all beings to have a pure, calm, and virtuous mind to avoid bad karma. Whoever has terrible thoughts will kneel down before Buddha to make repentance. Namo Shakyamuni Buddha.”
If every day we earnestly repent and pray like that for about three to five months continuously, then our evil thoughts over decades will be eradicated. In the case of evil thoughts from countless lives before, we need more times. And next life, when we see the people we have evil thoughts/relationships with them, we won’t feel angry with but gently ask after them, invite them to go somewhere to eat or to go to a pagoda, give them a sutta, some discs of Buddhist lectures, etc. to set up a good relationship with them.
From “The path of mind” Book – Ven. Thich Chan Quang.
SÁM HỐI NHỮNG TÂM NIỆM XẤU ĐÃ KHỞI
“Lạy Phật, trong suốt cuộc đời của con vừa qua đã rất nhiều lần con khởi ác tâm với người, đã có lần con muốn hại người, đã có lần con muốn đánh người, muốn hạ nhục người,… vì những ý nghĩ xấu ác nhiều quá và cũng đã lâu lắm rồi con không còn nhớ nữa.
Con e sợ điều đó sẽ xảy ra trong vị lai, con không muốn điều đó xảy ra. Con rất hối hận trước những ý nghĩ xấu xa của mình và tha thiết nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ giữ gìn để con không bao giờ khởi ác tâm nữa.
Xin Phật cho con sám hối hết những ý nghĩ xấu ác con đã từng khởi trong vô lượng kiếp quá khứ, dù con còn nhớ hay không còn nhớ, dù ý nghĩ ác đó là thoáng qua hoặc kéo dài. Xin cho con sẽ kết được duyên lành với những chúng sinh con đã khởi ác tâm, xin cho con biết kiên nhẫn, biết yêu thương và sẽ đưa người đó về với Phật đạo.
Cầu xin cho tất cả chúng sinh ai cũng được tâm ý thanh tịnh, thiện lành để đừng gây ác nghiệp. Ai đã lỡ khởi tâm xấu đều biết quỳ trước Phật sám hối ăn năn để tránh tạo nghiệp sau này. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”.
Trích sách “Con đường tâm”
– 100 x 140 cm: chất liệu Giấy ảnh cán lụa
TRANH HIỆN ĐANG PHÁT HÀNH TẠI:
Công ty TNHH Văn Hóa Pháp Quang
28 Hoàng Diệu, P.10, Q. Phú Nhuận, TP. HCM.
SĐT: (028) 38 462 646 – (028) 668 37989
LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG:
Website: https://congtyphapquang.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/CongtyPhapQuang/
✅ Kích thước:
– 60 x 80 cm: Chất liệu Gỗ thường
?Tranh hiện đang phát hành tại:
Công ty TNHH Văn Hóa Pháp Quang
28 Hoàng Diệu, P.10, Q. Phú Nhuận, TP. HCM.
SĐT: (028) 38 462 646 – (028) 668 37989
[Sách song ngữ Việt- Anh]